Mẫu bướu sau khi được tách ra khỏi cơ thể thú sau phẫu thuật thì được ngâm trong dung dịch formol 10% có dung dịch đệm và được đưa đến phòng Vi thể - Trạm Chẩn
Đoán Xét Nghiệm và Điều Trịđể tiến hành làm tiêu bản vi thể.
Phương pháp làm tiêu bản vi thể:
- Cắt từng miếng nhỏ có kích thước từ 1 – 2 cm ở nhiều vị trí khác nhau của mẫu. - Cốđịnh chúng trong dung dịch bouine 24 h.
- Rửa dung dịch bouine dưới vòi nước sạch. - Khử nước bằng alcool: + Ethylic 700C/2 h. + Ethylic 800C/2 h. + Ethylic 900C/2 h. + Xylen 1 : 1h. + Xylen 2 : 2h.
- Ngâm mẫu trong parfin lỏng để trong tủấm 500C/8 – 12 h. - Đúc block parafin.
- Cắt mẫu bằng dụng cụ cắt chuyên dùng ởđộ dày 2 – 5 µ m.
- Nhuộm HE.
- Dán lên lam bằng keo lòng trắng trứng. - Đưa lam vào tủấm 560C/12 h.
- Nhuộm mẫu bằng hematoxylin qua các bước: + Tẩy paraffin bằng toluene 3 lần, mỗi lần 5 phút. + Rửa toluene bằng alcool ethylic absolute. + Rửa bằng nước sạch và cọ rửa bằng sáp.
+ Nhuộm Hematoxylin/3 phút.
+ Rửa bằng nước sạch và để khô.
+ Tẩy nước bằng dung dịch isopropylic 1000 lặp đi lặp lại 3 lần, 5 phút cho mỗi lần.
+ Nhuộm Eosine (Y) trong 2 phút.
+ Để khô sau đó dán lên lam bằng keo chuyên dụng.
+ Mẫu được quan sát và chẩn đoán tế bào trên kính hiển vi ở độ phóng đại 100 và 400.
- Đọc, ghi kết quả, mô tả bệnh tích và chụp tiêu bản vi thể tại Phòng Giải phẫu
Bệnh Lý – Khoa Chăn Nuôi-Thú Y – Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬLÝ SỐLIỆU
Số liệu được xử lý bằng trắc nghiệm Chi bình phương χ2
(phần mền minitab 12.21).
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TỶLỆCHÓ BỊBƯỚU TRÊN TỔNG SỐCHÓ TỚI KHÁM
Qua thời gian khảo sát thực tế các trường hợp bướu trên chó tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 26/02/2007 đến 26/06/2007, chúng tôi ghi nhận được 63 trường hợp chó bị bướu và 79 trường hợp chó bị mộng mắt trong tổng số chó tới khám và điều trị tại trạm là 3204 con.
Theo kết quả xét nghiệm của Trần Thị Hồng Vân (2003) thì những trường hợp mộng mắt trên chó là do sự triển dưỡng của tuyến Meibomain (tuyến bã nhờn) quá mức kèm theo viêm tuyến lệ và xung huyết, tích dịch… các trường hợp khác do viêm mãn tính. Ngoài ra các yếu tố gây kích ứng như bụi, lông mi đâm vào mắt… lâu ngày cũng gây nên mộng mắt. Do đó tỷ lệ bướu trên chó chúng tôi khảo sát được là 1,97%.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả khảo sát của Trần Thị Hồng Vân (2003) đã ghi nhận được tỷ lệ bướu trên chó là 1,58% và Đặng Lê Thanh Hồng (2005) là 1,32% khảo sát tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật, đồng thời thấp hơn kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2003) là 2,26% tại cùng một
địa điểm khảo sát.
Trên thực tế các trường hợp bướu trên chó còn có thể cao hơn nữa do các loại bướu bên trong nội quan ít được phát hiện.
