Phát triển mô hình và thiết kế thang đ o

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM ppt (Trang 50 - 107)

3.1.1 Phát triển mô hình.

Các đặc điểm về tài chính của một công ty đã được nghiên cứu và có nhiều ý kiến trái nguợc nhau. Những đặc điểm này như sau

(i) Quy mô doanh nghip : Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì minh bạch hơn công ty có quy mô nhỏ,có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, đã phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa các điểm về vốn hóa thị trường và minh bạch tổng thể. Những dẫn chứng bằng tài liệu về sự liên kết không thống nhất giữa quy mô doanh nghiệp, được đo bằng tổng tài sản và tổng sốđiểm về công bố thông tin.

(ii) Đòn by tài chính. Các công ty mà có đòn bẩy tài chính cao nên có mức độ minh bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu công ty công bố thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn của họ không chứng minh được luận điểm của họ. Roberts & Gray (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault (2003) cũng dẫn chứng bằng tài liệu rằng không có mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của doanh nghiệp.

(iii) Tình hình tài chính. Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp (Khanna & Srinivasan 2004).Ví dụ, các doanh nghiệp có lợi nhuận có thể muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuân. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả tình hình kế toán và tình hình thị trường đối với các cấp độ công bố thông tin. nghiên cứu này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường “sức khỏe” của doanh nghiệp.

(iv)Tài sn cm c. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần phải công bố thông tin nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin. Mặt khác, cũng có thể lặp luận rằng các công ty có nhiều tài sản bị cầm cố không có nhu cầu công bố thông tin tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu công bố thông tin cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin.

(v) Hiu qu s dng tài sn. Có thể các công ty với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao thì có mức độ công bố thông tin về doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp mà có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do rằng các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn. Do vậy các công ty này phải công bố nhiều thông tin hơn cho nhà đầu tư bên ngoài mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ công bố thông tin và minh bạch cao hơn đối với công ty có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cao.

Quy Mô Doanh Nghiệp Nợ Phải Trả Tài Sản Cố Định Lợi nhuận Vòng Quay Tổng Tài sản Minh bạch Thông Tin Doanh Nghiệp

Mô hình được xây dựng dựa trên 5 đặc điểm về tài chính của một doanh nghiệp nhằm kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin :

TRANSP = βo + β1SIZE(X)i+ β2 PROFIT(X)i+ β3 TURNOVERi+ β4 FIXi+ β5 DEBTi + εi

3.1.3. Thiết kế nghiên cứu và xây dựng thang đo.

Nghiên cứu được thiết kế bằng định nghĩa các biến và xây dựng thang đo, xác định mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin.

3.1.3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình và cách đo lường.

(i) Biến 1 : Quy mô công ty - ký hiệu là SIZE. Có ba cách đo lường như sau :

- Cách 1: Lấy Logarith của Tổng tài sản-ký hiệu là SIZE1.

- Cách 2: Lấy Logarith của Doanh thu thuần-ký hiệu SIZE2.

- Cách 3: Lấy Logarith của Giá trị thị trường của Công ty- ký hiệu SIZE37.

(ii) Biến 2 : Lợi nhuận – ký hiệu là PROFIT dùng để đo lường khả năng sinh lợi hay thành quả của một doanh nghiệp thì biến PROFIT được đo lường bằng hai cách sau đây:

7Giá trị thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x giá thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm cuối năm tài chính

- Cách 1 : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận được tính như sau :

Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ) - Cách 2 : Q 8 phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp được tính như sau:

Lấy Giá trị thị trường cộng với nợ dài hạn đem chia cho tổng tài sản (Giá trị thị trường + Nợ dài hạn )/Tổng tài sản

(iii) Biến 3 : Vòng vay tổng tài sản, chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản - ký hiệu là TUNOVER, được tính bằng cách lấy Doanh thu thuần chia cho Tổng tài sản (Doanh thu thuần / Tổng tài sản)

(iv) Biến 4 : Tài sản cố định- ký hiệu là FIX, đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ tài sản cốđịnh trên tổng tài sản của một doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy Tài sản cố định trừđi khấu hao chia cho Tổng tài sản {(Tài sản cốđịnh - Khấu hao) /Tổng tài sản}

(v) Biến 5 : Nợ phải trả - ký hiệu là DEBT, đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy Tổng nợ phải trả chia Tổng tài sản (Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản)

(vi) Biến 6 : Minh bạch thông tin thông doanh nghiệp - ký hiệu TRANSP– biến này được đo lường bằng số liệu thu thập được thông qua khảo và lấy ý kiến nhà đầu tư.

