3.1.1. Điều kiện tự nhiên, hành chính
Miền Tây Nam Bộ thuộc thuộc vùng hạ lưu sông Mêkông, cực nam Tổ quốc, giáp Campuchia ở phía Bắc, giáp vịnh biển Thái Lan ở phía Tây và giáp biển Đơng ở phía Đơng Nam. Miền Tây Nam Bộ với diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km², biên giới với Campuchia khoảng 330 km, bờ biển dài trên 700 km và khoảng 360.000 km² vùng biển thuộc chủ quyền.
Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng thấp và ngập nước, nó được giới hạn trong phạm vi các dịng sơng, kênh, rạch tự nhiên hoặc nhân tạo chảy trong tồn vùng, chủ yếu nhận từ 2 dịng chính của sơng Mêkông (từ sông Hậu và sông Tiền) đổ ra biển Đông và vịnh Thái Lan.
Với vị trí địa chính trị quan trọng, miền Tây Nam Bộ trở thành cửa ngõ của đường giao thông hàng hải và hàng khơng quốc tế từ phía Bắc đến Nam Á, từ phía Đơng Nam Á sang châu Úc và Thái Bình Dương.
Về hành chính, miền Tây Nam Bộ hiện nay gồm 01 thành phố và 12 tỉnh
trực thuộc Trung ương là thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; trong đó 18 thành phố thuộc tỉnh là: Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Vị Thanh, Ngã Bảy, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; 10 thị xã là: Kiến Tường, Gị Cơng, Cai Lậy, Dun Hải, Bình Minh, Tân Châu, Long Mỹ, Ngã Năm, Vĩnh Châu, Giá Rai. Có 5 quận và 101 huyện.
Theo đặc điểm tự nhiên, có 50 huyện đồng bằng, 14 huyện vùng biển, 4 huyện vùng rừng, 2 huyện vùng núi, 7 huyện cù lao, 1 huyện đảo, 7 huyện vùng sâu và 7 huyện biên giới.
Bảng 3.1. Thống kê đơn vị hành chính cấp huyện các tỉnh miền Tây Nam Bộ tính đến đầu năm 2021
TT Tỉnh, T. Phớ Thành phớ Thị xã Huyện Quận
1 Cần Thơ 0 0 4 5 2 Long An 1 1 13 0 3 Tiền Giang 1 2 8 0 4 Bến Tre 1 0 8 0 5 An Giang 2 1 8 0 6 Bạc Liêu 1 1 5 0 7 Cà Mau 1 0 8 0 8 Đồng Tháp 3 0 9 0 9 Hậu Giang 2 1 5 0 10 Kiên Giang 3 0 12 0 11 Sóc Trăng 1 2 8 0 12 Trà Vinh 1 1 7 0 13 Vĩnh Long 1 1 6 0 Tổng 18 10 101 5
Nguồn: Vụ III - Ban Tổ chức Trung ương cung cấp [10].
Cấp huyện và cả khu vực ở Tây Nam Bộ, về địa chính trị có vị trí rất quan trọng về mặt bảo vệ an ninh, quốc phịng, chủ quyền biên giới quốc gia, có biên giới trên bộ phía Tây Nam gồm 7 huyện là Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hồng, Hồng Ngự, An Phú, Tân Châu giáp biên giới Campuchia; có hải phận giáp với Thái Lan thuộc hai tỉnh Cà Mau, Kiên Giang. Miền Tây Nam Bộ cịn có 17 huyện chạy dọc theo ven biển Đông bao bọc cả vùng với hàng
trăm km bờ biển.
Đặc điểm địa lý tự nhiên tạo nên tính cách năng động sáng tạo của người dân Nam Bộ, trong đó có cán bộ. Tính cách giúp cho con người nơi này dễ thích nghi với cuộc sống lạ lẫm trên vùng đất mới. Người dân Nam Bộ sống hào phóng, rộng rãi, hiếu khách, trọng tình. Đây là tính cách đặc trưng, bộc lộ một cách sinh động và đầy tính nhân văn.