4.2 TỶLỆCHÓ BỊBƯỚU THEO HỆTHỐNG CƠTHỂ
Khảo sát 63 trường hợp bướu trên cơ thể chó chúng tôi nhận thấy bướu xuất hiện trên 4 hệ thống cơ thể ở 16 vị trí khác nhau và những khối u trong xoang bụng không xác định rõ nằm trên cơ quan nào trong xoang bụng do kết luận từ việc siêu âm và chúng tôi không có điều kiện mổ để xác định vị trí chính xác của khối u đó. Kết quả các vị trí xuất hiện của bướu được trình bày qua bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1. Vịtrí xuất hiện các trường hợp bướu Số lượng Tỷ lệ Hệ thống Vị trí (con) (%) Sinh dục Âm đạo, tử cung 5 7,94 U nang buồng trứng 5 7,94 Dương vật 4 6,35 Tuyến tiền liệt 1 1,59 Tổng cộng 15 23,81 Bàng quang 4 6,35 Tiết niệu Tuyến thượng thận 1 1,59 Tổng cộng 5 7,94 Vú 13 20,63 Chân 7 11,11 Lưng, hông 6 9,52 Da Bụng, ngực 5 7,94 Cổ, vai 3 4,76 Tai 2 3,17 Mí mắt 1 1,59 Tổng cộng 37 58,73 Miệng 1 1,59
Tiêu hoá Hậu môn 1 1,59
Lách 1 1,59
Tổng cộng 3 4,76
Không rõ Xoang bụng 3 4,76
Tổng cộng 63 100
Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy bướu da là xuất hiện nhiều nhất trong các hệ
thống của cơ thể chiếm tỷ lệ 58,73%, bướu ở hệ thống tiêu hoá là thấp nhất chiếm tỷ lệ
Bướu da xuất hiện nhiều nhất (58,73%) nguyên nhân có thể là do da là cơ quan
bao bọc bên ngoài cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể nên dễ tiếp xúc trực tiếp hoặc cọ sát lâu ngày với các hoá chất gây ung thư. Do đó da dễ bị
bướu hơn so với các cơ quan khác. Mặt khác theo Andersen (1968) và một số nhà khoa học (trích dẫn Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2003) cũng cho rằng các tia bức xạ điện từ như tia X, các chất phản xạ như Plutonium cũng là nguyên nhân gây nên bướu da trên chó.
Hình 4.1: Bướu cổ
Hình 4.2: Bướu chân
Trong các loại bướu da thì bướu vú chiếm tỷ lệ cao nhất 13 ca trong 37 ca bướu ở
da (chiếm tỷ lệ 35,16%).qua khảo sát chúng tôi nhận thấy bướu thường xuất hiện ở hai hàng vú sau cùng. Theo Warner (1976) và E. Moult (1990) (trích dẫn Huỳnh Thanh Giang, 2004) do các tuyến vú sau có nhiều nốt tăng sinh hơn các tuyến còn lại. Chúng
có thể là các nốt tiền tân bào. Kết quả khảo sát này tương đương với kết quả khảo sát
của Huỳnh Văn Hưu (1999) và Trần Thị Hồng Vân (2003).
Hình 4.3: Bướu vú
Bướu ở hệ thống sinh dục cũng chiếm tỷ lệ khá cao (15 trường hợp chiếm tỷ lệ
23,81%), chiếm vị trí thứ hai sau bướu da. Nguyên nhân có thể là do chó bị nhiễm virus tạo thành bướu lây qua đường sinh dục. Chúng tôi nhận thấy bướu trên hệ thống sinh dục chó cái cao hơn trên chó đực, nguyên nhân có thể là do chó cái mẫn cảm hơn chó đực. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát của Huỳnh Văn Hưu (1999) và Trần Thị Hồng Vân (2003).
