CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
5.2. Vật liệu và phương pháp
5.3.1. Kết quả nuôi vỗ béo cừu lúc 6 tháng tuổi
5.3.1.1. Khả năng tăng khối lượng của cừu
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng tăng khối lượng của cừu được thể hiện ở Bảng 5.5. Số liệu tại bảng 5.5 cho thấy, tăng trọng của cừu ở các lơ thí nghiệm trong 4 tuần đầu có sự khác nhau (P<0,001). Cừu ăn KP3 có tốc độ tăng khối lượng cao nhất đạt 188,21 g/ngày, tiếp theo là nhóm cừu ăn KP2 (168,92 g/ngày) và thấp nhất ở nhóm cừu ăn KP1 (ĐC) chi đạt 116,78 g/ngày. Điều này chứng tỏ khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng hàng ngày.
Chi tiêu theo dõi KP1(ĐC) (70% cỏ + 30% TAHH) KP2 (60% cỏ + 40% TAHH) KP3 (50% cỏ + 50% TAHH) SEM P Số con 5 5 5
Thời gian thí nghiệm (tuần) 8 8 8
Khối lượng đầu ky (kg) 15,7 15,63 15,23 0,2126 0,315
Khối lượng 4 tuần đầu (kg) 18.97a 20.37b 20.50b 0.2419 0.007
Tăng KL bình quân 4 tuần đầu
(g/con/ngày) 116,78a 168,92b 188,21b 0.2134 0.001
Khối lượng 4 tuần sau (kg) 22,23a 24,07ab 25,37b 0,4308 0,006
Tăng KL bình quân 4 tuần sau
(g/con/ngày) 116,42a 132,14ab 173,92b 0.3156 0.028
Tăng KL cả ky TN (kg) 6.53a 8.43b 10.13b 0.4203 0.003
Tăng KL bình quân (g/ngày) 116,7a 150,6b 181,0b 7,506 0,003
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tiếp theo 4 tuần sau của thí nghiệm, khối lượng cơ thể các lơ thí nghiệm đều tăng, trong đó khối lượng đạt cao nhất là lô KP3, tiếp sau là lô KP2 và thấp nhất là lô KP1(ĐC). Tăng khối lượng 4 tuần sau của thí nghiệm có xu hướng giảm nhẹ so với thời gian nuôi ở 4 tuần đầu, tuy nhiên quy luật tăng khối lượng vẫn như ở 4 tuần đầu là tốc độ tăng khối lượng cao nhất là ở lô KP3 (173,92 g/ngày), tiếp theo là ở lô KP2 (132,14 g/ngày) thấp nhất ở lô KP1 (116,42 g/ngày).
Tăng khối lượng cả ky sau 8 tuần thí nghiệm giữa các lơ có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05), khối lượng tăng đạt cao nhất là lô KP3 (10,13 kg), tiếp theo là cừu ăn KP2 (8,43kg) và thấp nhất ở cừu ăn KP1 ( 6,53kg). Bình quân tăng trọng cả ky cao nhất ở cừu ăn KP3 (181 g/ngày), tiếp theo là nhóm cừu ăn KP2 (150 g/ngày) và thấp nhất ở cừu ăn KP1 (116 g/ngày) có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Ở cùng độ tuổi với mức dinh dưỡng khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và có xu hướng tăng lên ở các mức ăn khác nhau.
5.3.1.2. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu
Kết quả về lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày bảng 5.6 cho thấy, lượng vật chất khô ăn vào hàng ngày (kg/con/ngày) ở cừu ăn KP1 đạt thấp nhất (0,83kg/con/ngày) và có sự sai khác (P<0,001) so với giá trị này ở cừu ăn KP2 và KP3 (0,88 và 0,90 kg/con/ngày), không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh chi tiêu này ở cừu ăn KP2 và KP3.
Tổng ME ăn vào có sự khác nhau giữa các lô (P<0,001), thấp nhất là KP1, sau đó là KP2 và cao nhất là lô KP3 (lần lượt là 2,38; 3,34 và 4,22 MJ/con/ngày).
Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/ kg tăng khối lượng) cao nhất là lô KP1 (7,28kg), tiếp theo lô KP2 (6,03 kg), thấp nhất là lô KP3 (5,07kg) (p<0,05).
