Giới thiệu:
Nhằm trang bị cho người học những kiến thức về phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, giúp người học hiểu được nội dung, kết cấu và các nguyên tắc lập Bảng cân đối kế tốn.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế tốn; Bảng cân đối kế tốn;
- Mơ tả được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán;
- Nêu lên được nguyên tắc và phương pháp chung lập Bảng cân đối kế tốn;
- Xác định được tính chất “cân đối” của Bảng cân đối kế toán;
- Phân loại được các trường hợp tăng, giảm tài sản hoặc nguồn vốn làm ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán;
- Phân biệt được số dư trên các tài khoản để ghi vào các chỉ tiêu bên tài sản hoặc nguồn vốn cho phù hợp;
- Phân tích được mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế tốn với tài khoản kế tốn;
- Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập; - Tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
1.1. Khái niệm: Phương pháp tổng hợp cân đối là phương pháp kế toán mà việc
thiết kế và sử dụng các bảng tổng hợp cân đối dựa trên cơ sở các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế tốn để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế của đơn vị và những người có lợi ích trực tiếp và gián tiếp nằm ngoài đơn vị.
1.2. Ý nghĩa
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản lý kinh tế nhận biết được những thơng tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị một cách tổng quát cũng như từng mặt, từng quá trình hoạt động.
- Giúp các nhà quản lý thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phân tích và đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm không ngừng ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán
- Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế tốn và u cầu quản lý cụ thể của từng đối tượng kế tốn, từng yếu tố, từng q trình kinh tế.
- Quan hệ cân đối chung
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
- Cân đối bộ phận g t d c V V V V Vc: Mức vốn cố định cuối kỳ Vđ: Mức vốn cố định đầu kỳ Vt: Mức vốn cố định tăng trong kỳ Vg: Mức vốn cố định giảm trong kỳ
- Hệ thống tổng hợp – cân đối tổng thể (Báo cáo tài chính) Là báo cáo kế tốn liên quan đến việc cung cấp thơng tin cho những thành viên bên ngoài về hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của đơn vị để cho người sử dụng thơng tin có quyết định thích ứng.
- Hệ thống tổng hợp – cân đối bộ phận (báo cáo kế toán quản trị): Là những báo cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động kinh tế bản thân của đơn vị.
3. Những công việc chuẩn bị trước khi lập bảng cân đối kế toán
- Thu thập đầy đủ các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành đến thời điểm lập các báo cáo kế toán
- Hồn thành việc ghi sổ kế tốn các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành đến thời điểm lập báo cáo kế toán. Khoá sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán liên quan.
- Đối chiếu xác minh các khoản nợ
- Tiến hành kiểm kê so sánh, đối chiếu so sánh giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với số liệu kiểm kê thực tế.
- Tiến hành điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán
- Tiến hành kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết bằng cách lập bảng cân đối phát sinh, bảng chi tiết số phát sinh.
- Chuẩn bị biểu mẫu báo cáo và lập báo cáo kế toán
4. Bảng cân đối kế toán
4.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
- Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức, phản ánh khái quá trình tình hình tài sản của đơn vị tại 1 thời điểm bằng hình thái tiền tệ, theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản
- Ý nghĩa: Cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá, nghiên cứu tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tình hình sử dụng vốn, kinh phí, các mối quan hệ kinh tế và triển vọng tài chính của DN.
4.2. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế tốn
- Nếu trình bày theo chiều ngang:
+ Bên trái của bảng gọi là tài sản: Phản ánh các loại tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, đang sử dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Bên phải là nguồn hình thành tài sản. - Nếu trình bày theo chiều dọc:
+ Bên dưới là phần nguồn hình thành tài sản
4.3. Tính chất cân đối của bảng cân đối kế tốn
- Tính chất quan trọng nhất là tính cân đối: Tổng số tiền bên tài sản và tổng số tiền bên nguồn vốn luôn bằng nhau.