Hình 4.4: Bướu dương vật
Bướu trên hệ thống tiết niệu chiếm tỷ lệ 7,945% trong đó có 4 trường hợp nằm ở
siêu âm phát hiện được. Có 1 trường hợp bướu ở trên tuyến thượng thận chúng tôi phát
hiện được là do trong quá trình siêu âm khi phát hiện được khối u trong xoang bụng chủ chó đã chấp nhận cho chúng tôi tiến hành phẫu thuật mổ xoang bụng để cắt bỏ
khối u đó.
Hình 4.5: Bướu tuyến thượng thận
Hình 4.6: Hình siêu âm phát hiện khối u xoang bụng (mổxoang bụng phát hiện ra bướu trên tuyến thượng thận, khối u bên trái lớn hơn bên phải)
Bướu trên hệ thống tiêu hoá là thấp nhất chiếm tỷ lệ 4,76% trong đó có 3 trường hợp nằm ở 3 vị trí khác nhau đó là miệng, hậu môn, lách. Bướu ở lách có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,59% chúng tôi phát hiện được cũng là do sự đồng ý của chủ chó cho tiến hành mổ khi siêu âm phát hiện ra khối u trong xoang bụng.
4.3 TỶLỆCHÓ CHÓ BỊBƯỚU THEO TUỔI
Theo Martine Mialot và Marie Lagadie (1990) cho rằng “ tuổi là chỉ tiêu đầu tiên trong nghiên cứu dịch tể học về bướu trên chó” (trích dẫn Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2003). Chó càng già thì nguy cơ bị bướu càng cao. Do đó chúng tôi tiến hành khảo sát chó bị bướu theo 4 nhóm tuổi và ghi nhận kết quả qua bảng 4.2 sau:
Bảng 4.2. Tỷlệchó bịbướu theo tuổi Tuổi Số chó khảo sát (con) Số chó bị bướu (con) Tỷ lệ (%) ≤ 1 năm 1356 4 0,29 > 1-5 năm 1236 13 1,05 > 5-10 năm 522 31 5,94 > 10 năm 90 15 16,67 Tổng số 3204 63 1,97
Từ kết quả khảo sát ở bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét như sau: bướu xuất hiện ở
tất cả các lứa tuổi từ nhỏ hơn 1 năm tuổi đến trên 10 năm tuổi. Trong đó nhóm chó dưới 1 năm tuổi có tỷ lệ thấp nhất (0,29%), cao nhất là nhóm chó trên 10 năm tuổi
(16,67%) và tỷ lệ bướu tăng theo tuổi chó.
Theo Nguyễn Văn Khanh (2004) thì việc tạo thành bướu cần có một thời gian tiềm phục lâu dài nên bườu thường xuất hiện trên thú già. Ngoài ra nếu bị ung thư do
độc tố thì chó lớn mẫn cảm hơn do khả năng chịu đựng độc tố cao làm chất độc tích tụ
lâu trong cơ thể. Còn đối với chó con, khi nhiễm độc tố lâu ngày do cơ thể chưa đủ sức kháng lại nên chết ngay (Dương Thanh Liêm, 2006).
Tỷ lệ chó bị bướu ở nhóm dưới 1 tuổi thấp nhất (0,29%) có thể là do chó con chưa tiếp xúc nhiều với tác nhân gây ra bướu như là tia cực tím, chất độc… các gen
sinh ung thư còn tiềm ẩn chưa đủ thời gian để tạo thành bướu đồng thới sức đề kháng của nhóm tuổi này với độc tố là thấp nên chó dễ bị chết trước khi bướu xuất hiện.
Tỷ lệ bướu ở nhóm chó 1-5 năm tuổi là 1,05% cao hơn nhóm chó ở lứa tuổi dướu 1 năm vì nhóm này có quá trình sống lâu hơn, hấp thu, tích tụ nhiều các hoá chất độc hại nhiều hơn nhóm chó dưới 1 năm tuổi nên bướu dễ phát triển hơn. Theo Nguyễn Thị Hoàng Yến (2003) thì lứa tuổi từ 1-5 năm có đời sống sinh dục mạnh mẽ nên sẽ dễ
bị nhiễm papovavirus. Đây là một loại virus lây lan qua đường giao phối và có khả
năng tạo khối u trên đường sinh dục.