Bảng 5.6: Ảnh hưởng của khẩu phần đến thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu
Chi tiêu theo dõi Đơn vị tính KP1 KP2 KP3 SEM P
VCK ăn vào kg/con/ngày 0,83a 0,88b 0,90b 0,0093 <0,001
VCK ăn vào kg /100 kg KL cơ thể 4,45a 4,50b 4,55c 0,0094 <0,001
ME ăn vào MJ/con/ngày 2,38a 3,34b 4,22c 0,036 <0,001
Tiêu tốn thức ăn Kg 7,28a 6,03ab 5,07b 0,3741 0,017
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
5.3.1.3. Thành phần thân thịt của cừu 6 tháng tuổi vỗ béo
Kết quả về khả năng cho thịt của cừu vỗ béo được trình bày ở bảng 5.7 cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của cừu ăn KP1 và KP2 là tương tự nhau nhưng so với cừu ăn KP3 thì có sai khác (P<0,05). Khơng có sai khác về tỷ lệ chân, phủ tạng và tỷ lệ xương.
Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của cừu ăn KP1 và KP2 tương tự nhau trong khi đó có sai khác rõ rệt các giá trị này khi so với cừu ăn KP3 (P<0,05)
Bảng 5.7: Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể của cừu lúc 6 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean ± SD)
Chi tiêu KP1 KP2 KP3
Số cừu (con) 3 3 3
Khối lượng trung bình (kg) 20,53 23,13 23,37
Thịt xẻ (%) 42,30a ± 0,40 42,14a ± 0,61 45,74b ± 0,21 Thịt tinh (%) 31,30a ± 0,29 33,02a ± 1,26 34,87b ± 1,15 Đầu (%) 6,25b ± 0,39 6,82b ± 0,72 4,94a ± 1,58 Chân (%) 3,00 ± 0,59 2,79 ± 0,20 3,44 ± 0,22 Da lông (%) 9,19b ± 0,38 10,23b ± 0,32 8,48a ± 0,29 Phủ tạng (%) 32,98 ± 0,22 32,84 ± 0,64 33,46 ± 0,29 Xương (%) 12,14 ± 1,17 12,08 ± 0,66 12,11 ± 0,37 Máu (%) 3,90a ± 0,59 5,15b ± 0,20 4,92b ± 0,53
Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SD là độ lệch tiêu chuẩn; Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
5.3.2. Kết quả ni vỗ béo cừu lúc 9 tháng tuổi
5.3.2.1. Khả năng tăng khối lượng của cừu
Khả năng tăng khối lượng của cừu trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 5.8. Kết quả cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về khối lượng cừu ở các lơ khi kết thúc thí nghiệm (lơ KP1 là 26,43 kg; lô KP2 là 27,72 kg và lô KP3 là 28,4 kg). Tuy nhiên, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về tăng khối lượng tương đối cả ky của cừu nuôi lô KP1 và lô KP3 (7,32kg so với 9,47kg), trong khi đó không thấy có sai khác giá trị này khi so sánh giữa KP1 và KP2 (7,32 kg và 8,67kg) cũng như giữa lô KP2 và lô KP3 (8,67kg và 9,47kg).
Có sự khác nhau (P<0,05) về tăng khối lượng bình quân 4 tuần đầu (g/con/ngày) giữa các lô, thấp nhất ở lô KP1 là 136,42g; tiếp theo lô KP2 là 176,78g và cao nhất ở lơ KP3 là 183,92 g/con/ngày. Ở 4 tuần thí nghiệm tiếp sau tăng trọng (g/con/ngày) ở các lô có xu hướng giảm so với 4 tuần trước, nhưng quy luật cũng tương tự như 4 tuần trước đó là cao nhất thấy ở cừu nuôi lô KP3 (153,57 g/ngày), tiếp theo ở lô KP2 (132,85 g/ngày) và thấp nhất lô KP1(125,0 g/ngày).
