Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng pdf (Trang 36 - 57)

tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo chế độ quy định. Kết quả:

+ Tổng số tiền đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro là 26 triệu đồng + Tổng số nợ đã được xử lý rủi ro là 116,6 triệu đồng

+ Tổng số nợ xử lý thu được trong năm là 148,5 triệu đồng , đạt 99% kế hoạch giao, trong đó thu nợ gốc là 101,2 triệu đồng.

Năm 2004, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng đã quan tâm tới công tác thu hồi nợ động với những biện pháp tích cực, cán bộ sâu sát nên đã đạt được hiệu quả cao. Tổng dư nợ xử lý đến 31/12/2004 là 910 triệu đồng.

Về xoá nợ: Tổng dư nợ đước xoá đến 31/12/2004 là 47.117 triệu đồng

Về nợ quá hạn EC đến 31/12/2004 là 180 triệu đồng. Trong năm không thu được khoản nợ nào nhưng chuyển về thành phố 21 triệu đồng tiền lãi nhập gốc.

2.1.3.6/ Tín dụng uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội:

Trong năm 2004, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng đã tổ chức thực hiện tốt việc cho vay, thu nợ, bàn giao thu nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội. Kết quả:

+Tổng doanh số cho vay đến 31/8/2004 là 7.941 triệu đồng. +Tổng doanh số thu nợ đến 30/11/2004 là 16.328 triệu đồng.

+ Tổng dư nợ bàn giao sang Ngân hàng Chính sách Xã hội ngày 27/11/2004 là 4762 hộ với số tiền là 11.877.839 đồng.

2.1.4/Hoạt động trung gian

Ngoài hai hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay thi chi nhánh đã phát triển một số dịch vụ như chuyển tiền điện tử, phát hành và thanh toán bắng séc, uỷ nhiệm thu-chi, mở tài khoản cá nhân...

+ Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2004 số tiền là 1907 tỷ đồng

+ Chuyển tiền điện tử đã thực hiện 900 lệnh chuyển đi với số tìên là 22 tỷ đồng và 1200 lệnh chuyển đến với số tiền là 130 tỷ đồng.

+ Thu từ dịch vụ là 41 triệu đồng.

+ Thu kinh doanh ngoại tệ là 15 triệu đồng.

2.2/ Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng Tiên Lãng

Tại Tiên Lãng thì kinh tế hộ vẫn là thành phần chủ yếu có số lượng lao động dồi dào hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, giá trị sản lượng sản xuất ra hàng năm chiếm một tỷ trọng lớn. Đối tượng vay vốn của ngân hàng để phát triển kinh tế đại bộ phận là kinh tế hộ. Kinh tế quốc doanh và hợp tác xã cũng là đối tượng đầu tư của ngân hàng, song chiếm tỷ trọng không đáng kể, chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn mà ngân hàng cho vay.

Có thể thấy rằng, hộ sản xuất tại Tiên Lãng được phân chia thành hai loại là hộ thông thường và hộ nhèo. Hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung vào loại hộ thông thường là chủ yếu. Thực tế trên địa bàn huyện, những hộ sản xuất có tính tự sản tự tiêu, quy mô sản xuất nhỏ, vốn sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi ở phạm vi gia đình thuần nông, chăn nuôi của các hộ gia đình này theo kiểu tiết kiệm bỏ ống với số lượng ít, chủ yếu để bán và phục vụ tiêu dùng như : nuôi trâu bò lấy sức kéo, nuôi gà vịt để bán . Loại hộ này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số hộ sản xuất của toàn huyện.

2.2.1/Tình hình cho vay hộ sản xuất:

Cùng với sự tăng trưởng trong hoat động cho vay nói chung, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng cũng đã mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, điều đó được thể hiện qua bảng biểu sau :

Từ biểu đồ trên ta thấy, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất năm 2002 là 61.469 triệu đồng, chiếm 86% tổng doanh số cho vay trong năm. Năm 2003, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất là 73.764 triệu đồng, chiếm 84% tổng doanh số cho vay trong năm, tăng 12.295 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2002. Năm 2004, doanh số cho vay hộ sản xúât là 88.847 triệu đồng, chiếm 86,46% tổng doanh số cho vay trong năm với 13.842 lượt hộ được vay vốn, tăng 15.083 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2003.

