Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương theo các nhóm hộ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện nam đàn - nghệ an (Trang 57 - 73)

Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương

của các nhóm hộ điêu tra

Chỉ tiêu ĐVT | Hộ nghèo | Hộ T.Bình | Hộ khá | Bình quân

Diện tích trồngBQ/hộ | Sào 1,67 1,03 1,75 1,483

Năng suất BQ Kg/sào 23,5 21,5 25,5 23,5

Sản lượng BQ/hộ Kg 39,2 22,1 44,6 35,3 Giá trị sản xuất(GO) | 1000 đ 980 552,5 1115 882,5 Chi phí trung gian (IC) | 1000 đ 265 225,2 278,3 256,17

Công lao động (CLĐ) Công 12 7 15 11,33

GO/IC Lân 3,83 2,45 4,01 3,43 GO/CLĐ 1000đ|_ 81,67 78,93 74,33 78,31 Thu nhập hỗn hợp (IM) | 1000 đ 715 327,3 836,7 626,33 IM/IC Lân 2,70 1,45 3,01 2,39 IM/CLĐ 1000đ| 59,58 46,76 55,78 54,04

(Nguôn tổng hợp từ phiêu điểu tra)

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy nhóm hộ khá có giá trị sản xuất trên sào đậu tương

là 1.115.000đ, với chi phí trung gian của 1 sào đậu tương là 278.300đ thì thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này là 836.700đ, thu nhập hỗn hợp trên đồng chỉ phí là 3,01 lần, thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động đạt 55.780đ/ngày công lao động. Giá trị sản xuất trên chỉ phí trung gian đạt 4,01 lần, giá trỊ sản xuất trên công lao động đạt 74.330đ/ngày công lao động.

Nhóm hộ nghèo có giá trị sản xuất trên sào đậu tương là 980.000đ, với chi phí trung gian của 1 sào đậu tương là 265.000đ thì thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này là 715.000đ, thu nhập hỗn hợp trên đồng chỉ phí là 2,7 lần, thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động đạt 59.580đ/ngày công lao động. Giá trị sản xuất trên chỉ phí trung gian đạt 3,83 lần, giá trị sản xuất trên công lao động đạt 81.670đ/ngày công lao động.

Nhóm hộ trung bình có giá trị sản xuất trên sào đậu tương là 552.500đ, với chi phí trung gian của 1 sào đậu tương là 225.200đ thì thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ này là 715.000đ, thu nhập hỗn hợp trên đồng chỉ phí là 1,45 lần, thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động đạt 46.760đ/ngày công lao động. Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian đạt 2,45 lần, giá trị sản xuất trên công lao động đạt 78.930đ/ngày công lao động.

Qua phân tích ta thấy HQKT trong sản xuất đậu tương của nhóm hộ khá hiện nay là cao nhất trong 3 nhóm hộ, cao thứ 2 là nhóm hộ nghèo và thấp nhất là nhóm hộ trung bình. Nhóm hộ khá có thu nhập hỗn hợp và giá trị sản xuất cao nhất, hộ nghèo có giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp cao thứ 2, nhóm hộ trung bình có giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp là thấp nhất.

3.2.3. So sánh hiệu quá kinh tế cây đậu tương với cây ngô của các hộ điều tra 3.2.3.1. tình hình đầu tư chỉ phí sản xuất 1 sào ngô của các hộ điều tra

Ở Nam Đàn hiện nay diện tích trồng ngô vào khoảng 23 ha, trong sản xuất ngô người nông dân Nam Đàn thường sử dụng các giống ngô lai Biosedd. Ngô có ưu điểm là trồng được trên vùng đất thấp, đất thịt nặng và chi phí ban đầu về giống thấp (bảng 3.6). Nhược điểm của trồng ngô là phải trồng sớm do thời gian sinh trưởng của ngô đài, sẽ gây ảnh hưởng tới thời vụ của cây trồng khác. Nếu trồng ngô muộn thì sẽ thu hoạch ngô vào những tháng mưa phùn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng ngô sau thu hoạch.

