Các nguồn lực về lao động trong du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì pptx (Trang 33 - 67)

Số lao động trong ngành du lịch của tỉnh rất ít. Thu nhập của người lao động trong các công ty du lịch còn thấp, trung bình một người trong 1 tháng có thu nhập là 500 nghìn đồng.

* Số lượng:

Số lượng đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Hà Tây trong thời gian có sự gia tăng lớn. Tuy nhiên với đặc điểm của du lịch Hà Tây lại không thu hút được khách lưu trú nhiều, mặt khác khách đi trong ngày đông và lại tập trung vào một số thời điểm lễ hội, các tháng hè nên số lượng lao động để phục vụ cũng khác so với các điểm du lịch khác, ít lao động trong khách sạn nhà hàng hơn, nhiều lao động gián tiếp hơn. Số lượng tham gia phục vụ khách, tham gia trong quá trình vận chuyển và bán hàng hoá, phục vụ khách là rất lớn và không thống kê được.

Tổng số lao động trong ngành du lịch ở Sơn Tây- Ba Vì chiếm khoảng 37,8% so với tổng số lao động của ngành trong tỉnh. Năm 1996 Sơn Tây- Ba Vì có 272 lao động trong ngành du lịch. Đến năm 2000 khu vực có 480 lao động trực tiếp chiếm khoảng 40% số lao động toàn tỉnh. Hiện nay, lao động trực tiếp ở khu vực Sơn Tây- Ba Vì là khoảng 430 lao động gián tiếp là 950 người.

* Chất lượng lao động:

Đội ngũ tham gia phục vụ khách du lịch trong quá trình tham quan tại các điểm di lịch không chỉ có chức năng phục vụ và tạo các thuận lợi cho khách sử dụng các dịch vụ du lịch mà còn góp phần tham gia vào các sản phẩm du lịch, góp phần tạo nên hình ảnh của sản phẩm du lịch. Trong các sản phẩm khách sạn hoặc lữ hành nhân viên phục vụ khách sạn hoặc hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách cũng như làm cho khách nhớ tới điểm du lịch cũng một phần là nhờ vào họ. Như vậy, đánh gía chất lượng đội ngũ lao động là chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch của địa bàn.

Với số lượng lao động được thống kê tại Sở Du Lịch Hà Tây chủ yếu bao gồm các lực lượng lao động thuộc các ngành, thành phần kinh tế, các công ty do Sở quản lý.

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng số lao động 1.400 1.650 1.800 2000 2.200 2 .Đại học 223 280 300 330 350 Tỷ trọng % 15.9 16.9 16.7 16.5 15.9 3. Nghiệp vụ du lịch 1089 1.232 1.250 1.350 1.500 Tỷ trọng % 77.8 74.7 69.4 67.5 68.2 4. Lao động phổ thông 88 138 250 320 350 Tỷ trọng % 6.3 8.4 13.9 16.0 15.9 5. Biết ngoại ngữ 725 907 1.200 1.950 1.500 Tỷ trọng % 51.8 54.9 66.7 67.5 68.2 Đơn vị: Người.

Đội ngũ lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tây khá đông và ngày một gia tăng số lượng. Tuy nhiên số lượng lao động có trình độ đại học còn chiếm tỉ lệ thấp và có mức tăng không đáng kể: Năm 2001 chiếm 15.9% đến năm số lao động trên địa bàn chủ yếu là lao

động chỉ mới qua nghiệp vụ sơ cấp về du lịch, chiếm 2/3 trong tổng số lao động của tỉnh. Số lao động có trình độ ngoại ngữ giỏi chưa nhiều, chủ yếu là có trình độ A.

Sở du lịch đã tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ cũng như cử đi học nhiều khoá nghiệp vụ nên về cơ bản chất lượng đội ngũ lao động chính thức trong ngành về cơ bản là tương đối tốt. Với tính thời vụ cao khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm, lao động thời vụ đựơc tăng cường tại chỗ và toàn bộ sản phẩm được hình thành ngay trong quá trình đó, như vậy việc quản lý chất lượng lao động cũng như chất lượng sản phẩm là rất khó khăn.

Hà Tây có vị trí tiếp giáp với Hà Nội là nơi có nhiều trường Đại học, trung cấp nghiệp vụ du lịch nên có nhiều điều kiện trong việc tổ chức đào tạo, nâng cấp chất lượng đội ngũ lao động. Cần có những hình thức đào tạo nhân rộng, để có cách tiếp cận cho những đối tượng lao động gián tiếp với nghiệp vụ chuyên môn du lịch. Nhiều nơi trên thế giới, những nơi có sự tham gia của cộng đồng địa phương và các thành phần lao động gián tiếp vào hoạt động du lịch đã có nhiều hình thức đào tạo khác nhau, cần thiết thậm chí cả các chương trình giáo dục cộng đồng về văn hóa ứng xử như hiệu quả từ hoạt động du lịch trong sự cân bằng phát triển bền vững.

