Mạng lưới huy động và uy tín của NHTM: NHTM có hệ thống chi nhánh
rộng khắp từ nông thôn đến thành thị sẽ có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn nhàn rỗi
rộng khắp cũng chứng tỏ được sự phát triển của NH, làm cho mọi người dân quen
thuộc hơn với NH và có giao dịch với NH nhiều hơn. Tuy nhiên việc người dân có
quyết định gửi tiền vào NH hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc
biệt là uy tín của NH. Trước sự biến động từng ngày, từng giờ của nền kinh tế thì
nguy cơ về mất khả năng thanh toán của NH không phải là điều không dễ xẩy ra. Vì vậy mà người gửi tiền thường lựa chọn NH nào có uy tín trên thị trường nhất để gửi
tiền, đó là NH mang lại sự an toàn và thuận lợi nhất cho ngưòi gửi. Uy tín của NHTM được thể hiện qua các tiêu thức như: sự hoạt động lâu năm, quy mô, quản lí,
nhân sự và chất lượng phục vụ… Hiện nay các NHTM luôn cố gắng nâng cao uy tín
của mình để có thể đem lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Khi đã tin tưởng một
NH nào đó thì việc cá nhân hay tổ chức kinh tế gửi tiền của mình vào NH để hưởng
lãi trong dài hạn là một điều dễ hiểu.
Chính sách lãi suất của NH: NHTM cạnh tranh bằng chính sách lãi suất hợp
lí bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất là yếu tố quyết định đến
sự thành công của việc huy động vốn, chính sách lãi suất phải hấp dẫn người gửi, điều chỉnh linh hoạt theo những biến động liên tục của thị trường vừa đảm bảo hiệu
quả kinh doanh cho NH vừa đảm bảo tính thu hút. Lãi suất và quy mô tiền gửi tỉ lệ
thuận với nhau. Tuy nhiên đối với khoản tiền gửi tiết kiệm thì có đặc trưng khác
biệt, đó là thông thường người dân đi gửi tiết kiệm không hoàn toàn chỉ chú ý đến
lãi suất huy động thấp hay cao, mà so sánh với tỉ lệ trượt giá của đồng tiền và tiền
lãi mang lại so với các hình thức đầu tư khác như mua cổ phiếu, trái phiếu…như
vậy người dân mới quyết định có nên gửi tiền vào NH hay không và gửi với kì hạn
bao nhiêu. Tuy nhiên đối với khách hàng là tổ chức kinh tế thì ngoài yếu tố lãi suất
họ còn quan tâm nhiều đến các dịch vụ mà NH cung cấp, thái độ phục vụ của nhân
viên NH, công nghệ và hệ thống chi nhánh để phục vụ một cách tốt đa nhất có thể đối với các hoạt động liên quan đến NH của tổ chức. Ngày nay khi NH gần hơn với
mỗi cá nhân hay tổ chức kinh tế thì việc người dân ngày càng quan tâm tới cổ
phiếu, trái phiếu của NH cũng là điều dễ hiểu. Và đây cũng là kênh huy động vốn
Công tác cân đối vốn của NHTM: Thông thường một chiến dịch huy động
vốn của NH thường gắn với việc sự dụng vốn cùng thời kì, để đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn cũng như tăng trưởng nguồn vốn thì NHTM phải có một cơ
cấu vốn hợp lí. Có thể nói đây là công tác quan trọng nhất trong các hoạt động của
NH, nó quyết định tất cả các hoạt động khác, quyết định đến kết quả kinh doanh của
bất cứ NHTM nào. Thông qua hoạt động cân đối vốn NHTM sẽ có quyết định chính
xác trong việc cần huy động vốn bao nhiêu? Kì hạn như thế nào? Cho vay bao nhieu với kì hạn tương ứng ra sao?Như vậy sẽ nâng cao được tính chủ động trong công tác huy động và cho vay cho NHTM.
