5. ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG: 1 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
5.2.2.3. Bệnh nhân điều trị nội trú, nằm khoa săn sóc tích cực
COPD nặng
• Levofloxacin 750 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ hay • Moxifloxacin 400 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ hay
• Ceftriaxone 1 g tiêm mạch mỗi 24giờ hay Ertapenem 1 g tiêm mạch mỗi 24giờ phối hợp Azithromycin 500 mg tiêm mạch mỗi 24giờ
Nếu nghi ngờ bệnh nhân viêm phổi do Gram âm (như Pseudomonas), hay bệnh nhân nghiện rượu viêm phổi hoại tử, giãn phế quản /xơ nang phổi, thở máy, sốt giảm bạch cầu hạt với tổn thương phế nang, sốc nhiễm trùng suy đa cơ quan :
• Piperacillin-tazobactam 4.5 g tiêm mạch mỗi 6giờ hay 3.375 g tiêm mạch
mỗi 4giờ hay 4 giờ truyền 3.375 liên tục cách mỗi 8 giờ hay
• Cefepime 2 g tiêm mạch mỗi 12giờ hay
• Imipenem/cilastatin 500 mg tiêm mạch mỗi 6giờ hay Meropenem 1g tiêm mạch mỗi 8giờ hay
• Nếu dị ứng với Penicillin dùng thay thế bằng Aztreonam 2 g tiêm mạch mỗi 6giờ
phối hợp với
• Levofloxacin 750 mg tiêm mạch mỗi 24 giờ hay
• Moxifloxacin 400 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ hay
• Aminoglycoside (Gentamicin 7 mg/kg/ngày tiêm mạch hay Tobramycin 7 mg/kg/ngày tiêm mạch )
• Có thể thay Fluoroquinolone hô hấp bằng Azithromycin 500 mg tiêm mạch mỗi 24giờ
Thời gian điều trị: 10-14 ngày
Nếu hậu nhiễm cúm, nghi ngờ có khả năng nhiễm tụ cầu :
• Vancomycin 15 mg/kg tiêm mạch mỗi 12giờ hay linezolid 600 mg tiêm mạch ngày 2 lần phối hợp với
• Levofloxacin 750 mg tiêm mạch mỗi 24 giờ hay • Moxifloxacin 400 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ
Nếu sử dụng kháng sinh trong vịng 3 tháng trước:
• Liều cao ampicillin 2 g tiêm mạch mỗi 6giờ (hay penicillin G, nếu không kháng thuốc ); nếu dị ứng penicillin , thay bằng vancomycin 1 g tiêm mạch mỗi 12giờ phối hợp với
• Azithromycin 500 mg tiêm mạch mỗi 24giờ phối hợp với
• Levofloxacin 750 mg tiêm mạch mỗi 24h hay moxifloxacin 400 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ
Nguy cơ viêm phổi hít hay viêm phổi kỵ khí hay áp xe phổi
Có thể điều trị:
• Clindamycin 300-450 mg uống mỗi 8giờ hay • Ampicillin-sulbactam 3 g tiêm mạch mỗi 6h hay
• Ertapenem 1 g tiêm mạch mỗi 24h hay
• Ceftriaxone 1 g tiêm mạch mỗi 24giờ phối hợp metronidazole 500 mg tiêm mạch mỗi 6h hay
• Moxifloxacin 400 mg tiêm mạch hay uống mỗi 24giờ hay h • Piperacillin-tazobactam 3.375 g tiêm mạch mỗi 6giờ hay
• Nếu nghi ngờ S aureus kháng methicillin (MRSA) phối hợp với
Vancomycin 15 mg/kg tiêm mạch mỗi 12giờ hay Linezolid 600 mg tiêm
mạch hay uống mỗi 12giờ
• Nếu nghi ngờ cúm thêm Oseltamivir 75 mg tiêm mạch hay uống mỗi 12 giờ điều trị 5 ngày
Kháng sinh mới trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
Từ khi ra đời hướng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng của hội bệnh lý nhiễm khuẩn (IDSA)/hay hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), 2 loại thuốc kháng sinh đã được cơ quan thực phẩm và thuốc (FDA) Hoa Kỳ phê chuẩn là : Tigecycline và Ceftaroline fosamil.
Sử dụng Tigecycline trong viêm phổi mắc phải cộng đồng
Tigecycline được FDA phê chuẩn năm 2009 được dùng cho viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn do S pneumoniae (chủng nhạy với penicillin), bao gồm cả những ca có du khuẩn huyết, H influenza (khơng sinh men beta-lactamase), và
Legionella pneumophila. Tigecycline có hiệu quả tương tự Levofloxacin ở bệnh
nhân nhập viện nhưng tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn đặc biệt trên bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ.
Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là trên đường tiêu hóa nên củng bị hạn chế sử dụng
Liều dùng:
• Tigecycline 100 mg IV liều tấn cơng, sau đó 50 mg tiêm mạch mỗi 12giờ,
điều trị 7-14 ngày
Sử dụng ceftaroline trong viêm phổi mắc phải cộng đồng
Ceftaroline fosamil là cephalosporin tĩnh mạch được FDA phê chuẩn năm 2010 để điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn do S pneumoniae, bao gồm cả
những ca có du khuẩn huyết , H influenza , K pneumonia, Klebsiella oxytoca và E
coli pneumophila và S aureus (chủng nhạy với methicillin)
Ceftaroline là kháng sinh phổ rộng chống được vi khuẩn Gram dương và gram âm kể cả MRSA, mặc dù vậy như trên lâm sàng chưa có bằng chứng về sự nhạy cảm của viêm phổi do MRSA với Ceftaroline.
Liều dùng ceftaroline
• Ceftaroline 600 mg tiêm mạch mỗi 12giờ