Những đặc tính này tạo điều kiện tốt cho cán bộ các cấp có tác phong dân chủ, dễ gần dân, tiếp thu được nhiều ý kiến, nguyện vọng của quần chúng. Mặt tiêu cực của tính cách này là sự dễ dãi trong quan hệ, trong công việc, thường mắc khuyết điểm xa rời những nguyên tắc, quy định, pháp luật…
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa
Miền Tây Nam Bộ có vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng đối với cả nước trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đây là một vùng đất phù sa màu mỡ, cây lúa là cây trồng chính chiếm gần 3/4 diện tích đất nơng nghiệp. Tây Nam Bộ là vùng sản xuất lương thực trọng điểm, lớn nhất cả nước. Hàng năm Tây Nam Bộ cung cấp khoảng hơn 10 triệu tấn lương thực hàng hóa cho cả nước và hơn 80% lượng gạo xuất khẩu cho xuất khẩu, làm cho nước ta trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng hàng thứ hai trên thế giới. Với ưu thế về biển và hệ thống sơng ngịi dày đặc, miền Tây Nam Bộ cịn là trung tâm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến - xuất khẩu thủy sản hải sản, vùng kinh tế biển lớn của cả nước.
Miền Tây Nam Bộ có nhiều tài ngun khống sản với trữ lượng lớn dưới lịng biển và thềm lục địa. Tuy nhiên ngành công nghiệp nặng phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến về lương thực, thủy hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng... Công nghiệp dịch vụ của miền Tây Nam Bộ bao gồm các ngành dịch vụ chủ yếu về xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch.
Về dân số, theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tổng dân số miền Tây Nam Bộ là 17.273.630 người, trong đó nam là 8.549.703
người, nữ là 8.678.927 người. Dân số sống ở nông thôn (chiếm đa số) là
12.931.498 người và thành thị là 4.342.132. Với tổng là 4.804.234 hộ dân, trong đó 3.567.278 hộ ở nơng thơn và 1.236.956 hộ thành thị. Mật độ dân số là 423 người /1km2 (năm 2019). Tỷ lệ tăng dân số bình quân của miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2009 - 2019. Dân số miền Tây Nam Bộ theo nhóm tuổi và giới tính thì thuộc loại trẻ; theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, khoảng hơn 53% dân số miền Tây Nam Bộ ở độ tuổi dưới 20,24,3% dân cư từ 20 tuổi tới 34 tuổi và chỉ có 22,7% dân số trên 35 tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo nhóm tuổi là 2,51%. Một bộ phận dân trong vùng đã giàu lên, nhưng đa số còn nghèo, đời sống các mặt đều thấp so với cả nước.
Về thành phần dân tộc trong Miền Tây Nam Bộ chủ yếu là người Kinh
92%, người Khơ-me 6,1%, người Hoa 1,7%, người Chăm 0,2%. Tây Nam Bộ cịn là vùng có nhiều tơn giáo. Ở 13 tỉnh, thành phố có đạo Thiên Chúa và đạo Phật, 9 tỉnh, thành phố có đạo Tin Lành. Đạo Phật tập trung là ở hai tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, nhất là ở Trà Vinh chiếm 40% dân số với hai phái Nam Tông và Bắc Tơng. Đạo Cao Đài tập trung ở Bến Tre có hai trung ương đạo của hai phái Tiên Thiên và Ban Chỉnh. Đạo Hòa Hảo tập trung ở An Giang. Ngồi các tơn giáo trên, ở Tây Nam Bộ cịn có đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, mà ở các vùng khác trong nước khơng có. Tuy là vùng có nhiều tơn giáo, nhưng nhân dân theo đạo khơng nhiều, mà là theo tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên, đi lễ chùa hay tham dự lễ hội các tôn giáo khác.