Trong mô hình này các biến từ biến thứ nhất cho đến biến thứ năm là biến nguyên nhân (các biến nằm ở vế phải phương trình) trong đó từ biến thứ hai đến biến thứ năm được biểu diễn dưới dạng số thập phân. Biến thứ sáu là biến kết quả (biến nằm ở vế trái phương trình), mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết, được tính toán dựa trên những thang điểm đã cho trong bản khảo sát các nhà đầu tư cá nhân. Năm biến ở vế phải phương trình được đưa vào tính toán nhằm tìm ra biến nào có ảnh hưởng quan trọng đối với biến kết quả là mức độ minh bạch thông tin.

3.1.3.2. Xây dựng thang đo.

8Q là đại lượng thay thế gần đúng tỷ số Tobin’s Q của Tiến Sỹ James Tobin thuộc Đại học Yale(Mỹ) “Tobin’s Q”, được định nghĩa như giá thị trường của một doanh nghiệp chia cho chi phí thay thế tài sản hữu hình. Giá thị trường của doanh nghiệp được quyết định trên thị trường chứng khoán. Bởi vì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp nên chỉ số “q” cao hơn sẽ phản ánh khả năng sinh lợi lớn hơn

Năm biến nguyên nhân trong mô hình nghiên cứu đề nghị là các dữ liệu thứ cấp có sẵn, trích từ nguồn là các báo cáo thường niên chính thức của các doanh nghiệp niêm yết. Còn biến kết quả là mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết thì hiện nay chưa có một cơ quan quản lý nào hay một tổ chức nào đánh giá và xếp hạng tính minh bạch thông tin của các công ty niêm yết như các quốc gia khác. Vả lại đề tài nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch của công ty niêm yết dưới góc độ cảm nhận của nhà đầu tư. Cảm nhận về tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết từ phía nhà đầu tư có thể khác với đánh giá của các cơ quan quản lý hay các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp (nếu có), cho nên trọng tâm đo lường trong đề tài nghiên cứu này là đo lường mức độ minh bạch thông tin theo cảm nhận của nhà đầu tư về các công ty niêm yết.

Để xây dựng thang đo lường mức độ minh bạch thông tin của công ty niêm yết, trước hết xuất phát từ nội dung lý thuyết về tính minh bạch thông tin doanh nghiệp thông qua sự đánh giá của các nhà đầu tư cá nhân, và từ cách đo lường tính minh bạch thông tin các nghiên cứu có liên quan trước đó. Nghiên cứu này trích lọc cách đo lường cũng như cách xây dựng thang đo, thiết kế cơ sở dữ liệu cho phù hợp với nghiên cứu này

Một tập biến quan sát được xây dựng để đo lường biến Minh bạch thông tin doanh nghiệp. Do sự khác nhau về văn hóa và cơ sở hạ tầng kinh tế, cho nên có thể các thang đo được thiết kế ở các nước phát triển chưa phù hợp với thị trường Việt Nam. Thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sơ bộ với mẫu có kích thước n = 30, các biến quan sát đã được chỉnh sửa cho phù hợp với suy nghĩ và cách hành văn của đối tượng nghiên cứu. Các tập biến quan sát cụ thểđược đo lường trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ 1= rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý. Thang đánh giá chung các biến quan sát của biến Minh bạch thông tin doanh nghiệp là thang đo khoảng có 5 mức độ, bắt đầu từ 1= rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý (xem bảng câu hỏi trong phần Phụ Lục ở trang 78.)

3.1.3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin

Năm biến ảnh hưởng như quy mô công ty, lợi nhuận, tài sản cố định, nợ phải trả, vòng quay tổng tài sản (biến nguyên nhân) được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các thông tin từ bảng báo thường niên đã được công bố và được lưu trữ tại SGDCK TP.HCM. Biến minh bạch (biến kết quả) được thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp là các thông tin thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tại TP.HCM. Kích thước mẫu của nghiên cứu chính thức gồm 30 doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP.HCM,

mức độ minh bạch thông tin của từng công ty niêm yết được đánh giá bởi 20 nhà đầu tư cá nhân, như vậy tổng cộng có 600 bảng câu hỏi được dùng để thăm dò thực tế.

Trước khi nghiên cứu chính thức, cuộc khảo sát thử với một mẫu nhỏ gồm 3 công ty (mỗi công ty lập thành 20 bảng câu hỏi) do 60 nhà đầu tư trả lời đã được thực hiện để nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát thử, bảng câu hỏi được chỉnh sửa và sẵn sàng cho cuộc khảo sát chính thức.

Phương pháp phỏng vấn mặt – đối – mặt kết hợp với việc phát bảng câu hỏi cho nhà đầu tư tự trả lời được thực hiện. Thời gian tiến hành phỏng vấn diễn ra trong ba tuần đầu của tháng 7 năm 2008.