Chính sách sản phẩm: Khách hàng quan tâm đến một NH không chỉ đơn
giản là lãi suất kì vọng mà NH mang lại, mà còn phụ thuộc vào các dịch vụ khác mà NH cung cấp cho khách hàng. Ngày nay các NHTM luôn cố gắng đa dạng hoá các
loại sản phẩm để phục vụ được tối đa nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như: nhiều kì hạn khác nhau, mệnh giá, và chủng loại khác của tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái
phiếu…Qua đó sẽ đa dạng hoá được loại khách hàng.
Chính sách quảng cáo và quảng bá thương hiệu: NHTM cũng là một tổ chức
kinh doanh nên quảng cáo và quảng bá thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để có được sự tin tưởng và hình ảnh đẹp trong con mắt của khách hàng thì NHTM phải thực hiện đồng bộ các yêu cầu đó. Các hình thức quảng cáo được đa
dạng hoá như: thông qua báo hình, báo nói, báo viết và báo điển tử….Đưa NH đến
gần với mọi tầmh lớp dân cư hơn, các chính sách mới của NH cũng được người dân
biết đến như thế thì người dân mới có thể nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động của NH được.
Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng trên, hoạt động huy động vốn của NH còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: chính sách khách hàng, dịch vụ NH, tư vấn, chiết
khấu…kèm theo nghiệp vụ huy động vốn với thời hạn trung và dài hạn là vô cùng quan trọng.
1.5. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM. 1.5.1. Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của các NHTM.
Hiệu quả của hoạtđộng huy đông vốn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội
và kết quả kinh doanh của mỗi NHTM. Một lượng vốn lớn và đầyđủ sẽ góp phần
thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đầu tư sản
xuất kinh doanh. Có một nguồn vốn huy độngđủ lớn và có kì hạn hợp lí sẽ giúp NH có thể kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hoá hoạt động nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận.
Với sự phát triển chung của đời sống nhân dân và của cả nền kinh tế nên lượng tiền tiết kiệm trong dân là rất lớn, bên cạnh đó nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tạm thời nhàn rỗiở một số thờiđiểm không phải là nhỏ. Các NHTM phải tập trung và thu hút các nguồn vốn này để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế xã hội, đưa đồng tiền nhàn rỗi vào lưu thông.
Để phát huy hết vai trò, chức năng của nguồn vốn trong nền kinh tế thì các NHTM cần thực hiện tốt và có hiệu quả công tác huy động vốn. Công tác huy động
vốn có đạtđược hiệu quả hay không thì dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau:
Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của NH, huy động vốn của NH phải có sự tăng trưởng, đáp ứng cho các hoạt động khác của NH như cho vay, thanh toán, đầu tư….Nếu NH huy độngđược ít vốn sẽ không đủ nguồn cho các hoạtđộng khác, không đa dạng hoá kinh doanh và sẽ mấtđi lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên nếu NH huy động quá nhiều vốn mà chưa có kế hoạch sự dụng hợp lí sẽ dẫn đến chi phí tăng cao, nguồn vốn bịđóng băng do không đưa vào đầu tư. Bên cạnh đó NH huy động vốn phải chú ý đến kì hạn, phải cân đối giữa các kì hạn trong tổng
nguồn. Kì hạn không hợp lí có thể dẫnđến mất khả năng thanh khoản của NH, hay
ảnh hưởng trực tiếpđến hoạtđộngđầu tư của NH.
Như vậy huy động vốn hiệu quả là huy động vốn vừađủ đáp ứngđủ nhu cầu
kinh doanh của NH, nguồn huy độngổn định có kì hạn phù hợp với hoạtđộng của
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM.
Đánh giá hiệu quả hoạtđộng huy động vốn trên những khía cạnh khác nhau thì có những chỉ tiêu khác nhau. Trong bài viết này em xin đề cậpđến các chỉ tiêu đánh
giá dựa trên khả năng sự dụng vốn và chi phí củađồng vốn.
Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: Nguồn vốn có kì hạn dài chứng tỏ nguồn vốn ổnđịnh về thời gian. Nguồn vốn đạt mục tiêu về nguồn ổn định và có tốc độ gia tăng đều đặn là nguồn tăng trưởngổn định. Bên cạnh đó
chúng ta còn xem xét tính ổn định của nguồn huy động dựa vào tỉ lệ so sánh giữa
vốn có thời hạn dài và vốn có thời hạn ngắn. Tuỳ vào NH với những mục tiêu cụ thể
của mình mà tỉ lệ này ở mức nào là hợp lí, nhưng nhìn chung các NH đều mong muốn tỉ lệ này càng lớn càng tốt. Vì như vậy cơ hội kinh doanh của NH được đa dạng hơn rất nhiều. Nguồn vốn tăng trưởngổn định còn được phản ánh ở chỉ tiêu cơ
cấu các khoản huy động.
Cơ cấu khoản huy động= số dư khoản huy động / tổng huy động.
Cơ cấu hợp lí sẽ giúp cho NH thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình cũng như
hoạtđộng chi trả cho khách hàng gửi tiền cũng như các tổ chức khác trong nền kinh tế mà NHTM vay vốn.
Nguồn vốn có khả năng đáp ứng các hoạtđộng của NH: chỉ tiêu này được đánh giá thông qua phần chênh lệch giữa vốn mà NH huy động được và phần vốn mà NH sự dụng cho nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác. Bởi từ không phải mọi khoản mà NH huy độngđượcđềuđượcđưa vào kinh doanh, NH phải trích một phần từ nguồn huy động để lập dự trữ bắt buộc theo quy định chung của
NHNN, một phần để lập quỹđảm bảo khả năng thanh toán. Huy động vốn đạt hiệu
quả là khi lượng vốn sự dụng tương xứng với lượng vốn huy động về sau khi trích lập các quỹ theo quy định. Phần thu nhập từ viêc sự dụng vốn sẽ bù đắp chi phí huy
động vốn và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Hơn nữa sự dụng vốn sẽ thứcđẩy
nợ, để tăng được dư nợ thì NH phải mở rộng tín dụng mà hoạt động tín dụng lại
chịu sự chi phối trực tiếp của lượng vốn huy động được. Khi hoạt động huy động
vốn đạt hiệu quả cao thì đồng nghĩa với việc nguồn vốn kinh doanh được mở rộng, tăng cho vay, tăng lợi nhuận.
Chi phí huy động vốn.
Chi phí huy động vốn= lãi trả cho người huy động + chi phí huy động khác. Lãi trả cho người huy động= quy mô huy động * lãi suất huy động.
Chi phí huy động khác= chi phí trả trực tiếp cho người gửi như quà tặng, sổ xố
trúng thưởng…
Lãi suất huy động hiện nay vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Các NHTM có thể tuỳ thuộc vào mục tiêu riêng của mình mà quy định một
mức lãi suất nhấtđịnh, tuy nhiên mức lãi suất này phải nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng gay gắt dẫn đến ngoài việc
các NH chạyđua về lãi suất thì còn thay nhau ra các hình thức khuyến mãi như quà tặng, tặng sổ xố…khi khách hàng đến gửi tiền. Các hình thức này có thể năng cao hiệu quả huy động nhưng cũng kéo theo chi phí huy động tăng lên.
Chi phí huy động tác động trực tiếp đến hiệu quả huy động, chi phí càng cao thì lượng vốn huy độngđược càng lớn. Tuy nhiên không phải mức chi phí cao nào cũng sẽ mang lại một lượng vốn khổng lồ cho NH, bởiđơn giản tiền nhàn rỗi trong dân chúng không phải là vô hạn. Vấn đềđặt ra cho các NH đó là phải cơ cấu mức
chi phí hợp lí, vừa thu hút được khách hàng gửi tiền nhưng cũng phảiđảm bảo mức
chi phí thấp nhất có thể có cho NH.
