- GTK1: Tại ngã tư bãi tắm Diễn Thành.
2.3- Tác động của ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn: 2.3.1 Đối với sức khỏe cộng đồng.
2.3.1. Đối với sức khỏe cộng đồng.
Các khí thải chứa các thành phần ô nhiễm như: COx, NOx, SOx, ... vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các tác động cụ thể như sau:
- Khí SO2: Là chất khí khơng màu, có vị hăng cay, khơng cháy, có mùi khó chịu. Khí SO2 có thể nhiễm độc qua da, gây sự chuyển hoá làm giảm dự trữ kiềm trong máu. ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản, mức độ lớn hơn sẽ gây tiết dịch niêm mạc.
- Khí NO2: Là một khí kích thích mạnh đường hơ hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản
thường xuyên, phá huỷ răng, gây kích thích niêm mạc, ở nồng độ cao (khoảng 100ppm) có thể gây tử vong.
- Khí CO: Đây là một chất gây ngất, do nó có khả năng đẩy ơxy trong hemoglobin (là chất mang ôxy trong máu đến các tế bào trong cơ thể) chiếm chỗ của ôxy trong máu, làm cho việc cung cấp ôxy cho cơ thể bị giảm, ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10ppm có thể gây ra tăng các bệnh tim, ở nồng độ 250ppm có thể gây ra tử vong. Con người làm việc tại các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu.
- Khí metan (CH4): Có thể coi là nguồn gây nguy hiểm, nó dễ cháy nổ và ngạt thở với người và động vật ở bãi chôn lấp và môi trường xung quanh khi hàm lượng chiếm từ 5 – 15% và trong điều kiện 320C. ở bãi chơn lấp nhiệt độ trung bình cao, có khi đạt tới 39- 400C, do đó rất có thể xảy ra sự cố nếu khơng được chú ý theo dõi và có biện pháp xử lý.
- Khí hydrosunfua (H2S): là loại khí độc có mùi đặc trưng nên dễ phát hiện. Nếu tác động trực tiếp lên niêm mạc mũi nó sẽ gây viêm, nổi sần kết mạc. Khi hít vào phổi, H2S tác động lên tồn bộ đường hơ hấp, những cấu trúc sâu hơn sẽ bị phá hủy và hậu quả để lại là bệnh phù phổi. Nếu tiếp xúc với hàm lượng lớn hơn 1000ppm khí sẽ hấp thụ vào phổi rất nhanh, có biểu hiện thở gấp sau đó là trụy đường hơ hấp và dẫn đến tử vong. Nhiễm độc mãn tính đối với H2S nếu thường xuyên với hàm lượng khoảng 50 – 100ppm. Với nồng độ 700 – 900ppm, tiếp xúc trong thời gian ngắn vẫn có thể xuyên qua màng phổi đi vào mạch máu và gây chết người.
- Khí Hydrocacbon: khí này thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi,… Khi hít thở hơi Hydrocacbon ở nồng độ 40.000mg/m3 có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nơn. Khi hít thở hơi Hydrocacbon với nồng độ 60.000mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hơ hấp, thậm trí có thể dẫn đến tử vong.
- Bụi: có một số loại bệnh đặc trưng do bụi gây ra mà trước hết là bệnh phổi, bụi các loại này còn gây nên những thương tổn cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hố.
- Khói quang học gây ảnh hưởng đến đường hơ hấp và mắt trực tiếp cho công nhân lao động.
- Dung mơi hữu cơ có trong sơn gây ra những bệnh về hô hấp, tác hại nghiêm trọng đến phổi nếu tiếp xúc lâu dài.