Bảng 3.6: Chỉ phí sản xuất 1 sào ngô qua điều tra

Chỉ tiêu Giá trị (1000 đ) Cơ cầu (%)

Tổng chỉ phí 806,04 100

1. Chi phí trung gian 334,04 41,44

Giông 48,38 14,48 Phân chuông Phân NPK 188,16 56,33 Thuộc BVTV Bảo vệ 5 1,50 Thủy lợi 25 7,48 Làm đât 67,5 20,21 2. Chi phí lao động 472 58,56

(Nguồn tổng hợp phiếu điều tra)

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy cây ngô có chi phí trung gian là 334.040đ chiếm

41,44% tổng chi phí sản xuất. Trong đó chi phí cho phân bón là cao nhất chiếm 56,33% trong khi đó chỉ phí cho giống có 14,48% chỉ phí trung gian. Chỉ phí lao

động gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tới 58,56% tổng chỉ phí sản xuất.

Như vậy, tổng chỉ phí sản xuất I sào ngô là 806.040đ, trong đó công lao động gia đình chiếm 58,56% còn lại tổng chi phí trung gian. Trong chỉ phí trung gian chỉ phí cho phân bón là cao nhất, cao thứ hai là thuê làm đất, chi phí giống cao thứ 3 trong tổng chỉ phí trung gian.

Với chi phí như bảng 3.6 thì trong sản xuất 1 sảo ngô người nông dân thu được HQKT thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế cây ngô qua điều tra nông hộ Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Năng suât Tạ/sào 1,315 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sản xuât (GO) 1000đ 723,25

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 334,04

Thu nhập hỗn hợp (M) 1000đ 389,21

Công lao động (CLĐ) Công 11,8

GO/C Lân 2,17

GO/CLĐ 1000đ 61,292

IMIIC Lân 1,17

IM/CLĐ 1000đ 32,98

(Nguôn tổng hợp từ phiêu điểu tra)

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy giá trị sản xuất 1 sào ngô đạt 723.250đ, chi phí trung

gian là 334.040đ, thu nhập hỗn hợp mà người dân thu được là 398.210đ. Thu nhập hỗn hợp trên đồng chỉ phí đạt 1,17 lần, thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động

của gia đình đạt 32.980đ. Giá trị sản xuất trên đồng chi phí trung gian là 2,17 lần,

giá trị sản xuất trên ngày công lao động đạt 61.292đ.

3.2.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô của các hộ điều tra Qua điều tra nông hộ thì cây ngô là cây trồng có diện tích đứng thứ 2 sau cây lúa. Để thấy rõ HQKT của cây đậu tương, chúng tôi tiến hành so sánh hiệu HQKT của cây đậu tương để so sánh với HQKT của cây ngô. Bảng 3.8

Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với cây ngô

Chỉ tiêu Đậu tương (1) Ngô (2) S0 sánh (1/2)

(1000đ) (1000đ) (lần)

Năng suất (tạ) 0,235 1,315 0,18

Giá trị sản xuất (GO) 882,5 723,25 1,22

Chi phí trung gian (IC) 256,17 334,04 0,77

Thu nhập hỗn hợp (M) 626,33 389,21 1,61 Công lao động (CLĐ) 11,33 11,8 0,96 GO/IC 3,43 2,17 1,58 GO/CLĐ 78,31 61,292 1,28 IMIC 2,39 1,17 2,04 IM/CLĐ 54,04 32,98 1,64

(Nguồn tổng hợp phiếu điêu tra)

Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy năng suất của giống cây ngô cao gấp 0,18 lần cây đậu tương, giá trị sản xuất của đậu tương cao gấp 1,22 lần của cây ngô,chỉ phí trung gian của cây đậu tương thấp hơn 0,77 lần so với chi phí trung gian của cây ngô. Thu nhập hỗn hợp của cây đậu tươngcungx cao hơn cây ngô tới 1,61 lần. Các chỉ số kinh tế của cây đậu tương đều cao hơn nhiều của giống ngô: Chỉ số giá trị sản xuất trên đồng chỉ phí của cây đậu tương cao hơn ngô 1,58 lần, giá trị sản xuất trên công lao động cao hơn 1,28 lần so với cây ngô. Thu nhập hỗn hợp trên đồng chỉ phí của cây đậu tương cao hơn 2,04 lần so với cây ngô, thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động của đậu tương gấp 1,64 lần cây ngô.

