Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nam Đàn ++ +s+s+2E£EeE+EzEreezrxe

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện nam đàn - nghệ an (Trang 44 - 73)

2.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Nhìn chung kinh tế của huyện Nam Đàn về cơ bản vẫn là kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung - tự cấp. Trình độ thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân ở các xã không đồng đều. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đão của Đảng bộ huyện cùng với sự phấn đấu của cán bộ và toàn thê nhân dân nên trong những năm qua kinh tế của huyện có nhiều chuyển biên tích cực.

Bảng 2.4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2000 - 2010

ĐVT: Triệu đồng

3 TA Tổng giá | Giá trị sản xuất Giá trị sản Giá trị dịch

Chỉ tiêu x trị sản so nông -lầm - ^ ^ xuât CNXD, Ặ vụ, thương

Năm xuäf Ấ ngư khai thác ° .E. mại .

Năm 2000 403.279 301.738 50.981 50.560 Năm 2005 738.198 441.032 141.804 155.362 Năm 2006 852.036 479.278 187.198 185.560 Năm 2007 1.203.910 663.350 294.960 245.600 Năm 2008 1.119.354 564.361 279.204 275.789 Năm 2009 1.312.575 611.871 354.589 346.115 Năm 2010 1.676.090 660.820 593.708 421.562

(Nguôn: Báo cáo kinh tế xã hội UBND huyện Nam Đàn năm 2010)

Qua bảng 2.4 cho thấy kinh tế của huyện phát triển tương đối nhanh. Tổng

giá trị sản xuất (tính theo giá 1994) năm 2000 đạt 403.279 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 1.312.575 triệu đồng và năm 2010 đạt 1.676.090 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2000.

Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp năm 2000 đạt 301.738 triệu đồng đến

năm 2009 đạt 611.871 triệu đồng, tăng 103 ?⁄ so với năm 2000. Năm 2010 đạt

660.820 triệu đồng, tăng 119 % so với năm 2000, tăng gần 50% so với năm 2005.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, ngành dịch vụ và thương mại cũng tăng đều qua các năm.

* Tình hình phát triển ngành nông nghiệp.

Trong những năm qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đôi cơ cầu cây trồng đưa giống cây mới, con mới vào sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Tý trọng ngành trồng trọt giảm dân qua các năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản tăng dần qua các năm. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ có chuyến biến tích cực theo hướng tăng hệ số lần trồng và tăng giá trị trên đơn vị điện tích. Hệ sỐ SỬ

dụng đất năm 2000 đạt 1,8 lần đến năm 2008 đạt 2,57 lần.

Bảng 2.5 Cơ câu nội nghành nông nghiệp

ĐVT(%) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Trông trọt 57,76 56,36 50,62 50,20 Chăn nuôi 37,52 39,78 41,86 41,50 Thuỷ sản 4,72 3,86 7,52 8,30

(Báo cáo KTXH UBND huyện Nam Đàn năm 2010)

Trong những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều

hướng gia tăng, gây khó khăn nhất định, nhưng nhìn chung chăn nuôi vẫn duy trì và có bước phát triển. Chăn nuôi được chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Chương trình cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển và cho hiệu quả cao. Chuyên chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại, từng bước đưa chăn nuôi ra đồng kết hợp với đào ao nuôi trồng thủy sản đến nay có trên 624 trang trại vừa và nhỏ. Có hơn 1.000 hộ chăn nuôi lợn bán công nghiệp quy mô I0 con trở lên/lứa. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường. Hệ thống thú y tử xã đến huyện được củng cố, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên ngăn chặn và dập

tắt các dịch bệnh.

Xét về trị tuyệt đối tăng trưởng trong 10 năm qua như sau: Trồng trọt tăng

Về Lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2000-2010 điện tích rừng trồng tập trung đạt 1.194,6ha, đưa tổng diện tích rừng toàn huyện từ 6.I&8§ ha năm 2000 lên 7.211ha năm 2010. Độ che phủ rừng tăng từ 21,04 3% năm 2000 lên 31,76 ?% năm

2010. Công tác giao đất, giao rừng được thực hiện khá tốt. Đã kiểm kê, quy hoạch 3

loại rừng và đã xây dựng quy hoạch cải tạo rừng đặc dụng gắn với đi tích lịc sử văn

hoá. Môi trường sinh thái được cải thiện, đáp ứng nhu cầu phòng hộ và hạn chế lũ

lụt.

Thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc khoanh nuôi và bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng. Sản lượng khai thác nhựa thông khai thác hàng năm tăng

dần, từ 70 tấn năm 2000 lên 260 tắn năm 2008 và năm 2010 đạt 421 tấn. Gỗ rừng

trồng hàng năm được khai thác 2.500 - 2.700m3 gỗm tràm, bạch đàn các loại. Về Thủy sản: Nghẻ nuôi cá phát triển khá đa dạng trong những năm gần đây. Diện tích nuôi cá tăng nhanh và dần ôn định vào những năm gần đây. Năm 2000 có: 366 ha, năm 2005 đạt 1.641 ha và đến 2008 đạt 1.895 ha, năm 2009 đạt 2.201 ha và

đến 2010 đạt 2.410 ha.

Diện tích nuôi cá ruộng lúa và cá vụ 3 tăng nhanh, năm 2002 có ló1 ha, đến 2008 đạt 960 ha, năm 2010 đạt 1.000 ha. Từ năm 2001 đến năm 2005 đầu tư xây dựng hạ tầng mở rộng diện tích trang trại ngày càng phát triển tại các xã Nam Anh, Nam Xuân; Nam Tân .... xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi cá ao hồ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập

bình quân tử 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm.

2.4.2.2 Các lĩnh vực xã hội a. Dân số và lao động

Bảng 2.6 Tình hình dân số, lao động của huyện (tính đến 1/4/ 2010)

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng dân số (người) 158.396

- Người trong độ tuổi lao động 109.876 69,37

- Lao động có việc làm thường xuyên 83.615 52,79

- Lao động nông nghiệp 68.560 43,28

Tổng số hộ (hộ) 37.117

- SỐ hộ từ đủ ăn trở lên 32.518 87,6

- SỐ hộ nghèo (Chuẩn mới) 4.599 12,4

(Nguôn: Phòng thống kê huyện Nam Đàn 2010 )

Qua bảng 2.6 chúng tôi thấy: Huyện Nam Đàn có tỷ lệ dân số tương đối cao.

Năm 2010, tổng số dân của huyện là 158.396 người, trong đó số người trong độ tuổi

lao động là 109.876 người chiếm tỷ lệ 69,37 3%, là huyện có dân số trẻ. Lao động có việc làm thường xuyên 83.615 người. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 43,28 %, lao động ở các ngành khác chiếm từ 5,8 - 6 % trên tổng số lao động có việc làm.

Tý lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới quốc gia) của huyện đang vẫn đang ở mức cao 4.599 hộ chiếm 12,4 % (Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh 14,57% ).

Lực lượng lao động của huyện khá đồi đảo, tuy nhiên lao động chủ yếu là lao động thuần nông, trình độ tay nghề thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít,

nên số người thiếu việc làm thời vụ khá lớn. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở

nông thôn là khoảng 80 %.

Trình độ sản xuất, thâm canh của người dân ở các xã không đồng đều. Nên việc Ứng dụng các tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực đưa giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Các địa phương đã có nhiều có găng tạo công ăn việc làm cho nhân dân như chương trình vay vốn giải quyết việc làm, huyện đã đầu tư nhiều dự án trồng rừng

kinh tế và phát triển rừng phòng hộ, thành lập các HTX dịch vụ, sản xuất vật liệu

Trong giai đoạn tới nếu thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ câu cây trồng trên quy mô rộng, xây dựng được nhiều mô hình thâm canh, luân canh, xen canh để đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp, sẽ giải quyết tốt việc làm tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế, ôn định chính trị, xã hội.

b. Giáo đục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng. Mạng lưới trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2010 toàn huyện có 84 trường học, bao gồm 27 trường Mầm non, 28 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở, 1 trường phổ thông cơ sở, 5 trường Trung học phổ thông: 1 Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên, 1 Trung tâm bồi đưỡng chính trị, l trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Ngoài ra còn có 24 Trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ đến 2010 đạt 47 %, vào mẫu giáo đạt 92 ?%, trong đó

cháu 5 tuổi đạt 100 %. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2009 — 2010 là 98,4 % tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 91 %. Học sinh đậu vào các

trường đại học và cao đắng hàng năm 1.200 - 1.300 em.

Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục vẫn còn một số tồn tại: Giáo dục chủ yếu phát triển theo chiều rộng, về chiều sâu chưa đạt yêu cầu, chất lượng mũi nhọn đạt thấp. Các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện không đồng bộ. Đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về cả số lượng, chất lượng và loại hình dạy nghề.

c. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cô. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng triển khai thực hiện. Đề án nâng cao y đức bước đầu thực hiện có hiệu quả.

Các cơ sở y tế được xây dựng mới và nâng cấp, đến nay 24/24 số xã, thị trần

đã có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố, 17/24 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ; có 16/24 xã, thị đạt chuẩn quốc xã về y tế chiếm 67 %; tỷ lệ trẻ em đưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng giảm tương ứng từ 27 % ở năm 2000 xuống 21,5 % năm 2009, năm 2010 là 19,5 %.

đ. Văn hoá, thông tin, thể đục thể thao

Từ năm 2002 huyện đã có Đề án xây dựng huyện văn hoá, được UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, huyện đã tổ chức phát động phong trào “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây đựng thiết chế văn hoá thể thao xã, xóm, phát

động phong trào xây dựng gia đình, làng, xã văn hoá. Đến 2010 có 79,5 % gia đình đạt Gia đình văn hoá, 49 xóm và 4/24 xã đạt tiêu chí đơn vị văn hoá; 20/24 xã có nhà văn hoá, 24/24 xã có sân vận động.

Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Các hoạt động văn hoá văn nghệ được duy trì thường xuyên. Các lễ hội truyền thống

được duy trì và tổ chức ngày càng thiết thực như: Lễ hội đền Vua Mai, lễ hội Làng

Sen, liên hoan tiếng hát từ Làng Sen...

Hoạt động thông tin tuyên truyền, truyền thanh, truyền hình được củng cô và

phát triển. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100 %.

e. Phát triển kết cấu hạ tầng

- Hệ thống giao thông - Hệ thống điện.

Đến năm 2010 có 14 xã cơ bản bê tông hoá và nhựa hoá đường giao thông. Năm 2010 tỷ lệ đường nhựa và bê tông toàn huyện đạt 94,12 % (1.089/1.157km). 24/24 xã, thị trần có đường nhựa đến trung tâm. Do mạng lưới giao thông phát triển đã góp phần quan trọng thúc đây KTXH phát triển, việc lưu thông nông sản hàng hoá giưa các xã, và ngoài huyện ngày càng thuận lợi hơn. Mạng lưới điện Quốc gia phủ kín 24/24 xã, thị trấn, 100 hộ gia đình có điện sinh hoạt.

- Nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đến năm 2010, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt gần 96%, việc xây đựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân được quan tâm. Đến nay đã đầu tư xây dựng hoàn thành nhà máy cấp nước khu vực thị trấn công suất 2.000 m3 ngày đêm, hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Xuân Hoà, Nam Cát thông qua chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và một số dự án nhỏ lẻ khác đã giải quyết nước sinh hoạt cho nhiều hộ vùng bán sơn địa và vùng ngập lụt.

Các công trình vệ sinh ở khu vực nông thôn do dân tự đầu tư xây dựng. Tính đến năm 2010, tỷ lệ số hộ có công trình hợp vệ sinh đạt 70 %.

- Bưu chính, viễn thông.

Hệ thống hạ tầng của ngành được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ được nâng cao; Hệ thống dịch vụ điện thoại được phủ sóng đến tất cả trung tâm các xã. Số thuê bao Internet tăng nhanh trong vài năm gần đây, năm 2010 số thuê bao Internet đạt 1.350 thuê bao, năm 2010 đạt 1.745 thuê bao.