Với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa nêu trên, đa số cư dân Nam Bộ ít phải lo nghĩ, đề phịng khi “sa cơ” như các vùng khác. Mang đặc tính của cư dân Nam bộ, cán bộ ở đây có tính cách rộng rãi, hào hiệp, sẵn sàng vì nghĩa mà không sợ tốn kém, không sợ nợ nần. Nhiều người cho rằng, người Miền Tây Nam Bộ thường chuộng võ hơn chuộng văn, đối với nhau không quan trọng về học vị, bằng cấp mà trọng nhau ở khí tiết, tấm lịng. Những tính cách đó rất thuận lợi cho tác phong làm việc dân chủ, đoàn kết, hợp tác thân thiện… của
cán bộ các cấp đối với quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng dễ đến dẫn đến sự dễ dãi trong cơng việc, cán bộ ít chú ý đến pháp luật, ít ham muốn học tập nâng cao trình độ…
3.1.3. Truyền thống văn hóa - lịch sử
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Tây Nam Bộ được tính sau mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư, khai phá vùng này. Khi đó vùng đất Tây Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy... Cuối thế kỷ XVII, các cư dân Việt theo chỉ dụ của các chúa Nguyễn đến khai phá, dần định hình một vùng đất văn hóa lịch sử như ngày nay. Tây Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công xây dựng.
Cuộc sống ở Miền Tây Nam Bộ phát triển dựa trên sơng nước. Nhiều xóm làng có thể chỉ tới được bằng đường thủy thay vì đường bộ. Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và từ đó phát triển thành nghệ thuật sân khấu cải lương. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng vùng. Tính cởi mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ là cơ sở cho việc tiếp nhận và phát triển nhiều giá trị văn hóa cao đến nay.
Con người Tây Nam Bộ có ngơn ngữ rất phong phú, đa dạng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa sơng nước. Nguồn thực phẩm chủ yếu hàng ngày của người dân là từ thủy hải sản. Người miền Tây Nam Bộ không ngại thay đổi, dễ dàng thay đổi địa chỉ, chỗ ở. Đặc điểm văn hóa con người Tây Nam Bộ là có bản lĩnh, dũng cảm, dám di chuyển, dám thay đổi, sáng tạo; nổi tiếng là sống phóng khống, rộng rãi, tính tình xởi lởi, tốt bụng, thật lịng, hồn tồn khơng có tâm địa xấu xa, để giao lưu, thích nghi với hồn cảnh; Trọng nghĩa tình, coi nhẹ tiền bạc, vật chất; Nổi tiếng hào hiệp, hiếu khách, niềm nở với mọi người,
có lối sống giản dị, mộc mạc và đơn giản, không cầu kỳ, lễ giáo như người vùng khác; Sống sát với thực tế, ít lo xa hơn dân các vùng khác, ít phải lo tằn tiện, tiết kiệm và bản tính đa số biết hài lịng với những gì đang có, tuy khơng giàu nhưng lúc nào cũng vui vẻ, tình nghĩa.
Nhân dân khắp các huyện, tỉnh miền Tây Nam Bộ có truyền thống cách mạng từ lâu đời. Ngay từ ngày đầu chống thực dân Pháp (1864-1868), hầu hết các tỉnh đều đã có những người con của quê hương tham gia khỏi nghĩa chống Pháp như Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tơn, Phan Liêm… Từ ngày có Đảng, nhân dân miền Tây Nam Bộ đã cùng với nhân dân cả nước nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tây Nam Bộ đã anh dũng chiến đấu, đã cùng nhân dân miền Nam với những chiến công lừng lẫy ở Đồng Tháp Mười, Ấp Bắc…, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Từ ngày đất nước thống nhất, nhân dân Tây Nam Bộ cùng quân dân miền Nam và cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trực tiếp chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và giúp nhân dân Cămpuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng Pơnpốt, hồi sinh đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân miền Tây Nam Bộ đã tiếp nối truyền thống anh hùng, xây dựng quê hương giàu đẹp. Chỉ riêng lúa của miền Tây Nam Bộ đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn miền chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 80% xuất khẩu gạo của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này cịn đóng vai trị quan trọng trong chuyển giao cơng nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nơng nghiệp cho cả vùng.