Doanh số cho vay tại cho nhánh tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho vay hộ sản xuất trên tổng doanh số cho vay qua các năm gần như không thay đổi và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Tổng doanh số CV 71.568 87.846 102.765

2.2.2/ Cơ cấu nợ hộ sản xuất: Tổng dư nợ hữu hiệu qua các năm sau đều

tăng hơn so với năm trước. Đồng thời, cùng với sự tăng tổng dư nợ qua các năm cảu ngân hàng thì dư nợ hộ sản xuất cũng tăng tương ứng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tai chi nhánh ngân hàng. Điều này được biểu hiện qua biểu đồ sau:

2002 2003 2004

Tổng d nợ 52.603 65.122 83.971 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D nợ HSX 46.09 57.101 74.242

Chỉ tiêu DNNN HTX No, dvụ Đối tợng khác HSX

Qua biểu đồ trên, ta thấy dư nợ hộ sản xuất năm 2002 là 46.090 triệu đồng, chiếm 87,62% tổng dư nợ trong năm. Năm 2003, dư nợ hộ sản xuất là 57.101 triệu đông, chiếm 87,7% tổng dư nợ trong năm, tăng 11.011 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2002. Năm 2004, dư nợ hộ sản xuất là 74.242 triệu đồng, chiếm 88,4% tổng dư nợ trong năm, tăng 17.141 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2003. Trong đó:

+ Trại nuôi gà hậu bị : có 10 trại với số tiền còn dư nợ là 201 triệu đồng. + Trại chăn nuôi lợn: có 9 trại với số tiền còn dư nợ là 670 triệu đồng.

+ Hộ có người đi lao động nướcc ngoài : có 159 hộ với số tiền còn dư nợ là 1610 triệu đồng.

+ Hộ mua máy nông nghiệp : có 30 hộ với số tiền còn dư nợ là 185 triệu đồng. + Hộ nuôi trồng thuỷ sản : có 103 hộ với số tiền còn dư nợ là 6.900 triệu đồng.

2.2.3.Tình hình NQH.

Tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/04 là 193 trđ (không tính NQH EC là 128 trđ) tăng 32 trđ, tăng 20% so với năm 2003. Tuy nhiên, dư nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2004 là 156 triệu đồng, giảm 5 triệu đồng, giảm 3% so với năm 2003. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau :

Qua biểu đồ ta thấy , dư nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2003 là 161 triệu đồng, chiếm 100% tổng dư nợ quá hạn trong năm. Đến năm 2004 thì dư nợ quá hạn hộ sản xuất giảm xuống còn 156 triệu đồng, chiếm 80,8% trong tổng dư nợ quá hạn trong năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất năm 2004 là 0,21% trên tổng dư nợ hộ sản xuất, và chiếm 0,25% trên tổng dư nợ hữu hiệu trong năm. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2004 có xu hướng giảm so với năm 2003, chứng tỏ khẩ năng thu hồi nợ của chi nhánh tốt hơn và hoạt động cho vay của chi nhánh đã có hiệu quả hơn so với năm 2003.

2.3/ Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng.

2.3.1/ Kết quả đạt được

Qua các kết quả đạy được đã nêu ở trên, nhìn chung trong năm 2004, hoạt động cho vay của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế tại địa phương.

Chỉ tiêu 2003 2004

Tổng d nợ QH 161 193

+ Cơ cấu đầu tư tín dụng được đổi mới. Tỷ lệ đầu tư vốn giữa các ngành kinh tế phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương. Dư nợ trung hạn được mở rộng góp phần thể hiện cơ cấu nông nghiệp nông thôn.

