0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở KHU VỰC THỊ XÃ SƠN TÂY - BA VÌ PPTX (Trang 44 -49 )

- Đề xuất tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch.

Điều chỉnh và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước về du lịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

- Chỉ giữ lại và tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp Nhà nước về du lịch có đủ điều kiện, tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

- Tiến hành hợp nhất và cổ phần hoá một số doanh nghiệp, khách sạn Nhà nước làm ăn kém hiệu quả để tạo nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sở du lịch.

- Chỉ ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có quy mô lớn đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh những sản phẩm du lịch cao cấp các loại hình du lịch mới hấp dẫn. Vì vậy việc tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước cần được thực hiện sao cho có được những doanh nghiệp có đủ điều kiện và trình độ quản lý để tham gia các liên doanh nước ngoài. Còn các dự án quy mô nhỏ có thể được thực hiện thông qua liên doanh với các tổ chức doanh nghiệp trong nước, trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh khác.

- Khuyến khích các thành phầ kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay chưa có điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo r a các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách.

Đề xuất tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch.

Sở Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch va dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng cục Du lịch, của UBNN tỉnh và các ngành có liên quan, Sở Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn... đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi đượ UBNN tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban ngành

và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Du lịch để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương. Mô hình ban chỉ đạo phát triển du lịch với sự tham gia của các cơ quan chức năng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBNN tỉnh cần được duy trì và nâng cao hiệu quả.

- Đề xuất phát triển các loại hình du lịch.

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn lãnh thổ Sơn Tây - Ba Vì, những loại hình du lịch chủ yếu của Sơn Tây - Ba Vì có thể tổ chức được gồm:

- Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ. - Du lịch tham quan, nghiên cứu - Du lịch sinh thái

- Du lịch thể thao, mạo hiểm. - Du lịch văn hoá, lịch sử.

Để tổ chức tốt các loại hình du lịch trên thì ta cần phải:

+ Chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của vùng.

+ Có biện pháp bảo vệ, làm phong phú hơn hệ sinh thái các rừng nguyên sinh, rừng cảnh quan, rừng đầu nguồn, biến những điểm này thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh.

+ Tôn tạo, nâng cấp các điểm tham quan, khu vui chơi, giải trí hiện có trên địa bàn tỉnh và đầu tư xây dựng mới một số điểm vui chơi giải trí lớn của tỉnh đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cuối tuần của khách du lịch cũng như người dân địa phương.

+ Tiếp tục đầu tư bảo vệ tôn t ạo và nâng cấp các di tích lịch sử- văn hoá trên địa bàn tỉnh để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan nghiên cứu.

Việc kết hợp thực hiện các giải pháp cơ bản trên sẽ cho phép phát triển phong phú các loại hình du lịch cuối tuần của Sơn Tây - Ba Vì.

- Đề xuất về đa dạng hoá các sản phẩm du lịch

Khu vực Sơn Tây - Ba Vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cuối tuần. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của vùng còn đơn điều chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Để khắc phục những hạn chế đó cần có những định hướng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng các sản phẩm đó. Cụ thể là:

- Kiến nghị:

- Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng ( số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của Sơn Tây - Ba Vì và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng một Kế hoạch có tính khả thi cao để tạo ra những sản phẩm du lịch của các địa phương khác.

- Cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống du lịch tiêu chuẩn quốc tế và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm du lịch không bị xuống cấp. Trong các khách sạn, nhà hàng cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình du lịch bổ sung để tạo ra những sản phẩm đa dạng và hấp dẫn hơn các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này.

- Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình vui chơi hơn ở các điểm vui chơi giải trí và xây dựng thêm các điểm vui chơi giải trí mới của tỉnh. ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế các hình thức vui chơi giải trí. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn Sơn Tây - Ba Vì.

- Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, mang đậm tính nghệ thuật và dân tộc cao. Điều này sẽ hấp dẫn và thu hút một lượng khách không nhỏ.


- Tiến hành phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh để có thể phục vụ khách du lịch và có chính sách xúc tiến, quảng bá đối với loại sản phẩm này.

- Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý trên địa bàn tỉnh. Nên có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch.

- Cần tiến hành hợp tác chặt chẽ với các địa phương khác, để tạo nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các điểm, tuyến du lịch liên vùng. Cần có sự thống nhất về giá cả, tình trạng cạnh tranh gây phiền hà cho khách.

- Đề xuất về đào tạo nguồn nhân lực.

Chất lượng đội ngũ nhân viên của du lịch Sơn Tây - Ba Vì chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA và đang chuẩn bị ra nhập WTO, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành phải có trình độ cao đáp ứng được chuẩn mục của quốc gia và quốc tế. Vì vậy - Sở Du lịch Hà Tây đã đề ra những định hướng sau:

- Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh để từ đó đưa ra Kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc và tại chức) lao động trong ngành khai thác. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi dân tộc doanh nghiệp du lịch của tỉnh.

- Có Kế hoạch cử các cán bộ trẻ đi đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch ở trong nước và nước ngoài. Đây là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành du lịch của Hà Tây.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, các ứng xử đối với khách và bảo vệ môi trường du lịch cho nhân dân ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì, cho các địa bàn có điểm tham quan du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp...

- Đề xuất về tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo.

Trong thời gian qua công tác tiếp thị và xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch của Sơn T ây - Ba Vì còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí và đội ngũ cán bộ nên hiệu quả còn chưa cao. Hiện nay, khách du lịch Sơn Tây - Ba Vì thiếu thông tin về du lịch của tỉnh. Các nguồn thông tin chính thức được phát hành chưa được phong phú. Những thông tin chính thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách là những nguồn thông tin chính để khách du lịch biết được và đến Sơn Tây - Ba Vì. Những định hướng lớn đối với công tác này bao gồm.

- Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Sơn T ây - Ba Vì, để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch "Sơn Tây - Ba Vì, những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại ăn uống... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần được đặt ở những đầu mối giao thông như bến xe, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch. Đối với các tổ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đền Sơn Tây - Ba Vì.

- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, du lịch, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Sơn Tây - Ba Vì để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với khách du lịch có mục đích tham quan nghỉ dưỗng ở Sơn Tây - Ba Vì mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác với địa phương.

- Cần tận dụng cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch Sơn Tây - Ba Vì.

- Có thể mở văn phòng đại diên du lịch Sơn T ây - Ba Vì tại các thị trường lớn trong nước để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở KHU VỰC THỊ XÃ SƠN TÂY - BA VÌ PPTX (Trang 44 -49 )

×