Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro

Một phần của tài liệu Võ Hoàng Diễm Trinh_ Luận án-đã chuyển đổi (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu luận án

1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro

1.2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro

Hai chuỗi lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp và rủi ro xác định hướng phân tích về rủi ro của ngân hàng thương mại.

1.2.2.1. Lý thuyết về chi phí đại diện (Agency Cost), rủi ro đạo đức (Moral Hazard) và cho vay xã hội (Social Lending)

Nhóm đầu tiên đầu tiên bao gồm các lý thuyết về chi phí đại diện (Agency Cost), rủi ro đạo đức (Moral Hazard) và cho vay xã hội (Social Lending). Các lý thuyết này giả định rằng có mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro, cụ thể sở hữu nhà nước sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn cho NHTM.

Lý thuyết đại diện đề cập đến mâu thuẫn đại diện, hay xung đột lợi ích giữa người đại diện và chủ sở hữu. Và khi vấn đề đại diện phát sinh sẽ làm phát sinh chi phí đại diện. Theo Fama và Jensen (1983) trong một doanh nghiệp có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt, hay khi chủ sở hữu doanh nghiệp khơng tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp thì chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng thơng tin bất đối xứng giữa nhà quản lý và chủ sở hữu. Nhà quản lý có nhiều thơng tin về tình hình của doanh nghiệp và họ sẽ dùng quyền quản lý này để trục lợi cho bản thân điều này có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, các nhà quản trị đang điều hành các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thường khơng sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp và thường dành nhiều nguồn lực hơn cho các mối quan tâm nghề nghiệp cá nhân so với các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thuộc khu vực tư (doanh nghiệp tư nhân/ dân doanh). Những cách thức quản trị yếu kém và phân bổ sai nguồn lực do xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản lý dẫn đến nguy cơ rủi ro cao hơn và hiệu quả hoạt động kém hơn cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (Barry và cộng sự, 2011; Berger và cộng sự, 2005; Iannotta và cộng sự, 2007; Sapienza, 2004; Shleifer và Vishny, 1986, 1997).

Theo lý thuyết rủi ro đạo đức, các NHTM có sở hữu nhà nước thường khơng gánh chịu tồn bộ hậu quả của các rủi ro và do đó, các NHTM này có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động có mức độ rủi ro cao. Rủi ro đạo đức xảy ra khi một bên có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn bởi vì họ sẽ khơng phải gánh chịu tồn bộ các hậu quả phát sinh. Do đó, người ra quyết định khơng chịu trách nhiệm tồn bộ với rủi ro thường hành xử khác với người chịu trách nhiệm toàn bộ đối với rủi ro và sự khác biệt này thường liên quan đến các hành vi vô trách nhiệm hoặc hành vi chấp nhận rủi ro cao. Từ quan điểm này, một giá trị quan trọng của sở hữu

nhà nước ở nhiều quốc gia (cả phát triển và đang phát triển) là chính phủ đóng vai trị là người bảo vệ cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước. Sự bảo vệ này bao gồm loại bỏ các khoản nợ xấu, bổ sung vốn hoặc giải cứu trực tiếp khi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đối mặt với rủi ro phá sản. Do đó, kỳ vọng được chính phủ cứu trợ của các ngân hàng có sở hữu nhà nước trở thành động lực cho các nhà quản lý chấp nhận mức rủi ro cao (Merton, 1977).

Lý thuyết cho vay xã hội (Social Lending) cho rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước khơng hồn tồn dựa vào lợi nhuận vì họ có các mục tiêu lợi ích xã hội. Đối với lĩnh vực ngân hàng, lập luận cho vay xã hội nói rằng các ngân hàng có sở hữu của nhà nước góp phần phát triển kinh tế và cải thiện phúc lợi chung (Stiglitz, 1993). Nhìn chung, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có nhiều khả năng đảm nhận các dự án mang lại lợi ích xã hội, như phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các dự án này có thể tạo ra dịng tiền khơng đủ để trả nợ và có khả năng vỡ nợ cao. Theo lý thuyết này, các ngân hàng có sở hữu nhà nước lớn có thể có hiệu quả hoạt động thấp hơn và rủi ro cao hơn so với các NHTM trong khu vực tư nhân.

1.2.2.2. Lý thuyết Rủi ro thị trường (The Market Risk Theory) và lý thuyết ràng buộc ngân sách mềm (The Soft Budget Constraint Theory)

Chuỗi lý thuyết thứ hai bao gồm lý thuyết rủi ro thị trường (The Market Risk Theory) và lý thuyết ràng buộc ngân sách mềm (The Soft Budget Constraint Theory). Các lý thuyết này cho thấy các ngân hàng có sở hữu nước ngồi có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn các ngân hàng trong nước. Lý thuyết rủi ro thị trường cho rằng các ngân hàng có sở hữu nước ngồi có thể có rủi ro cao hơn do các yếu tố đặc thù của thị trường nước sở tại (Amihud và cộng sự, 2002; Berger và cộng sự, 2013; Méon và Weill, 2005; Winton, 1999). Các yếu tố thị trường như ngơn ngữ, văn hóa, thể chế phi chính thức, quy định, hệ thống pháp luật cũng như mức độ khơng hồn hảo của thị trường và vấn đề thông tin bất đối xứng ở nước sở tại đặt ra những thách thức trong việc quản trị rủi ro đối với các ngân hàng có sở hữu nước ngồi (Berger và cộng sự, 2000, 2013 ; Buch và DeLong, 2004; Glory và cộng sự, 2006). Thêm vào đó, để chinh phục những khác biệt thị trường này, các ngân hàng có sở hữu nước ngồi cần nỗ lực nhiều hơn trong việc thu thập thông tin tại địa phương và trong việc tạo mối quan hệ với khách hàng so với các ngân hàng

thuộc sở hữu trong nước (Berger và cộng sự, 2001). Ngoài ra, lý thuyết về ràng buộc ngân sách mềm cho rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước có thể có rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng có sở hữu nước ngồi do những lợi thế đi kèm với quyền sở hữu của chính phủ. Hội chứng ràng buộc ngân sách mềm phát sinh khi một đơn vị tài trợ nhận thấy rằng cố định ngân sách cho một doanh nghiệp có sở hữu nhà nước là điều khơng thể (Kornai, 1980; Maskin, 1996). Các doanh nghiệp này luôn nhận được sự cứu trợ với các khoản trợ cấp tài chính hoặc các cơng cụ khác và có thể tồn tại ngay cả sau khi thua lỗ kinh niên (Kornai và cộng sự, 2003). Cùng lí do đó, các ngân hàng có sở hữu nhà nước được hưởng lợi thế từ sự hỗ trợ của chính phủ trong các hình thức bơm vốn trực tiếp, sự bảo lãnh công khai hoặc ngầm và trong vấn đề xử lý nợ xấu. Như vậy, khi đo lường rủi ro có thể thấy mức độ rủi ro của NHTM có sở hữu nhà nước thấp hơn so với các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, việc kỳ vọng vào sự hỗ trợ và giải cứu của chính phủ cũng có thể dẫn đến hành vi chấp nhận rủi ro tổng thể cao hơn do rủi ro đạo đức. Nier và Baumann (2006) cung cấp bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ ngầm của chính phủ khuyến khích các NHTM chấp nhận rủi ro cao hơn.

Một phần của tài liệu Võ Hoàng Diễm Trinh_ Luận án-đã chuyển đổi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w