+ Chất lượng tín dụng đảm bảo, hiệu quả: tỷ trọng NQH thấp, tỷ lệ thu nợ đến hạn cao. Các đơn vị, hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống được nâng lên và hoàn trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

Nhờ có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư và vay thêm vốn của ngân hàng để chăn nuôi, mở mang ngành nghề. Tiêu biểu có hộ anh Thao xã Quang Phục vay 10 trđ xây dựng chuồng trại, nuôi lợn thịt số lượng lớn từ 70 đến 80 con. Ngoài việc áp dụng khoa học công nghệ của men vi sinh với thức ăn cho lợn, anh còn xây bể khí Bioga lấy khí đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày và giữ vệ sinh môi trường. Mỗi năm trừ chi phí, trả vốn vay anh thu về 20 – 25 trđ.

ở làng Lật Dương, xã Quang Phục có nghề dệt chiếu cói truyền thống lâu đời, mấy năm gần đây nhờ vay vốn ngân hàng nghề dết chiếu được khôi phục và phát triển. Làng có 300 “go” dệt (bình quân mỗi hộ 1 go). Mỗi năm làng sản xuất trên 60000 đôi chiếu cung cấp cho thị trường và cũng trong một năm tiêu thụ trên 300 tấn cói nguyên liệu, doanh thu 1 tỷ đồng tiền hàng hoá.

Để đạt được những kết quả trên là do:

- ... Trong thời gian qua, cán bộ tín dụng đã không ngừng củng cố mối quan hệ cộng tác, sự phối kết hợp giữa chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng với các hội nông dân trong việc cho vay, sử dụng nguồn vốn thu hồi vốn lãi, giúp nhân dân phát triển kinh tế.

- ... Ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng của mình, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà, đã thông cảm và sâu sát, đáp ứng đầy đủ về nguốn vốn cho việc phát triển kinh tế hộ sản xuất của toàn huyện.

- ... Ngân hàng đã đặt ra chương trình kế hoạch hợp lý, nắm bắt tình hình tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ với Hội phụ nữ và Hội nông dân để tìm hiểu mục đích, nội dung, khả năng hoàn trả vốn của những hộ có nhu cầu vay vốn. Đồng thời đã thường xuyên kiểm tra, giám sát và phát huy hiệu quả của vốn vay.

2.3.2/ Những mặt chưa làm được.

- Nguồn vốn tự huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của nhân dân trên địa bàn huyện, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, do đó không ổn định trong kinh doanh. Bình quân nguồn vốn huy động trên một cán bộ công nhân viên còn thấp, đạt 1.524 trđ trên một người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chưa có dự án lớn và dài hạn.

- Đầu tư chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý, số món nhiều, số tiền vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao dẫn đến kết quả tài chính thấp, hệ số lương chưa đạt với yêu cầu của ngành.

- Dư nợ bình quân đầu người còn thấp, đạt bình quân là 1.680 trđ/người.

2.3.3/Nguyên nhân của những tồn tại trên.

- Do đặc điểm của huyện, chủ yếu là sản xuất nông ngiệp, đời sống nông dân còn khó khăn nên việc huy động vốn còn nhiều hạn chế.

- Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn nhỏ lẻ dư thừa trong dân, chưa có chính sách lãi suất phù hợp để thu hút sự đầu tư, gửi tiết kiệm của dân.

- Do thủ tục vay vốn còn rườm rà nên nhiều hộ chấp nhận đi vay vốn ở ngoài với lãi suất cao hơn nhưng nhanh chóng và thuận tiện.

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp nên nhiều hộ có tiền dư thừa với khối lượng khá lớn nhưng không gửi vào ngân hàng mà để cho vay lãi ngày với lãi suất rất cao.

- Hiện nay, vấn đề rào cản lớn nhất ngăn trở ngân hàng cho vay vốn trung và dài hạn đối với hộ sản xuất, đó là vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay và việc sử lý các tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập.

Chương 3

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng

3.1/ Mục tiêu, định hướng phát triển

3.1.1/ Định hướng chung

+ Thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn cũng như việc moả rộng đầu tư tín dụng. + Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất tín dụng, hạn chế rủi ro. + Đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ, tài sản cơ quan.