2.4. Thực trạng, chính sách Marketing- Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Sơn Tây- Ba Vì:

2.4.1. Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần Sơn Tây - Ba Vì:

* Thực trạng khách du lịch:

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dòng khách quốc tế đến Hà Tây nói chung và cụm du lịch Sơn Tây- Ba Vì nói riêng cũng tăng đáng kể. Theo số hiệu thống kê năm 2001 toàn tỉnh đón được 89.115 lượt khách quốc tế năm 2004 là 100.000 lượt khách. Tốc độ tăng trung bình của khách quốc tế trong giai đoạn 2001-2004 là 5.3%. Khách nội địa cũng có sự gia tăng nhanh chóng, năm 2001 tổng số khách nội địa của Hà Tây là 1.459.132 lượt khách, đến năm 2004 là 2.270.000 lượt khách gấp gần 1.6 lần so với năm 2001 khách nội địa trung bình hàng năm là 15.9% trong giai đoạn 2001-2004.

Bảng 5: Lượng khách du lịch của Hà Tây giai đoạn 2001-2004 và kế hoạch của năm tiếp theo.

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Tỉ lệ tăng BQ từ 01-04% Mốc thực hiện 2005 Tổng số khách Lựơt khách 1.548.247 1.764.926 2.027.904 2.370.000 15.3 2.600.000 Khách quốc tế Lựơt khách 89.115 98.923 81.760 100.000 5.3 130.000 Khách nội địa Lựơt khách 1.459.132 1.666.003 1.945.982 2.270.000 15.9 2470.000 Nguồn: Sở Du Lịch Hà Tây.

Khách nội địa chiếm 5-6% tổng số khách đến Hà Tây. Mặc dù tỉ lệ này có tăng liên tục trong thời gian qua, nhưng với con số thực tế này cho thấy vấn đề phát triển thị trường khách quốc tế ở Hà Tây còn chưa tương xứng với các tiềm năng du lịch. Khách quốc tế thường có khả năng chi trả cao, có ý thức trách nhiệm trong tham quan du lịch, có nhu cầu lớn và tham gia nhiều hoạt động trong chuyến du lịch như vậy cần có những biện pháp tích cực để tăng số khách thuộc thị trường này. Trong tổng số khách du lịch đến Hà Tây hàng năm thì khách nội địa chiếm hơn 90%, các tài nguyên du lịch thiện nhiên cũng như văn hoá lịch sử tại Hà Tây rất hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch như Ba Vì, Khoang Xanh, Suối Tiên, Ao Vua, Chùa Hương.

Khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì chủ yếu là khách nội địa thường tập chung ở Ba Vì, Ao Vua, Suối Hai, Đồng Mô... thăm quan phong cảnh, leo núi, tắm suối và ít ngủ qua đêm. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa là 0.5 ngày, của khách quốc tế là 0.4 ngày. Hàng năm khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì chiếm hơn 40% lượng khách đến Hà Tây.

Địa điểm

2001 2002 2003 2004

QT Nội địa QT Nội địa QT Nội địa QT Nội địa

Sơn Tây- Ba Vì 27.986 496.547 34.142 595.856 28.337 744.820 40.186 931.025 Hà Tây 89.115 1.459.132 98.922 1666.003 81.760 1.945.98 2 100.00 0 2.270.000 Đơn vị: Lượt khách Nguồn: Sở Du Lịch Hà Tây. * Thực trạng doanh thu du lịch:

Doanh thu của cụm du lịch Sơn Tây- Ba Vì chiếm khoảng 35% toàn tỉnh. Trong đó doanh thu khách quố tế chiếm gần 4% của tổng doanh thu du lịch của tỉnh Hà Tây, còn lại là doanh thu du lịch nội địa.

Doanh thu từ lưu trú của Sơn Tây- Ba Vì trung bình chiếm khoảng 34,2% so với tổng doanh thu, doanh thu từ ăn uống chiếm 38,2% còn lại là doanh thu từ các dịch vụ khác.

Bảng 7: Kết quả doanh thu từ du lịch Sơn Tây- Ba Vì 2001-2004 Đơn vị: Triệu đồng. Địa điểm 2001 2002 2003 2004 Doanh Thu Tỉ lệ % Doanh Thu Tỉ lệ % Doanh Thu Tỉ lệ % Doanh Thu Tỉ lệ % Sơn Tây- Ba Vì 39.473 24.2 47.367 26.3 61.577 29.8 95.917 34.3 Hà Tây 162.820 100 180.280 100 206.542 100 280.000 100 Nguồn Sở Du Lịch Hà Tây

Do luồng khách đến Hà Tây hạn chế, thời gian lưu trú quá ngắn nên doanh thu từ du lịch của tỉnh và đặc biệt là của Sơn Tây- Ba Vì còn nhiều hạn chế. Doanh thu bao gồm các khoản khách chi trả trong thời gian lưu trú tại điểm du lịch bao gồm các khoản lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, cũng như các dịch vụ khác.

Doanh thu từ du lịch Hà Tây cũng như nhiều điểm du lịch khác được thống kê là doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch. Hà Tây là tỉnh có nhiều loại hình và hoạt động du lịch khác nhau, khó quản lý và cũng khó thống kê nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch. Thu nhập từ du lịch thuần tuý khó xác định, chỉ tiêu cần tổng hợp là tổng thu xã hội từ hoạt động du lịch, những khoản thu nhập cho ngành, xã hội do hoạt động du lịch mang lại.