3.1.3.4. Phương pháp đo lường và tính toán.

Từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các báo cáo thường niên (báo cáo kiểm toán hợp nhất) cuối năm 2007, dựa vào số liệu sẵn có và lưu trữ trên Website của SGDCK TP.HCM tác giả thu thập số liệu 5 biến : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản của 30 doanh nghiệp niêm yết theo cách định nghĩa các biến đã nêu ở phần trên (mục định nghĩa các biến và cách đo lường) .

Từ số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, tác giả tính logarith của biến quy mô theo 3 cách khác nhau : Tổng doanh thu, Tổng tài sản, và giá trị thị trường; tính toán biến lợi nhuận theo 2 cách : tính chỉ số ROA và Q; chỉ số Nợ phải trả; chỉ số Tài sản cốđịnh; chỉ số Vòng quay tổng tài sản nhằm phục vụ cho công việc đo lường các biến nguyên nhân ảnh hưởng đến biến kết quả là biến thể hiện tính minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Từ nguồn dữ liệu sơ cấp – các thông tin thu thập được qua những cuộc khảo sát từ bảng câu hỏi, dữ liệu được nhập vào chương trình thống kê SPSS. Từ các biến quan sát gốc này, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá kết hợp với Cronbach alpha để loại bỏ bớt các biến quan sát không có ý nghĩa trong việc đo lường mức độ minh bạch theo cảm nhận của nhà đầu tư. Sau khi đạt được bộ biến quan sát đểđo lường biến mức độ minh bạch thông tin tốt, tác giả lại tiếp tục sử dụng phân tích nhân tốđể tổng hợp các biến quan sát thành biến tổng hợp phản ảnh mức độ tin cậy của tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư cá nhân.

Tiếp theo, từ tập hợp các biến quan sát đã được tổng hợp theo mức độ cảm nhận về minh bạch thông tin thông nghiệp của các nhà đầu tư, tác giả tính mức độ minh bạch của từng doanh nghiệp niêm yết được khảo sát bằng cách lấy trung bình cộng mức độ minh bạch

của 20 nhà đầu tư trả lời cho từng mã doanh nghiệp niêm yết, và coi mức độ trung bình này đại diện cho mức độ minh bạch của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư trên thị trường. Các mức độ trung bình này được ghép vào dữ liệu của 5 biến nguyên nhân trong mô hình để thực hiện việc kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương quan và hồi qui tuyến tính.

3.2. Phân tích và kiểm định thang đo. 3.2.1.Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 3.2.1.Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Qua 600 bảng câu hỏi phát đi để phỏng vấn các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ cổ phiếu của 30 doanh nghiệp đang niêm yết được chọn vào mẫu nghiên cứu, thu lại được 600 (bao gồm những đợt phỏng vấn khác nhau nhằm bảo đảm số liệu thu thập tốt) trong đó có 599 bảng hữu dụng đạt tỉ lệ phản hồi gần 100%. Trong 600 nhà đầu tư tham gia trả lời có 40% là nữ có thời gian trên thị trường chứng khoán: dưới 1 năm chiếm 37%, dưới 2 năm chiếm 46% và trên 2 năm chiếm 17% trong tổng số nữ tham gia; 60% là nam có thời gian tham gia trên thị trường chứng khoán: dưới 1 năm chiếm 33%, dưới 2 năm chiếm 35% và trên 2 năm chiếm 32% trong tổng số nam tham gia trên thị trường. Bảng 3.1 giới thiệu đặc điểm của mẫu nghiên cứu về giới tính, thời gian tham gia thị trường chứng khoán.

Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu n = 600 Tần số Phần trăm (%) Giới tính Nam Nữ 362 238 60 40 Thời gian tham gia trên TTCK

Nam Dưới 1 năm Dưới 2 năm Trên 2 năm 118 125 119 33 35 32 Nữ Dưới 1 năm Dưới 2 năm Trên 2 năm 88 109 41 37 46 17 3.2.2. Kiểm định thang đo

Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu, phương pháp phân tích nhân tố EFA (exploratory factor analysis), phương pháp hồi quy tuyến tính và phương

pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha được thực hiện, nhằm phân tích các biến quan sát ảnh hưởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp như thế nào.

Thứ nhất, biến C7( Công ty thực hiện kiểm toán hàng năm có sử dụng công ty kiểm toán độc lập và tin cậy ) bị loại bỏ vì do Bộ Tài Chính và UBCKNN đã có chỉ định một số công ty kiểm toán được phép kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết quy định. Biến C6 (Công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ), các nhà đầu tư trả lời một cách trung lập và hầu như không

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM ppt (Trang 50 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)