3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất đậu tương trên địa bàn nghiên cứu

Trong quá trình điều tra phỏng vấn, ngoài những câu hỏi định lượng chúng tôi còn đưa ra một số câu hỏi định tính, nhằm tìm ra những thuận lợi và những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong sản xuất đậu tương, từ đó tìm ra những biện pháp phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất đậu tương. Một số thuận lợi và kho khăn mà người nông dân đang gặp phải trong sản xuất là:

3.3.1. Thuận lợi

Phần lớn diện tích trồng đậu tương của ba xã Vân Diên, Nam Tân và Thị Trấn tập trung chủ yếu ở vùng bãi bồi phù sa ven sông Lam, một phần nhỏ đất canh tác đậu tương nằm rải rác ở các ruộng cao, khô nước. Đất ở hai vùng canh tác này rất phù hợp cho việc sản xuất cây đậu tương, cây có điều kiện phát triển tốt, cho năng suất cao. Không tốn nhiều công chăm sóc.

Đậu tương được trồng vào hai vụ đó là vụ đông và vụ xuân. Khí hậu và nhiệt độ trong khoảng thời gian này tại địa phương thích hợp cho sự phát triển của cây

đậu tương vốn là loại cây chịu rét tốt. Vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một yếu tô thuận lợi giúp phát triển sản xuất đậu tương nữa đó là nhu cầu về

đậu tương của người dân trên địa bàn huyện. ngoài việc sử dụng đậu tương để sản xuất ra các sản phẩm quen thuộc như đậu phụ, nước đậu nành thì người dân Nam Đàn còn sử đụng đậu tương làm nguyên liệu sản xuất tương. Tương Nam Đàn là một loại gia vị nổi tiếng đặc trưng cho vùng đất Nam Đàn, tại đây có làng nghề sản xuất tương với số lượng lớn, rất nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ để sử dụng trong gia đình. Hàng năm những người sản xuất tương cần một khối lượng đậu tương lớn có phẩm chất tốt để làm tương. Trên đây là những nguồn tiêu thụ đậu tương trên địa bàn góp phần thúc đây việc trồng cây đậu tương và nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây đậu tương cho người nông dân.

Những điều kiện thuận lợi trên tạo một nền tảng tốt cho việc trồng chuyên canh, xen canh cây đậu tương trên các vùng điện tích lớn nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như góp phân cải tạo đất đai và bảo vệ môi trường.

3.3.2. Khó khăn

Bên cạnh các điều kiện thuận lợi nêu trên, thì toàn huyện nói chung và ba xã Vân Diên, Nam Tân và Thị Trấn nói riêng gặp không ít khó khăn trong sản xuất đậu tương dẫn đến diện tích canh tác cây đậu tương ngày càng giảm, năng suất và sản lượng không cao.

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên.

Những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là với cây đậu tương. Đậu tương là loài cây có nguồn gốc ôn đới, nên thường được trông vào vụ đông và vụ xuân. Mặc dù, cây đậu tương có khả

năng chịu rét tốt, nhưng nhiệt độ trên địa bàn vào những khoảng thời gian này xuống rất thấp, trời rét đậm, rét hại kéo dài, làm cho khả năng sinh trưởng cũng như ra hoa, kết quả của cây kém. Sản lượng hạt thu được thấp, phẩm chất hạt kém dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Thứ hai, về điện tích đất canh tác manh mún, sản xuất nhỏ lẻ. Trên địa bàn ba xã Vân Diên, Nam Tân và Thị Trấn việc sản xuất đạu tương chưa tập trung và đồng đều. Chỉ có một số ít trồng cây đậu tương, trong khi đó phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp khác lại trồng loại cấy khác cho năng suất cao và phục vụ thiết thực cho nhu cầu trong đời sống và chăn nuôi như cây ngô. Việc sản xuất nhỏ lẻ và manh mún như vậy làm cho nhà sản suất gặp nhiêu khó khăn trong việc chăm sóc. 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quá sản xuất đậu tương

3.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Các cán bộ khuyến nông địa phương phải nghiên cứu để đưa ra quy trình

trồng với từng loại đậu tương phù hợp với điều kiện địa phương.Và đồng thời phải

thường xuyên tô chức có hiệu quả các lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân, cung cấp nhiều thông tin mới về các tiến bộ kĩ thuật đến với người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, làm thế nào để người trồng đậu tương nắm bắt được quy trình kĩ thuật nhưng quan trọng hơn là những kiến thức đó phải đễ hiểu, cần thiết và người dân có thể áp dụng vào thực tế sản xuất.

- Đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất: Để đáp ứng nhu cầu ngày cảng cao của con người, gây dựng lại thương hiệu tương Nam Đàn và hướng tới xuất khẩu thì việc đưa các giống đậu tương có năng suất cao vào sản xuất là yêu cầu cần thiết. Nếu đầu tư hợp lý thì hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu tương chắc chăn sẽ cao hơn so với mức hiện tại.

- Vấn đề bảo quản, chế biến đậu tương sau khi thu hoạch hiện nay không được chú trọng. Nhưng một khi sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng sản phẩm ngày càng tăng, và để hướng tới việc nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới các thị trường và xuất khẩu thì bảo quản và chế biến là không thê thiếu. Vì vậy địa phương cần có kế hoạch, định hướng về việc xây dựng nhà máy chế biến, có thể bắt đầu từ một nhà máy chế biến nhỏ và quy hoạch lại vùng trông phục vụ cho chê biên là một việc làm cân thiết.

3.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông

- Hệ thống khuyến nông cơ sở cần được đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ, công tác hoạt động khuyến nông.

- Tăng cường sự giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền địa phương về mặt tổ chức và chỉ đạo hoạt động.

- Tăng cường các lớp tập huấn cho các cán bộ khuyến nông về khoa học kỹ thuật và công nghệ.

3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Ngoài việc đa dạng hóa các loại sản phẩm để người dân tự tiêu thụ ở thị trường, cần thực hiện tốt sự liên kết 4 nhà (Nhà nước - Nhà nông - Doanh nghiệp -

Nhà khoa học) để giúp nông dân phát triển, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

3.4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

Cần phải xác định sản xuất đậu tương là thế mạnh của địa phương, huyện về

sau này. Do vậy, cần phải có những chính sách quan tâm phát triển, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đó là những chính sách ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông tạo thuận lợi trong việc vận chuyên các vật tư phục vụ sản xuất cũng như thuận lợi cho người lao động qua lại. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho các thương lái đến thu mua sản phẩm, thúc đây quá trình tiêu thụ

sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Chính sách về đất đai giao ôn định, lâu đài cho

người dân yên tâm sản xuất. Chính sách hỗ trợ sản xuất về kĩ thuật, khoa học và công nghệ, chính sách ưu đãi tín dụng, các hoạt động xúc tiễn công tác tiêu thụ, ... Đây là những việc làm cần cần thiết mà tự người sản xuất không làm được, cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương. Tóm lại, đẻ cho việc sản xuất đậu tương ngày càng phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả các chính sách của tỉnh, của huyện và trực tiếp là xã. Các ban nghành với nhiệm vụ quản lý cần phải có sự theo đõi, kiểm tra thường xuyên các hoạt động, định hướng cho hoạt động sản xuất phát triển theo xu hướng tốt.

KÉT LUẬN VÀ KHUYN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất cây đậu tương trên địa bàn huyện Nam Đàn, chúng tôi có một SỐ kết luận sau:

Một là Nam Đàn là huyện có điều kiện thuận lợi và có truyền thông lâu đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để phát triển sản xuất cây đậu tương, có đầy đủ điều kiện để phát triển cây đậu tương trở thành cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp.

Hai là trong những nắm vừa qua, điện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của huyện có xu hướng ngày càng giảm do một số nguyên nhân làm cho đậu tương không còn là cây chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Ba là Trong quy trình sản xuất người trồng đậu tương vốn có nhiều kinh

nghiệm nhưng vẫn còn nhiều hộ chưa nắm bắt và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật

như bón phân mất cân đối, chưa đảm bảo lượng phân bón cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây mía, làm đất chưa đúng quy trình kỹ thuật...

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện nam đàn - nghệ an (Trang 57 - 73)