Vị thế địa lý, văn hóa, lịch sử Nam Bộ đã, đang trở thành nhân tố khách quan tạo cho con người trong vùng có những nét đặc thù đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hàng trăm năm dưới ách đô hộ của giặc Pháp và mấy mươi năm dưới sự xâm lược của giặc Mỹ, người Việt Nam vẫn bảo vệ và phát
huy truyền thống quý báu của nền văn hoá Nam bộ. Miền Tây là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa, trong đó đặc trưng nhất là các nền văn hóa của ba dân tộc Kinh - Khmer - Chăm. Dấu tích của sự giao lưu văn hóa này thể hiện rất rõ ở những ngôi chùa, đền miếu có độ tuổi hàng trăm năm như chùa Dơi ở Sóc Trăng; chùa Vàm Ray, chùa Âng ở Trà Vinh, chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang...
Tính cách của người Nam Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của hồn cảnh, địa lí, thiên nhiên, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Việt, Khơmer, Hoa, Chăm đến từ mọi miền. Con người Nam bộ dễ hoà đồng, sống tình nghĩa, hồ thuận, tin cậy bạn bè, cư xử tế nhị, thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét những kẻ thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước, thái độ hách dịch…
Trong môi trường với những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của miền Tây Nam Bộ có ảnh hưởng quan trọng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCC cấp huyện nói riêng.
3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ
3.2.1. Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi, giới tính
Đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 được xây dựng đúng quy hoạch, quy trình theo hướng dẫn của Trung ương với kết quả tương đối đầy đủ về về số lượng, cơ cấu, độ tuổi, giới tính. Cụ thể: Tổng số đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ có 402 đồng chí (trong đó chức danh Bí thư 134 đồng chí; chức danh Phó Bí thư 268 đồng chí; chức danh Chủ tịch huyện 134 đồng chí và 134 đồng chí Chủ tịch HĐND).
Sang nhiệm kỳ 2015 - 2020 số lượng CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ khơng có biến động nhiều so với nhiệm kỳ trước. Tổng số lượng có 402 đồng chí (trong đó đội ngũ Bí thư 134 đồng chí; Chức danh Phó Bí thư
268 đồng chí; Chủ tịch huyện 134 đồng chí và 134 đồng chí Chủ tịch HĐND). Qua đào tạo và thử thách trong thực tiễn cơng tác, nhiều đồng chí trong đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tín nhiệm; cấp ủy Đảng cấp trên và Trung ương đánh giá cao và đưa vào quy hoạch giữ các chức vụ lãnh đạo cao hơn ở cấp tỉnh trong các nhiệm kỳ tiếp theo.
Bảng 3.2. Số lượng CBCC cấp huyện các tỉnh miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2015 Sớ TT Đơn vị Chức danh Bí thư Phó Bí thư Chủ tịch UBND Chủ tịch HĐND (Kiêm nhiệm) 01 Cần Thơ 9 18 9 9 02 Long An 15 30 15 15 03 Tiền Giang 11 22 11 11 04 Bến Tre 9 18 9 9 05 An Giang 11 22 11 11 06 Bạc Liêu 7 14 7 7 07 Cà Mau 9 18 9 9 08 Đồng Tháp 12 24 12 12 09 Hậu Giang 8 16 8 8 10 Kiên Giang 15 30 15 15 11 Sóc Trăng 11 22 11 11 12 Trà Vinh 9 18 9 9 13 Vĩnh Long 8 16 8 8 Tổng 134 268 134 134
Nguồn: Vụ III - Ban Tổ chức Trung ương cung cấp [10]
về tuổi đời, đa số cán bộ CBCC cấp huyện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều có tuổi đời trên 40 tuổi. Tỷ lệ CBCC cấp huyện có tuổi đời dưới 40 chiếm tỷ lệ khiêm tốn, nhiệm kỳ 2010 - 2015 với số lượng 33/402 chiếm tỷ lệ 8,2%; nhiệm kỳ 2015 - 2020 với số lượng 54/402 chiếm tỷ lệ 13,4% [10, tr.16].
Mặc dù tỷ lệ cán bộ trẻ chưa thật nhiều, nhưng tỷ lệ nhiệm kỳ sau cao hơn