Hiện tại, khách du lịch đến Sơn Tây- Ba Vì lưu trú ít, khách thường đi trong ngày không sử dụng các dịch vụ lưu trú, thậm chí các dịch vụ ăn uống do các đối tượng là khách sinh viên, học sinh, cũng như những đoàn khách đoàn thể, cơ quan, người già... Đây là những đối tượng có khả năng chi trả thấp, họ tham gia khai thác tài nguyên mà không có nhiều đóng góp cho ngành du lịch. Nếu như vị trí địa lý của tỉnh cũng như loại tài nguyên du lịch của tỉnh phù hợp với việc hình thành các nhóm khách thì cần có các định hướng cho họ tham gia thêm vào một số loại hình du lịch dịch vụ khác để giảm bớt số lượng khách du lịch đại trà và có chiến lược thu hút khách trọng tâm hơn.

Như vậy, cùng với các biện pháp gia tăng doanh thu cần thiết phải có các điều chỉnh hợp lý, phù hợp với thị hiếu của thị trường. Khoảng cách địa lý của tỉnh không tạo điều kiện để phát triển dịch vụ lưu trú nhưng lại phù hợp để thu hút khách nghỉ trưa, ăn trưa. Vì vậy, cần có định hướng phát triển sản phẩm ẩm thực địa phương phù hợp với thời gian tổ chức tour, tuyến du lịch, phù hợp với thị hiếu và khả năng của thị trường khách chính.

Chương III:

Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch cuối tuần

ở thị xã Sơn Tây và Ba Vì.

3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.

3.1.1. Quan điểm phát triển.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong tổ chức quy hoạch không gian du lịch trong việc phân tích thị trường định hướng tiếp thị, xúc tiến và tuyên truyền quảng bá.

Trước những biến động phức tạp của thế giới hay như tình hình Tây Nguyên bất ổn chính trị ở trong nước, thì việc phát triển du lịch Hà Tây nói riêng, cả nước nói chung càng phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Quan điểm phát triển du lịch bền vững về môi trường tự nhiên và văn hoá xã hội. Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, từ đó lập ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan thiên nhiên và các khu thắng cảnh, khu bảo tồn văn hoá, di sản không những bị xâm hại mà còn được bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn. Đặc biệt là đối với hệ sinh thái rừng, những danh thắng quan trọng và các quần thể di tích lịch sử...

Vừa qua dịch viêm đường hô hấp SARS xuất hiện trên thế giới trong đó có Việt Nam và đến bây giờ lại là dịch cúm (H5N1) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới đặc biệt là du lịch. Đối với Việt Nam, nhưng đợt dịch vừa qua đã làm nhiều đoàn khách quốc tế huỷ các chuyến du lịch đến Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch Việt Nam. Vì vậy quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong

sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương.

- Phát triển du lịch phải tạo sự liên hoàn và nối kết với các tỉnh lân cận để cùng phát triển.

Phát triển du lịch Hà Tây phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh lân cận để có được nguồn khách thường xuyên và ổn định. Trong thời gian qua nguồn khách chủ yếu của dủ lịch Hà Tây vẫn là các nguồn khách từ các thị trường truyền thống cho nên kết hợp chặt chẽ với du lịch các tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ là thật sự cần thiết.

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển được cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành như nông nghiệp; giao thông , công nghiệp, bưu chính viễn thông, điện... do đó cần phải có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, mỗi người dân Hà Tây. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Hà Tây, phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra.

3.1.2. Định hướng phát triển.

- Định hướng chung

Để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch cuối tuần ở Hà Tây, để Hà Tây nơi cận kề thị trường khách du lịch cuối tuần Hà Nội thực sự thành điểm du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho du lịch cuối tuần thành một thế mạnh của Hà Tây để Hà Nội là thị trường khách chính của du lịch cuối tuần Hà Tây. Định hướng ấy gắn kết các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội - văn hoá để xây dựng một hệ thống các dịch vụ du lịch phù hợp với nhu câu của khách du lịch cuối tuần. Định hướng ấy vừa khai thác tiềm năng sẵn có của Hà Tây cho du lịch, vừa thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác của địa phương phát triển. Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo nâng dần đời sống vật chất và tinh thần của mọi t ầng lớp nhân dân lao động. Căn cứ vào tiềm năng, quy hoạch chiến lược phát triển du lịch Hà Tây xác định rõ thế mạnh của ba cụm, khu du lịch trọng điểm: Hương Sơn - Quan Sơn, Suối Hai- Ba Vì, Hà Đông và phụ cận. Quy hoạch khu du lịch Hương Sơn và Suối Hai núi Ba Vì đã được chỉnh phủ công nhận là khu du lịch chuyên đề quốc gia.

Tổ chức hoạt động du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phát huy truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển bền vững du lịch Sơn Tây - Ba Vì.

3.1.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch.

- Định hướng phát triển không gian.

Không gian du lịch Sơ Tây - Ba Vì được lồng trong không gian phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì pptx (Trang 33 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)