7. Kết cấu luận án
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, chúng ta đã có được một cơ sở các nghiên cứu rất phong phú trong và ngoài nước về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời, đến rủi ro của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Các nghiên cứu này khơng chỉ cho biết xu hướng tác động mà còn lý giải nhiều vấn đề thuộc phương pháp nghiên cứu như: sự lựa chọn các mơ hình nghiên cứu, các biến nghiên cứu, các kiểm định, những ưu nhược điểm của các cách tiếp cận phân tích định lượng … Các cơng trình nghiên cứu này sẽ giúp cho những ai quan tâm không chỉ hiểu sâu thêm các vấn đề lý thuyết mà còn hỗ trợ hiệu quả cho sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu, các mơ hình hồi quy vào xem xét các mối quan hệ này trên một phạm vi không gian nhất định.
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể cũng như xem xét vấn đề nghiên cứu theo định
hướng vận dụng cho thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, qua phân tích và tổng hợp tiến trình và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trên, có thể nhận thấy những khoảng trống nghiên cứu sau đây:
- Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung nghiên cứu hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro, rất ít nghiên cứu xem xét đồng thời tác động của cấu trúc
sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro. Thêm nữa, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy chưa có sự đồng thuận về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM;
- Đối với các nghiên cứu trong nước:
(i) Như đã phân tích ở mục 6 (Ý nghĩa luận án), nhu cầu nghiên cứu về tác động đồng thời của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM là thực sự cần thiết cả về phương diện học thuật cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến vẫn chưa có những nghiên cứu nào được tiến hành theo cách tiếp cận này đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
(ii) Đa số những nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam hoặc là chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả thuần túy thực trạng; hoặc các nghiên cứu triển khai theo hướng nghiên cứu định lượng nhưng cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của luận án này. Các nghiên cứu này:
- hoặc chỉ nghiên cứu trên mẫu dữ liệu nhỏ, thời gian nghiên cứu chưa đủ dài (nghiên cứu của Phạm Hồng Sơn và cộng sự (2014): 102 quan sát, Trần Việt Dũng (2014: 154 quan sát, nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng (2018): 198 quan sát…). Trong những nghiên cứu mà luận án tiếp cận được, số NHTM được nghiên cứu và thời gian nghiên cứu dài nhất là nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung (2013) tuy về danh nghĩa được tiến hành trên 39 NHTM nhưng vì sử dụng kỹ thuật biến giả và chỉ xem biến loại hình ngân hàng như là một trong số 7 nhân tố có tác động đến hiệu quả hoạt động và cũng chỉ phân biệt giữa sở hữu nhà nước với các loại hình sở hữu khác qua biến giả OWNERSHIP mà chưa phân tích các loại hình sở hữu khác như sở hữu nước ngoài, sở hữu nhà đàu tư trong nước.
- hoặc chỉ tập trung vào một hình thức sở hữu, chẳng hạn, sở hữu nhà nước hoặc sở hữu nước ngoài tác động đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của NHTM (nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); Man Duy Pham (2016)…) chứ chưa thực sự tập trung vào tác động của các hình thức sở hữu khác nhau đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM;
dữ liệu là các cơng ty niêm yết, trong đó có cả ngân hàng, chứ khơng nghiên cứu riêng về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Điều này dẫn đến những dữ liệu của các Công ty không phải NHTM với số lượng tham gia mẫu lớn hơn nhiều so với NHTM sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả thực nghiệm mà qua đó có thể khơng phản ảnh được chính xác những đặc điểm của hệ thống NHTM Việt Nam. Bởi vì, so với các Cơng ty thuộc lĩnh vực phi tài chính, NHTM là một lĩnh vực hoạt động có những đặc thù riêng, khá khác biệt.
(iii) Các nghiên cứu trước đây phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam chỉ tập trung vào một loại rủi ro cụ thể, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng chứ chưa đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro tổng thể của NHTM (nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016), Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017)…)
(iv) Các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm định tính bền vững của kết quả và các vấn đề nội sinh của mơ hình. Do đó các kết quả chưa có đủ độ tin cậy cao để làm cơ sở cho các khuyến nghị.
(v) Ngoài ra, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cho đến nay vẫn chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu cơ chế thơng qua đó cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM.
Những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu:
- Nghiên cứu này tiến hành đồng thời việc nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. Việc xem xét đồng thời ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trong cùng một đề tài nghiên cứu sẽ cho phép đặt các tương quan trong một tổng thể, từ đó sẽ đóng góp vào việc thảo luận kết quả nghiên cứu và đặc biệt xem xét các hàm ý từ kết quả nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống, thay vì xem xét chúng một cách biệt lập. Điều này sẽ giúp hạn chế những kết luận phiến diện, thiếu cân nhắc sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời,
vốn là một tương quan đánh đổi cơ bản của tất cả các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nó cũng cho phép kiểm tra, đối chiếu, so sánh các dữ liệu, bảo đảm tốt hơn độ tin cậy của dữ liệu, cũng như hỗ trợ cho việc phân tích thống kê mơ tả.
- Trên cơ sở kế thừa các mơ hình, các phương pháp nghiên cứu, sẽ tiến hành khảo sát cơ sở dữ liệu thực tế (26 ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 2007-2019). Điều này có nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng khảo sát là các NHTM Việt Nam, loại trừ các cơng ty kinh doanh các lĩnh vực ngồi NHTM. Nghiên cứu cũng đã mở rộng đối tượng khảo sát cả về số lượng NHTM lẫn về thời gian khảo sát.
Mặt khác, để khắc phục những vấn đề được nêu ra về phương pháp nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành phân tích lựa chọn mơ hình hồi quy thích hợp nhất với các kiểm định hợp lý để phân tích tác động của các cấu trúc sở hữu khác nhau đến khả năng sinh lời và rủi ro tổng thể của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Đề tài cũng dành nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu và các vấn đề nội sinh của mơ hình. Đó đều những vấn đề mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa có điều kiện để quan tâm một cách thích đáng.
1.5. Kết luận
Chương 1 trình bày những vấn đề chung liên quan đến cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM đồng thời tổng hợp những nghiên cứu liên quan đến tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trên thế giới cũng như Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều quan điểm trái ngược về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM.
Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu đã trình bày trong chương này phần lớn tập trung vào các nước phát triển, nơi có hoạt động ngân hàng phát triển, luật bảo vệ nhà đầu tư rất nghiêm ngặt, cơ chế quản trị công ty rõ ràng, thông tin công bố minh bạch. Khác với các nước phát triển, các quốc gia đang phát triển có mơi trường thể chế yếu, mức độ hội nhập vào nền kinh tế tài chính thế giới cịn thấp, các quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của các cổ đông chưa rõ ràng, tính minh bạch của thơng tin và cơng bố thơng tin tự nguyện ở mức độ thấp. Môi trường
thể chế và mơi trường thơng tin của Việt Nam có các đặc điểm tương đồng với các nước đang phát triển khác, đó là sự chưa hồn thiện của mơi trường thể chế, môi trường thông tin chưa thật sự minh bạch, việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, quyền lợi các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi, chưa được chú trọng đúng mức.
Thơng qua việc tổng hợp cơ sở lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây trên thế giới cùng với việc xem xét bối cảnh cụ thể của Việt Nam, đây là cơ sở giúp luận án phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mơ hình nghiên cứu ở chương tiếp theo.