- Đáp ứng được
1.2.2. Tác động của chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài đối với một số nước tiếp nhận lao động trên thế giớ
Các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, lao động chuyên mơn cao nước ngồi có những đóng góp tích cực đối với các nước tiếp nhận lao động. Ngân hàng Thế giới cũng ước tính nếu các nước đang có dân số giảm cho phép lực lượng lao động của mình tăng 3% bằng việc cho thêm 14 triệu lao động nhập cư trong khoảng thời gian từ 2001-2025 thì mỗi năm nền kinh tế thế giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD. Phần lớn số tiền này sẽ chảy về và tạo thành nguồn vốn quan trọng cho các nước đang phát triển. Còn đối với các nước tiếp nhận lao động, những lợi ích thu được là bổ sung lực lượng lao động chuyên môn cao đang thiếu hụt trong nước, tăng cường hiệu quả của nền kinh tế, tăng cường hiệu quả của thị trường lao động và nhiều tác động tích cực khác. Chẳng hạn tại các nước EU, đóng góp của lao động chun mơn cao nước ngoài đáng được ghi nhận. Vào năm 2007, các nước EU15 có khoảng 27 triệu người dân có quốc tịch nước ngồi [82]. Hầu hết họ là những lao động có tay nghề và chun mơn cao, đến từ các quốc gia châu Âu láng giềng, châu Á, châu Mỹ Latinh. Tại Anh và Ireland – nơi cho phép dịng nhập cư lao động chun mơn cao trên quy mơ lớn từ các quốc gia Đông Âu, mức sản lượng đầu ra của nền kinh tế có thể cao hơn từ 0,5% - 1,5% trong vòng 1 thập kỷ [18]. Tại các nước có lực lượng lao động nhập cư tương đối cao trong tổng dân số và trong tổng lực lượng lao động (chẳng hạn như các nước vùng Vịnh), đóng góp của lao động chun mơn cao nước ngồi cho tởng thể nền kinh tế và cho từng lĩnh vực còn lớn hơn rất nhiều. Chẳng hạn tại UAE, dân số năm 2008 ước tính là khoảng 6 triệu người, trong đó chỉ có dưới 20% dân số là mang quốc tịch UAE, cịn lại là các chuyên gia và người lao động đến từ khắp nơi trên thế giới. 30 năm trước đây, UAE là một trong những nước được xếp vào hạng kém phát triển nhất trên thế giới, nhưng ngày nay đây được đánh giá là một trong những quốc gia có thu nhập bình qn đầu người ngang bằng với các quốc gia cơng nghiệp phát triển và là nước đạt thứ hạng cao trong chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI), chỉ số minh bạch quốc tế và chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Thu hút lực lượng lao động nước ngoài vào UAE khiến đất nước này dễ dàng thực hiện chính sách phát triển kinh tế tăng tốc, bởi với dân số mang quốc tịch UAE q ít, đất nước này sẽ khơng thể thực hiện được các dự án kinh tế khổng lồ nếu thiếu các chuyên gia nước ngồi. Theo số liệu thống kê của chính quyền UAEs, có tới 88% dân số và lực lượng lao động tập trung ở Dubai và Abu Dhabi. Nếu như năm 1989, tỷ lệ biết chữ của người dân UAE (kể cả lao động nhập cư) là 53,5%, thì năm 2003 con số này đã
tăng lên đạt 77,9%. Vào năm 2007, chỉ số HDI của UAE đạt 0,903, cao thứ 35 trên thế giới, cho thấy lực lượng lao động của UAE có trình độ giáo dục, kỹ năng, tay nghề đạt loại rất cao ở khu vực Trung Đơng. Ngồi hệ thống giáo dục mở rộng (bằng cả tiếng Arập và tiếng Anh), đất nước này cịn có hệ thống chăm sóc sức khoẻ rất hiện đại. Tởng chi tiêu cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ trong giai đoạn 1996-2003 lên tới 436 tỷ USD, chiếm khoảng 2,6% GDP và chi tiêu sức khoẻ đầu người cho người dân UAE bình quân là 673 USD/năm. Nhờ chú trọng phát triển hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, UAE là lực hút hấp dẫn đối với đội ngũ lao động và chuyên gia trên toàn thế giới, khiến đất nước này dễ dàng “cất cánh” trong một thời gian rất ngắn.