Tỷ lệ chó bị bướu ở nhóm tuổi 5-10 năm tăng đột biến 5,94%. Theo chúng tôi thì lứa tuổi này vẫn nằm trong lứa tuổi có đời sống sinh dục mạnh nên dễ bị nhiễm papovavirus, chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bắt đầu giảm, các chất độc tích tụ trong cơ thể bắt đầu bộc phát…chính những nguyên nhân trên mà làm cho
tỷ lệ bướu trên chó ở nhóm tuổi này tăng cao.
Tỷ lệ chó bị bướu ở nhóm chó trên 10 năm là cao nhất 16,67%. Nguyên nhân: do chó càng già thì sức đề kháng càng suy giảm, do sự tích tụ các chất độc trong cơ thể
(độc tố nấm mốc, kim loại nặng…) mà trong quá trình sống thú đã vô tình ăn phải hoặc hấp thụ phải bây giờ có cơ hội bộc phát mạnh. Bruce Fogle (2002) cho rằng thú già có nguy cơ bị bướu cao hơn là do có sự hình thành các gen hư hại (trích dẫn Đặng
Lê Thanh Hồng, 2005).
4.4 TỶLỆCHÓ BỊBƯỚU THEO NHÓM GIỐNG
Hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều giống chó khác nhau, ngoài những giống thuần chủng thì cũng còn rất nhiều nhóm chó lai. Do đó việc thống kê cụ thể tỷ
lệ bướu trên những giống chó tại Tp. Hồ Chí Minh là rất khó. Chính vì vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi chia thành hai nhóm giống chó để dễ khảo sát đó là nhóm giống chó nội và nhóm giống chó ngoại. Kết quảđược trình bày qua bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tỷlệchó bịbướu theo nhóm giống chó Nhóm giống chó Số chó khảo sát (con) Số chó bị bướu (con) Tỷ lệ P (%) Nhóm giống chó nội 1134 37 3,26 Nhóm giống chó ngoại 2070 26 1,26 < 0,05 Tổng cộng 3204 63 1,97
Qua bảng 4.3 cho ta thấy tỷ lệ bướu trên nhóm giống chó nội (3,26%) cao hơn tỷ
lệ bướu trên nhóm giống chó ngoại (1,26%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Từ đó cho thấy yếu tố giống chó có liên quan tới tỷ lệ bướu trên chó. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do nhóm giống chó nội thường ít nhận được sự quan tâm, chăm sóc, bản thân chúng không có giá trị mua bán cao, cùng với tập quán nuôi thả rong, ít quản lý nên chúng hay ăn những thức ăn dư thừa, ôi thiu, những thức ăn có chứa nhiều độc tố, chất độc (độc tố nấm mốc: Aflatoxin, Ochratoxin, sterimayocystin…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…), thức ăn có chứa các kim loại nặng... mà chúng có thể gặp trên đường các chất độc này được hấp thu vào trong cơ thể, dần dần tích tụ gây nên bướu trên chó. Trong khi những nhóm giống chó ngoại bản thân chúng có giá trị mua bán cao nên chúng thường được quan tâm, chăm sóc, quản lý tốt nên việc chúng tiếp xúc với những tác nhân gây ung thư là rất ít. Chính vì vậy mà tỷ lệ
bướu trên nhóm giống chó ngoại ít hơn tỷ lệ bướu trên nhóm giống chó nội.
Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thị
Hoàng Yến (2003) tại cùng địa điểm khảo sát và Đặng Lê Thanh Hồng (2005) khảo sát tại trạm Phòng Chống Dịch - Kiểm Dịch Động Vật Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh.