Tỷ lệ quỹđảm bảo khả năng thanh toán:
Tỷ lệ quỹđảm bảo khả năng thanh toán= Dự trữđảm bảo khả năng thanh toán /
Việc NHTM trích lập quỹ từ nguồn huy động để dành cho thanh toán vừa đảm
bảo khả năng thanh toán cho NH trong trường hợp cần thiết vừa chứng tỏ việc
NHTM luôn đảm bảo được sự an toàn cho khách hàng, tạo tâm lí yên tâm cho khách hàng khi họ gửi tiền tại NH. NH phải lập quỹ này vì không phải nguồn vốn nào cũng có tính ổn định, với nhiều trường hợp xẩy ra người dân có thểđến rút tiền
trước hạn, khi đó NH phảiđảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó còn đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH, mang lại hiệu quả cho hoạt động
Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG.
2.1. TỔNG QUAN VỀ NH ĐT & PT CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.1.1. Cơ sở pháp lí của việc thành lập NH ĐT & PT chi nhánh Quang Trung.
Ngày 26/4/1957 NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo nghị định 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ, với tên gọi đầu tiên là NH Kiến Thiết Việt
Nam trực thuộc bộ Tài chính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực Ngân hàng tài chính nói riêng, NH ĐT & PT Việt Namđã ngày càng lớn
mạnh và trở thành một trong bốn NH thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam,
giữ vai trò chủ đạo trong các linh vực như đầu tư và phát triển. Với 47 năm phát
triển và trưởng thành NH ĐT & PTđã có hơn 64 chi nhánh, 2 sở giao dịch và hơn
4500 cán bộ công nhân viên. Chi nhánh NH ĐT & PT chi nhánh Quang Trung là
một trong số các chi nhánh cấp một của NH ĐT & PT VN. Được ra đời theo:
oĐề án cơ cấu lại NH ĐT & PT Việt Nam và kế hoạch kinh doanh 5năm
2001- 2005.
oĐiều lệ tổ chức và hoạt động của NH ĐT & PT VN ban hành kèm quyết định
số 54/ QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội Đồng Quản Trị NH ĐT & PT VN, được Thống đốc NH Nhà nước chuẩn y tại quyết định số 936/2002/QĐ – NHNN ngày 03/09/2002.
oQuy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của NHTM ban hành kèm quyết định
số 90/2001/QĐ- NHNN ngày 07.02.2001 của Thống đốc NH Nhà nước.
oLuật các tổ chức tín dụng số 02/ 1997/ QHX ngày 12/12/1997.
oLuật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng số
oNghị định số 49/2000/NĐ- CP ngày 12/09/2000 Chính phủ về tổ chức hoạt động của NHTM.
oĐiều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của NHTM ban hành kèm theo quyết định số 122/2001/QD- NHNN ngày 20/02/201 của Thống đốc NHNN.
Chi nhánh Quang Trung thành lập dựa trên việc nâng cấp phòng giao dịch
Quang Trung và tách một bộ phận từ sở giao dịch I. Như vậy thì sở giao dịch I tiếp
tục thực hiện được những chức năng đặc thù của mình ( đó là: trung tâm thanh toán-
điều chuyển vốn, nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho cả hệ thống, và đay cũng là nơi mà NHĐT & PT VN dùng để thí nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới trước khi
triển khai trên toàn hệ thống ) đồng hành cùng các chức năng cơ bản của một
NHTM. Bên cạnh đó Chi nhánh Quang Trung sẽ trở thành trung tâm tập trung
chuyên sâu phát triển nghiệp vụ NH bán lẻ, và sẽ trở thành một phần không thể
thiếu trong toàn hệ thống. Cùng với thời gian NHĐT & PT chi nhánh Quang Trung
ngày càng phát triển vững mạnh và trở thành một mắt xích không thể thiếu trong
chuỗi siêu thị NH, bên cạnh các phòng giao dịch, chi nhánh cấp1 khác trên toàn quốc. Góp phần hình thành nên một thị trường bán lẻ, với đầy đủ dịch vụ về Ngân