CHƯƠNG II : KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện

3.1.1. Thực trạng về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên địa bàn huyện Nam Đàn

Cây đậu tương đã được trồng trên địa bàn huyện Nam Đàn từ khá lâu khoảng những năm 20 của thế kỷ trước. Hiện nay cây đậu tương không còn đươc trồng phổ biến như trước đây, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và năng suất không còn cao như trước đây.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của huyện Nam Đàn giai đoạn 2008 — 2010

a 2008 [| 2009 [| 2010 So sánh (%) Chỉ tiêu | ĐVT q1) (2) đ) 31 3/2 BỌ mù Ha | 286 | 31/0 | 20,9 | 108439 67,42 87,905 Nn Tạha| 86 1243 9,0 143,02 73,17 108,095 Sản Tấn | 244 | 38/2 | 19,0 | 156,56 Ầ 49,74 103,15 lượng

Nguôn: Niên giám thông kê huyện Nam Đàn (2010)

Về diện tích trồng đậu tương của Nam Đàn qua các năm từ 2008 — 2010 đang có sự suy giảm về điện tích. Năm 2008 diện tích trồng cây đậu tương trên toàn huyện là 28,6 ha, năm 2009 diện tích cach tác cây đậu tương là 3 lha, tăng 8,39%% so với năm 2008. Tuy nhiên, năm 2010 diện tích trồng cây đậu tương trên toàn huyện giảm rõ rệt, chỉ còn 20,9 ha, giảm 26,93% so với năm 2008 và giảm tới 32,58% so với năm 2009. Năng suất của cây đậu tương cũng có sự khác biệt trong 3 năm qua. Năm 2008, năng suất là 8,6 tạ/ha, năm 2009 cây đậu tương cho năng suất 12,3 tạ/ha tăng 43% so với năm 2008. Năm 2010, năng suất giảm còn 9 tạ/ ha. Về sản lượng, năm 2008 toàn huyện sản xuất được 24,4 tấn đậu tương, năm 2009 là 38,2 tắn, và sản lượng 2010 là 19 tấn. Như vậy ta thấy, cả diện tích, năng suất và sản lượng của cây đậu tương của năm 2010 suy giảm rõ rệt.

3.1.2. Thực trạng về giống trên địa bàn huyện Nam Đàn

Giống giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất đậu tương của cả nước nói chung và vùng sản xuất của huyện Nam Đàn nói riêng. Việc chúng ta thường xuyên nghiên cứu để đôi mới giống và bổ sung các giỗng mới có năng suất chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai mức độ đầu tư thâm canh là rất cần thiết nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trong sản xuất và chế biến công nghiệp, đảm bảo cho người dân thu được lợi nhuận cao.

Theo số liệu thống kê của trạm Khuyến Nông — Khuyến Ngư Nam Đàn, thì hiện nay trên địa bàn huyện trồng một số giống như sau:

- Nhật 17A: Thời gian sinh trưởng 80 — 85 ngày chiều cao cây 45 — 50cm, 15 — L7 trái. Trọng lượng 100 hạt, 14 — 16 gram. Năng suất 1,8 - 2,0 tắn/ha.

- BC19: Thời gian sinh trưởng 75 — 80 ngày, chiều cao cây 45 — 50cm, 20 —

25trái /cây. Trong lượng 100 hạt 16- 18gram, hạt vàng sáng. Năng suất 2,2 — 2,4tẫn/

ha.

- KKV- MI: Thời gian sinh trưởng 70- 75 ngày, chiều cao cây 45 — 50cm, 20- 25 trái/cây. Trọng lượng 100 hạt 15- 17pram, hạt vàng. Năng suất: 1,9- 2,0 tân/ha.

- OMĐN 25-20: Thời gian sinh trưởng 80 ngày, chiều cao cây 45 — 50cm, 30 — 35 trái/cây. Trọng lượng 100 hạt 15- 16gram. Năng suất: 2,3- 2,5tắn/ha.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện nam đàn - nghệ an (Trang 44 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)