- Bảng cân đối kế toán được lập vào một thời đểm nhất định
- Các nghiệp cụ kinh tế phát sinh nhiều xong chỉ có thể xảy ra 1 trong 4 trường hợp sau:
+ NV kinh tế phát sinh làm chi 1 khoản tài sản này tăng 1 khoản tài sản kia giảm
+ NV kinh tế phát sinh làm 1 khoản nguồn vốn này tăng, 1 khoản nguồn vốn kia giảm
+ NV kinh tế phát sinh làm cho 1 khoản TS này tăng, 1 khoản nguồn vốn cũng tăng
+ NV kinh tế phát sinh làm cho 1 khoản TS giảm, 1 khoản nguồn vốn cũng giảm
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp X đến ngày 31/12/N có tài liệu sau: (đơn vị tính 1.000đ)
1) Tiền mặt 100.000 8. TSCĐ hữu hình 500.000
2) TGNH 500.000 9) TSCĐ vơ hình 600.000
3) Vay ngắn hạn 500.000 10) Góp vốn liên doanh 300.000 4) Phải trả người bán 300.000 11) Nguồn vốn kinh doanh 800.000 5) Phải thu khách hàng 200.000 12) Lợi nhuận chưa phân phối 100.000 6) Phải tả CNV 200.000 13) Nguồn vốn XDCB 600.000 7) Nguyên vật liệu 300.000
Trong tháng 1 năm N+1 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1) DN chuyển 50.000 tiền mặt vào ngân hàng
2) Vay ngắn hạn trả nợ người bán 100.000
3) DN mua TSCĐ hữu hình chưa trả tiền người bán 200.000 4) Dùng TM trả lương cho CNV
Yêu cầu: - Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N+1
- Nhận xét sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N+1
4.4. Nguyên tắc và phương pháp lập bảng cân đối kế toán.
- Số dư bên Nợ của tài khoản sẽ được ghi vào bên “Tài sản” - Số dư bên có của tài khoản sẽ được ghi vào bên “nguồn vốn”
- Đối với một số tài khoản vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có ( ví dụ như các tài khoản thanh tốn) tuyệt đối khơng được bù trừ số dư mà căn cứ vào số dư chi tiết của từng khách nợ, chủ nợ tổng hợp riêng số dư Nợ, số dư có để ghi vào các chỉ tiêu phù hợp hai bên TS và nguồn hình thành tài sản
- Một số trường hợp ngoại lệ
+ Dự phịng nợ phải thu khó địi, hao mịn TSCĐ...mặc dù có số dư bên có nhưng được ghi bên tài sản bằng cách ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn.
+ Các khoản chênh lệch “Đánh giá lại tài sản”, “ Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có dư Nợ hoặc dư Có thì được ghi bên nguồn hình thành tài sản. Nếu dư Có thì ghi bình thường, nếu dư Nợ thì phải ghi đỏ hoặc trong ngoặc đơn.
4.5. Mối quan hệ giữa bảng CĐKT và TKKT
- Kết cấu TK và của bảng CĐKT phải được xây dựng trong mối quan hệ phù hợp nhau
- Đầu kỳ, căn cứ vào sổ kế toán kỳ trước để ghi chuyển số dư và sổ kế tốn kỳ này, có thể căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối kế toán kỳ trước để kiểm tra việc ghi số dư đầu kỳ vào sổ kế toán.
- Trong kỳ, căn cứ vào chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán định khoản và ghi vào sổ kế toán của các tài khoản.
- Cuối kỳ, khố sổ kế tốn, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản để lấy số liệu để lập bảng cân đối mới
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1
Tại 1 DN có số liệu đầu kỳ của các tài khoản được kế tốn tập hợp như sau (nghìn đồng)
Diễn giải Số tiền Diễn giải Tài sản
Phải trả người bán 300.000 Tiền gửi ngân hàng 200.000 Quỹ dự phòng phải trả 30.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.400.000 Phải thu khách hàng 200.000 Nguyên giá TSCĐ 1.600.000 Chi phí trả trước 50.000 Hao mịn TSCĐ (400.000) Phải trả khác 150.000 Cơng cụ dụng cụ 60.000 Nguyên vật liệu (50.000kg) 200.000 Tiền mặt 150.000
Phải thu khác 19.000 Vay ngắn hạn 200.000
Tạm ứng 1.000
Trong tháng 4 năm 2015 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh (nghìn đồng)
1. Nhập kho ccdc, giá có thuế 11.000, thuế GTGT 10%, DN thanh tốn bằng tiền mặt.
2. Trích khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 25.000
3. Tính tiền lương phải trả cho cơng nhân SX sản phẩm là : 40.000, nhân viên quản lý phân xưởng 10.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.000, nhân viên bán hàng 1.000.
4. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, BHTN, BHTN lao động nghề nghiệp, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào đối tượng chi phí có liên quan kể cả phần trừ vào tiền lương của CB - CNV.
5. Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu đơn giá 4.290 đồng/kg, gồm thuế GTGT 10% chưa thanh tốn cho người bán. Chi phí vận chuyển 1.050, gồm 5% thuế GTGT thanh toán bằng tiền mặt.
6. Xuất kho 20.000 NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm, 4.000 NVL dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng. Xuất kho 10.000 ccdc cho bộ phận tiếp sản xuất sản phẩm.
7. Tạm ứng 50% tiền lương bằng tiền mặt cho người lao động.
8. Khấu trừ vào tiền lương các khoản bồi thường là 1.000, khoản tạm ứng chưa hoàn trả là 1.000.
9. Thanh toán lương đợt 2 cho người lao động bằng tiền mặt. 10.Trong tháng nhập kho 1.000 thành phẩm A
11.Trong tháng xuất bán 800 thành phẩm A cho doanh nghiệp X, đơn giá chưa có thuế là 125.000 đ
Yêu cầu
1. Định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ phát sinh trên. 2. Lập bảng cân đối kế tốn.
Có tình hình hoạt động kinh doanh tại 1 doanh nghiệp như sau (nghìn đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Tài sản
Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 120.000
Tiền gửi ngân hàng 300.000 Phải trả người bán 150.000 Hàng hoá tồn kho 50.000 Vốn chủ sở hữu 1.300.000 Phải thu khách hàng 120.000
Tài sản cố định 1.000.000 - Nguyên giá 1.200.000 - Hao mòn (lũy kế) (200.000)
Tổng tài sản 1.570.000 Tổng nguồn vốn 1.570.000
Trong tháng 1 năm 2016 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Mua hàng nhập kho trị giá 150.000, trả bằng chuyển khoản 50%, nợ lại người bán 50%
2. Tính lương phải trả ở bộ phận bán hàng: 10.000, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp : 7.000
3. Xuất hàng bán tại kho, trị giá: 180.000; giá bán 240.000, thu bằng tiền mặt.
4. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000.
5. Dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng : 100.000.
6. Nhận được ‘Giấy báo có’ của ngân hàng số tiền : 80.000, về khoản khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp.
Yêu cầu
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính kết quả kinh doanh trong kỳ
Lập bảng cân đối tài khoản Lập bảng cân đối kế toán
CHƯƠNG 6 : SỔ KẾ TỐN VÀ HÌNH THỨC KẾ TỐN Giới thiệu:
Nhằm trang bị cho người học những kiến thức về sổ kế toán, phân biệt được các loại sổ kế tốn, các hình thức kế tốn. Giúp người học vận dụng các phương pháp chữa sổ sách kế tốn, hệ thống hóa các loại sổ sách kế tốn.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của sổ kế tốn;
- Trình bày được đặc điểm, sổ kế tốn sử dụng, trình tự và phương pháp ghi sổ theo từng hình thức;
- Nêu được các phương pháp chữa sổ kế toán; - Phân biệt được các loại sổ kế toán;
- Vận dụng được các quy tắc ghi sổ kế toán để ghi sổ kế toán; - Phân biệt được các hình thức kế tốn;
- Tổ chức được hệ thống sổ kế tốn;
- Lựa chọn được hình thức kế tốn phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp;
- Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập; - Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp.
Nội dung chính: 1. Sổ kế tốn
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của sổ kế toán
- Khái niệm: Sổ kế toán là các tờ sổ theo mẫu qui định dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp của kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán.
- Ý nghĩa
+ Sổ kế toán là phương tiện được sử dụng để thu nhận, cung cấp và lưu trữ thơng tin theo từng đối tượng kế tốn, phục vụ cho cơng tác kế tốn và cơng tác quản lý thường xuyên kịp thời từng loại tài sản, từng nguồn hình thành tài sản, từng mặt của quá trình kinh tế tài chính của DN.
+ Nhờ sổ kế tốn mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép rời rạc trên các chứng từ gốc được phản ánh đầy đủ, có hệ thống theo các đối tượng kế tốn để từ đó có thể tổng hợp số liệu các báo cáo kế tốn và phân tích, đánh giá tình hình về tài sản, tình hình và kết quả các hoạt động kinh tế của đơn vị tại 1 thời kỳ và trong từng thời kỳ nhất định
1.2. Các loại sổ kế toán
1.2.1. Theo cách ghi chép
- Sổ ghi theo thứ tự thời gian: Là sổ kế toán dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian như sổ nhật ký chung, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ...
- Sổ ghi theo hệ thống: là sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản (tổng hợp hoặc chi tiết) như sổ cái, sổ chi tiết....
- Sổ liên hợp: Là sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kết hợp giữa 2 loại sổ trên như: Nhật ký sổ cái
1.2.2. Theo nội dung ghi chép
- Sổ kế toán tổng hợp: Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các đơi tượng kế toán ở dạng tổng hợp VD: sổ cái...
- Sổ kế toán chi tiết: Là sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các đối tượng kế toán chi tiết, cụ thể VD: Sổ chi tiết nguyên vật liệu
- Sổ kế toán kết hợp: Là sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa theo đối tượng kế toán ở dạng tổng quát vừa theo đối tượng kế tốn chi tiết ví dụ như các Nhật ký chứng từ.
1.2.3. Theo kiểu bố trí mẫu sổ