Bảng 5.8: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng của cừu
Chi tiêu theo dõi KP1 KP2 KP3 SEM P
Số con 5 5 5
Thời gian thí nghiệm (tuần) 8 8 8
Khối lượng đầu ky (kg) 19,10 19,05 18,93 0,4977 0,968
Khối lượng sau 4 tuần đầu (kg) 22.93 24.00 24.10 0.7139 0.466
Tăng KL bình quân 4 tuần đầu
(g/con/ngày) 136,42a 176,48ab 183,92b 0.2965 0.023
Khối lượng 4 tuần sau (kg) 26,43 27,72 28,40 0,7505 0,222
Tăng KL bình quân 4 tuần sau
(g/con/ngày) 125,00a 132,85ab 153,57b 0.1588 0.016
Tăng KL cả ky (kg) 7.32a 8.67ab 9.47b 0.4049 0.014
Tăng KL bình quân (g/ngày) 130,8a 154,9ab 169,2b 7,231 0,014
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
Bình qn tăng khối lượng hàng ngày cao nhất ở lô KP3 (169,2 g/ngày), tiếp theo ở lô KP2 (154,9 g/ngày) và thấp nhất ở lô KP1 (130,8 g/ngày), giữa các lô có sự sai khác (P<0,05).
Tăng khối lượng cơ thể trong thời gian vỗ béo cũng có chiều hướng tăng theo tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần, cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn hỗn hợp) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn hỗn hợp).
5.3.2.2. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu
Kết quả lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu thí nghiệm trình bày ở bảng 5.9 cho mợt số nhận xét như sau:
Không có sự khác nhau (P>0,05) về lượng vật chất khô ăn vào (kg/con/ngày) giữa lô KP2 và lô KP3 nhưng khi so sánh chi tiêu này giữa lô KP1 với 2 lô KP2 và KP3 có sự khác nhau (P<0,05). Nhìn chung, khi đưa thức ăn hỗn hợp vào khẩu phần với các tỷ lệ khác nhau nuôi vỗ béo cừu 9 tháng tuổi đều cho thấy lượng vật chất khô ăn vào hàng ngày, tổng năng lượng thu nhận đều tăng lên theo chiều hướng tăng của tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần, tức là cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn hỗn hợp) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn hỗn hợp).
Có sai khác về lượng vật chất khơ ăn vào tính theo (%) khối lượng cơ thể giữa các lơ thí nghiệm (P<0,05), cao nhất ở lô KP3 (4.57%), tiếp theo lô KP2 (4,48%) và thấp nhất lô KP1 (4.45%). Điều này phù hợp với khả năng tăng trọng của cừu được trình bày ở bảng 5.8.
Bảng 5.9: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu
Chi tiêu theo
dõi Đơn vị tính KP1 KP2 KP3 SEM P
VCK ăn vào kg/con/ngày 1,00a 1,04b 1,06b 0,0088 <0,001
VCK ăn vào kg/100 kg KL cơ thể) 4,45a 4,48b 4,57c 0,0074 <0,001
ME ăn vào MJ/con/ngày 8,69a 9,11b 9,32b 0,0483 <0,001
Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
Tổng năng lượng (ME) ăn vào (MJ/con/ngày) ở lô KP2 và KP3 là tương tự nhau, trong khi lô KP1 (8,69MJ) có sự sai khác so với lô KP2 (9,11 MJ) và lô KP3 (9,32MJ).
Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/ Kg tăng khối lượng) cũng có sự khác nhau giữa các lô, cao nhất là lô KP1 (7,87kg) tiếp theo là lô KP2 (6,85kg) và thấp nhất lô KP3 (6,42kg).
Qua kết quả của thí nghiệm cho thấy để vỗ béo cừu 2 tháng đảm bảo mức tăng khối lượng 130 -169 gam/ con/ngày, tiêu tốn thức ăn vào khoảng 6,4 -7,8 kg chất khô/kg tăng khối lượng.
5.3.2.3. Thành phần thân thịt của cừu 9 tháng tuổi vỗ béo
Kết quả về khả năng cho thịt của cừu vỗ béo được trình bày ở bảng 5.10 cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của cừu ăn KP1 và KP2 là tương tự nhau nhưng so với cừu ăn KP3 thì có sai khác (P<0,05). Không có sai khác về tỷ lệ chân, phủ tạng và tỷ lệ xương.
Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của cừu ăn KP1 và KP2 tương tự nhau trong khi đó có sai khác rõ rệt các giá trị này khi so với cừu ăn KP3 (P<0,05)
Bảng 5.10: Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể của cừu lúc 9 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean ± SD)
Chi tiêu KP1 KP2 KP3
Số cừu mổ khảo sát (con) 3 3 3
Khối lượng trung bình (kg) 25.93a ± 0.41 27.73b ± 0.25 28.40c ± 0.08
Thịt xẻ (%) 42.60a ± 0.26 43.33a ± 0.52 44.41b ± 0.59 Thịt tinh (%) 31.67a ± 0.95 32.43a ± 0.18 33.83b ± 0.20 Đầu (%) 6.91b ± 0.08 6.39a ± 0.17 6.44a ± 0.09 Chân (%) 3.30 ± 0.21 3.12 ± 0.08 3.13 ± 0.24 Da lông (%) 9.73a ± 0.45 10.32b ± 0.19 10.00b ± 0.25 Phủ tạng (%) 34.09 ± 1.01 32.00 ± 0.06 31.21 ± 0.01 Xương (%) 11.71 ± 0.15 11.74 ± 0.19 11.29 ± 0.20 Máu (%) 4.27 ± 0.09 4.01 ± 0.14 4.12 ± 0.03
Ghi chú: Mean là giá trị trung bình; SD là độ lệch tiêu chuẩn; Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh cũng có xu hướng tăng lên theo tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần, cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn hỗn hợp) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn hỗn hợp).
Qua đó cho thấy tăng tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cừu và kết quả là nâng cao khả năng tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất thịt.
5.3.2.4. Chất lượng thịt cừu 9 tháng tuổi vỗ béo
Để đánh giá chất lượng thịt cừu vỗ béo, sau khi mổ khảo sát, mẫu cơ thăn được lấy để xác định một số chi tiêu chất lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 5.11.
Bảng 5.11: Kết quả phân tích chất lượng thịt cừu (9 tháng)
Cơ thăn KP 1 (n=3) KP 2 (n=3) KP 3 (n=3) P
pH3 6,09 6,15 6,04 NS
pH24 5,65 5,77 5,66 NS
Độ dai (newton) 47,56c 44,79b 41,43a *
Mất nước bảo quản % 1,61 3,13 2,66 NS
Mất nước chế biến % 31,87 31,17 31,24 NS
Cơ bán nguyệt
pH3 6,14a 6,26b 6,23b *
pH24 5,88 5,88 6,12 NS
Độ dai (newton) 35,67 40,45 47,16 NS
Mất nước bảo quản% 0,36 0,32 0,34 NS
Mất nước chế biến % 29,85 28,45 27,92 NS
L*( độ sáng) 44,98 41,61 41,38 NS
a*(độ đỏ) 17,40 17,42 17,94 NS
b*(độ vàng) 7,15a 8,57b 7,54a *
Ghi chú : * : P<0,05 ; NS : P≥0,05
Kết quả bảng 5.11 không có sự khác biệt về giá trị độ pH3, pH24, mất nước bảo quản và mất nước chế biến của 3 nhóm và giảm pH sau khi giết mổ trong cơ LD (cơ thăn ngoại). Về giá trị độ dai của cơ LD có sự khác nhau giữa các lô mổ
khảo sát (P<0,05), cao nhất ở lô ăn KP1, tiếp sau là lô KP2 và thấp nhất là lô KP3. Điều này cho thấy dinh dưỡng trong khẩu phần vỗ béo ảnh hưởng rõ rệt đến độ dai làm cho thịt mền hơn khi cho cừu ăn ở KP3.
Đối với cơ bán nguyệt (ST) pH3 có sự khác nhau rõ rệt ở lô KP1 thấp hơn so với lô KP2 và KP3 (P<0,05) do sự trao đổi chất chuyển hóa glucogen làm cho pH3 ở lô KP1 giảm xuống nhanh hơn. Giá trị độ pH3 của cơ (ST) đều cao hơn so với pH3 của cơ thăn ở các lô nuôi vỗ béo.