3.1.2/ Chỉ tiêu phấn đấu năm 2005

+ Nguồn vốn huy động đạt : 91 tỷ đồng + Dư nợ hữu hiệu đạt : 106 tỷ đồng

+ Tỷ trọng nợ quá hạn dưới 0,4% tổng dư nợ hưũ hiệu + Thu dịch vụ đạt : 60 triệu đồng

+ Thu nợ xử lý rủi ro : 150 triệu đồng + Hệ số tiền lương là : 1,25

Bảng kế hoạch tín dụng quý I năm 2005

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Cho vay Dư nợ ngắn hạn Dự nợ trung hạn Tổng cộng ước TH quý 4/04 KH Quý 1/05 Tăng truởng ước TH quý 4/04 KH Quý 1/05 ST Tăng truởng ước TH quý 4/04 KH Quý 1/05 Tăng truởng ST % ST % 1CVnôngnghiệp 43,2 44 0,8 1,8 15,8 17,5 1,7 10,7 59 61,5 2,5 4,2 2.CVngành thuỷ sản 4 4 0 0 5 6 1 20 9 10 1 11,1 3.CVPB&DVBVTVật 3 3,5 0,5 16,7 3 3,5 0,5 16,6 4.CVngànhlâmnghiệp 5.CV XDCSHTnông thôn 6.CVCNCB sau thu hoạch 7.CVngànhmía đường 8.CV ngành khác 4 4 0 0 9,5 10,5 1 10,5 13,5 14,5 1 7,4

Bảng kế hoach tín dụng năm 2005 Đơn vị: triệu đồng ST % ST % 1.CV nông nghiệp 43,2 47,5 4,3 10 15,8 21,3 5,5 34,8 59 68,8 9,8 16,6 2. CV ngành thuỷ sản 4 5,5 1,5 37,5 5 7,5 2,5 50 9 13 4 44,4 3. CV PB&DVBVTVật 3 4 1 33,9 3 4 1 33,3 4.CV ngành lâm nghiệp 5.CV XDCSHT nông thôn 6.CV CNCB sau thu hoạch 7.CV ngành mía đường 8.CV ngành khác 4 6,7 2,7 67,5 9,5 13,5 4 42 13,5 20,2 6,7 49,6 Tổng cộng 54,2 63,7 9,5 17,5 30,3 42,3 12 39,6 84,5 10,6 21,5 25,4

3.2/ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất

3.2.1/ Xây dựng phương thức cho vay phải dựa trên cơ cấu và chất lượng:

Các khoản cho vay của ngân hàng phải đáp ứng được những yêu cầu: các khoản cho vay phải đáng tin cậy và có khả năng thu hồi vốn, có lợi cho các khoản ngân quỹ của ngân hàng kinh doanh, các khoản cho vay có thể thoả mãn nhu cầu hợp pháp của mà ngân hàng cho vay.

3.2.2/ Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học:

Coi trọng qui trình và thể lệ cho vay là cơ sở thu hồi nợ, đảm bảo lành mạnh về vốn đầu tư và sinh lợi. Có bốn giai đoạn chính trong tiến trình quản lý rủi ro tín dụng. Khởi đầu

cho đến khi giải ngân và mục tiêu kinh doanh được chấp nhận, rủi ro được xem xét khi lập hồ sơ tín dụng và quyết định cho vay; giám sát khách hàng cho vay và theo dõi trả nợ, thu hồi nợ; do lường rủi ro ngay từ giai đoạn đầu cho đến khi thu hồi hết nợ. Trong thực tế 4 giai đoạn này đều dựa vào chính sách tín dụng, thủ tục kiểm soát và chế độ thông tin quản lý, là điểm trọng yếu trong quy trình quản lý tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3/ Nắm vững những thông tin về khách hàng vay vốn:

Phải xác định cho được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào? Uy tín của họ đối với Ngân hàng ra sao? Có sẵn lòng để trả nợ ngân hàng hay không? Phương án vay vốn có mang lại hiệu quả kinh tế để khách hàng trả nợ ngân hàng hay không?

Việc thẩm định uy tín khách hàng phải được xem xét là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Xét theo lý thuyết thì việc đánh giá các yếu tố cá nhân là hoàn toàn mang tính chủ quan, thế nhưng việc đánh giá của cán bộ tín dụng có được chính xác hay không

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tiên Lãng pdf (Trang 36 - 57)