4.5 TỶLỆCHÓ BỊBƯỚU THEO GIỚI TÍNH
Có nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ bướu xẩy ra trên chó cái và chó đực có sự khác biệt, chó cái dễ bị bướu hơn chó đực. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo
Bảng 4.4: Tỷlệchó bịbướu theo giới tính Giới tính Số chó khảo sát (con) Số chó bị bướu (con) Tỷ lệ P (%) Đực 1542 24 1,56 Cái 1662 39 2,35 Tổng cộng 3204 63 1,97 < 0,05
Kết quả khảo sát cho thấy: tỷ lệ bướu trên chó cái là 2,35% cao hơn trên chó đực
(1,56%). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học (P<0,05). Có nghĩa là phái tính có liên quan tới tỷ lệ bướu trên chó. Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Hoàng Yếu (2003) với tỷ lệ chó cái bị bướu (2,99%) cao hơn tỷ lệ bướu trên chó đực (1,52%).
Hình 4.8: Bướu tửcung
Bảng 4.5: Tỷlệxuất hiện các trường hợp bướu theo giới tính Đực Cái Vị trí bướu Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Vú 2 3,17 11 17,46 Tử cung, âm đạo 0 - 5 7,94 U nang buồng trứng 0 - 5 7,94 Dương vật 4 6,35 0 - Tuyến tiền liệt 1 1,59 0 - Chân 3 4,76 4 6,35 Lưng, hông 3 4,76 3 4,76 Bụng, ngực 3 4,76 2 3,17 Cổ, vai 2 3,17 1 1,59 Xoang bụng 2 3,17 1 1,59 Bàng quang 1 1,59 3 4,76 Tai 0 - 2 3,17 Mắt 1 1,59 0 - Miệng 1 1,59 0 - Hậu môn 0 - 1 1,59 Tuyến thượng thận 0 - 1 1,59 Lách 1 1,59 0 - Tổng cộng 24 38,10 39 61,90
Kết quả khảo sátchúng tôi thấy trong 63 trường hợp chó bị bướu thì có đến 39
trường hợp là bướu xuất hiện trên chó cái chiếm tỷ lệ 61,90% cao hơn so với chó đực là 38,10%. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Nguyên nhân của sự
khác biệt này là do tỷ lệ bướu vú ở chó cái (17,46%) cao ở chó đực (3,17%) và tỷ lệ
bướu trên cơ quan sinh dục chó cái chiếm 15,88% cao hơn so với chó đực chỉ chiếm 7,94%.
(con) lượng lượng (%) (%) (con) (con) Tử cung, âm đạo 1 5 1 100 0 - U nang buồng trứng 3 15 3 100 0 - Sinh dục Tuyến tiền liệt 1 5 1 100 0 - Tổng cộng 5 25 5 100 0 - Vú 6 30 5 83,33 1 26,67 Chân 1 5 1 100 0 - Lưng, hông 3 15 3 100 0 - Da Bụng, ngực 2 10 2 100 0 - Cổ, vai 1 5 0 - 1 100 Tai 1 5 0 - 1 100 Tổng cộng 14 70 11 78,57 3 21,43
Theo Adersen (1965) (trích dẫn Đặng Lê Thanh Hồng, 2005) thì có nhiều nguyên
nhân gây nên bướu vú, buồng trứng ở chó cái là do rối loạn nội tiết tố như: chu kỳ động dục không đều, rối loạn sự rụng trứng, hoàng thể không tiêu biến, tăng sinh nội mạc tử cung, tử cung có mủ…Ngoài ra việc chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý cũng góp phần làm rối loạn nội tiết tố sinh dục (Huỳnh Văn Hưu, 1999). Trong khi đó ở các vị trí khác trên cơ thể thì sự xuất hiện bướu giữa chó cái và chó đực là tương đương