Giá trị độ pH24 của 3 lô đều giảm xuống, các chi tiêu tỷ lệ mất nước bảo quản, mất nước chế biến, độ dai Newton, về L* độ sáng, về a* độ đỏ của cơ (ST) cho thấy không có sự khác nhau (P>0,05). Tuy nhiên ở cơ (ST) về độ b*(độ vàng) giữa ba lô có sự khác nhau (P<0,05).
5.4. Thảo luận
5.4.1. Thảo luận về khẩu phần ăn và tăng trọng hàng ngàycủa cừu của cừu
Với phương thức chăn nuôi dựa chủ yếu vào đờng cỏ tự nhiên thì khả năng sản xuất và chất lượng thịt thấp do chất lượng và số lượng thức ăn từ đồng cỏ dao động theo mùa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương mang lại lợi ích kinh tế là cơ sở để xác định những giống vật ni thích hợp nhằm mang lại hiệu quả hơn (Terrill và Maijala, 1991).
Kết quả các bảng 5.5 và 5.8 cho thấy ADG g/ngày, chất khô ăn vào g/kg chất khô, tổng ME thu nhận (Mcal/con/ngày), hiệu quả sử dụng thức ăn ăn vào Mcal/con/ngày cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn tinh) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn tinh). Tuy nhiên hệ số FCR (kg DM/kg tăng trọng lại cao nhất ở lơ KP1 và chi phí/ kg tăng trọng thấp nhất, trong khi đó lơ KP3 hệ số FCR (kg DM/kg tăng trọng lại thấp nhất và chi phí/ kg tăng trọng cao nhất cho cả hai thí nghiệm. Việc trợn tỷ lệ thức ăn tinh ở các mức ăn 30; 40 và 50% trong khẩu phần đã làm tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở lơ KP1(ĐC); KP2 và KP3 lần lượt là 116,7; 150,6 và 181,0 gam/ngày, cao nhất ở khẩu phần KP3 tương đương
tăng được: 3,5; 4,52 và 5,4kg sau 8 tuần nuôi vỗ béo có khối lượng giết mổ tương ứng: 22,23; 24,07 và 25,37 kg lúc 6 tháng tuổi. Việc tăng ADG g/ngày của các khẩu phần ăn đạt được độ chênh lệch ngắn hơn so kết quả của (Adu và Brinckman, 1981) ADG đạt được từ 78 - 183g/ngày khi cho ăn vỗ béo cừu với mức độ khác nhau bằng cỏ ghine, ngô và bánh khô dầu lạc có giá trị khác nhau.
Theo nghiên cứu của (Kassahun Awgichew, 2000) trên cừu Menz và cừu Horro ở Ethiopia kết quả thu được lượng chất khô ăn vào của cừu Menz là 802 g; tương đương với lơ KP1(ĐC) nhưng thấp hơn lơ KP2 và KP3. Cịn ở cừu Horro lượng chất khô ăn vào là 879g cao hơn lô KP1 nhưng thấp hơn so với lơ KP2 và KP3.
Ở thí nghiệm 2: khẩu phần ăn ở các lơ tăng khối lượng trung bình hàng ngày
lần lượt: 130,8; 154,9 và 169,2 g/ngày tương đương khối lượng tăng được lần lượt là 7,8; 9,2 và 10,14kg sau hai tháng nuôi vỗ béo có khối lượng giết mổ tương ứng: lô KP1 (26,43 kg); Lô KP2 (27,72 kg) và lô KP3 (28,4 kg). Đồng thời bổ sung khẩu phần ăn ở các mức khác nhau làm tăng khối lượng cơ thể cao nhất ở lô (50% cỏ + 50% thức ăn tinh), tiếp sau đến lô (60% cỏ + 40 % thức ăn tinh) và thấp nhất lô (30% thức ăn tinh + 60% cỏ). Theo (Muhammad và cs., 2008) kết quả vỗ béo sử dụng cám gạo theo tỷ lệ 15; 30; 45% trong khẩu phần ăn cho cừu Uda – Nigeria, khối lượng ban đầu thí nghiệm lần lượt: 19,5; 19,63; 19,7kg gần tương tự như thí nghiệm 1 của chúng tơi, khối lượng kết thúc thí nghiệm lần lượt: 26,44; 28,81; 26,0