Lao động chuyên mơn cao nước ngồi mang lợi những lợi ích kinh tế lớn hơn cho các nước tiếp nhận lao động. Số liệu của Mỹ cho thấy, giai đoạn 1950-2000 lao động chuyên mơn cao nước ngồi là lực lượng thúc đẩy đởi mới mạnh mẽ nhất: cứ tăng 1,3% tỷ trọng sinh viên tốt nghiệp đại học là người nhập cư sẽ làm tăng số bằng phát minh sáng chế lên 15%, với sự đóng góp đáng kể của các nhà khoa học và kỹ sư nhập cư, một thành quả đáng tự hào mà người dân bản địa không làm được [18]. Theo một nghiên cứu về đăng ký bằng sáng chế trên quy mơ tồn cầu, các nhà khoa học thuộc các trường đại học Harvard, Duke và New York (Mỹ) cho biết, tỷ lệ bằng sáng chế do những người có quốc tịch nước ngồi sống tại Mỹ đăng ký trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI đã tăng gấp ba. Thời báo New York Times ngày 30/8/2004 đã nhận xét rằng Mỹ là một trong những nước có ưu thế vượt trội trong các lĩnh vực khoa học và sáng tạo mũi nhọn, trong đó có những đóng góp tích cực của lao động chun mơn cao nước ngồi. Ví dụ như ở lĩnh vực bằng sáng chế, Mỹ vẫn chiếm phần lớn, trong đó người nước ngồi, đặc biệt là người châu Á, ngày càng tăng (chiếm khoảng ¼ số bằng sáng chế do chính người Mỹ cấp) và ở một số lĩnh vực còn vượt cả người Mỹ. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây do Trường Đại học California thực hiện theo yêu cầu của Viện Nghiên cứu Chính sách Cơng cộng California, trong số 2.300 giám đốc doanh nghiệp của California với 90% là người nhập cư từ Ấn Độ, TQ và Đài Loan, 82% cho biết họ chia sẻ công nghệ thông tin mới với các đồng nghiệp ở quê nhà, 40% nói họ giúp sắp xếp các hợp đồng ở quê nhà, và, giống như Lu, gần 20% cho biết họ đầu tư tiền của chính họ vào việc lập các công ty mới hay các quỹ vốn nơi quê cha đất tổ của họ. Trong nhiều năm, châu Á đã
gửi những sinh viên tốt nhất của mình sang Mỹ để theo các bậc học cao hơn nhưng rất ít người trong số họ hồi hương. Theo thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ, kể từ năm 1979, hơn 400.000 người TQ đại lục ra nước ngoài du học, nhưng chỉ 10- 20% trong số này quay trở về nước. Phần lớn các sinh viên TQ tốt nghiệp ngành khoa học máy tính đến các bang California, Texas hay Washington để gia nhập đội ngũ cùng hàng ngàn người Ấn Độ, những người vào Mỹ bằng các thị thực tạm thời H1-B dành cho những người nhập cư có các kỹ năng cần thiết cho các công ty công nghệ cao mới được thành lập. Sự hiện diện của những người châu Á đã giúp thay đổi bộ mặt của ngành công nghệ cao Mỹ. Những người châu Á lưu lại tại Mỹ sau khi tốt nghiệp hay tận dụng quy chế thị thực H1-B của Mỹ đã được nhìn nhận như những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài năng. Người TQ và Nam Á điều hành khoảng 30% các doanh nghiệp công nghệ cao của Silicon Valley. Họ tạo ra 19,5 tỉ USD doanh số hàng năm cho Silicon Valley và 72.800 việc làm [18]. Chính mơi trường làm việc thuận lợi ở Mỹ đã là động cơ tốt đối với lao động chuyên mơn cao nước ngồi. Mỹ là một địa điểm có sức hút hấp dẫn đối với giới khoa học, chủ yếu do chính sách nhập cư hấp dẫn và chính sách ưu đãi nhân tài của chính phủ Mỹ. Các nhà khoa học nước ngoài học tập và nghiên cứu tại Mỹ đều có xu hướng muốn ở lại Mỹ làm việc. Mặc dù trong thời kỳ gần đây, các chính sách nhập cư ở Mỹ ngày càng thắt chặt,khiến Mỹ rơi vào tình trạng chảy máu chất xám ngược, nhưng những đóng góp của lao động nhập cư đối với việc thúc đẩy đổi mới và phát triển khoa học công nghệ đối với Mỹ là rất lớn, đặc biệt trong những lĩnh vực đỉnh cao như nghiên cứu về sự sống trên sao Hỏa, tiến bộ trong lĩnh vực vật lý nguyên tử…Các nhà khoa học nói rằng lực lượng lao động chun mơn cao nước ngồi là "động cơ" của nền kinh tế và ngành phát minh công nghiệp của Mỹ.
Lao động chun mơn cao nước ngồi cịn góp phần phân khúc thị trường lao động, khiến lao động các nước tiếp nhận dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Nó góp phần giảm bớt tình trạng già hóa dân số ở một số nước tiếp nhận, đặc biệt là ở các nước EU, Nhật Bản. Chẳng hạn tại Đức, nhằm đối phó với tình trạng thiếu lao động trong khi tỷ lệ dân số già hóa cao, chính phủ Đức vừa lần đầu tiên cơng bố danh sách những ngành nghề cần tuyển dụng cơng nhân có tay nghề từ các nước ngồi Liên minh châu Âu (EU) .Bộ trưởng Lao động Ursula von der Leyen ngày 22/7/2013 cho biết Đức cần những lao động nhập cư có tay nghề nhằm đảm bảo sự
phát triển thịnh vượng lâu dài. Tại Nhật Bản, tình trạng già hóa dân số cũng diễn ra trầm trọng, buộc chính phủ Nhật Bản phải kiếm tìm giải pháp cân đối thị trường lao động bằng lao động chun mơn cao nước ngồi. Theo quan điểm quốc tế, khi tỉ lệ người già trên 65 tuổi vượt trên 7% dân số thì gọi là già hóa dân số. Con số này ở Nhật Bản từ năm 1970 đã là 7,1%, năm 1980 là 9,1%, 1990 là 12,1%, 2010 là 26%, dự báo đến năm 2020 sẽ là 27,8% (số liệu của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Hiện nay Nhật Bản đang phải nhập khẩu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khác từ các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong thời đại tồn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt về công nghệ và kinh tế địi hỏi Nhật Bản phải tính đến một điều khơng mong muốn, đó là nới lỏng chế độ cho người nhập cư, hoặc thực hiện chế độ nhập cư chính thức lao động từ nước ngồi.
Lao động chun mơn cao nước ngồi cũng góp phần giúp hiệu quả tài chính của các nước tiếp nhận lao động được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu mới đây của Đại học London (Anh) cho biết trong năm 2008-2009, những người nhập cư từ Đơng Âu đóng thuế cho nước Anh nhiều hơn 37% so với mức phúc lợi họ được nhận.Tại Mỹ, Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tởng thống cũng ước tính nền kinh tế đầu tàu thế giới mỗi năm thu được khoảng 37 tỷ USD nhờ những người nhập cư và trên 10% số người tự kinh doanh là người nhập cư.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, di cư quốc tế lại là vấn đề gây khơng ít phiền tối đối với nhiều nước. Lao động nhập cư gây ra nhiều vấn đề cho nước nhập cư. Sự phân biệt đối xử, sự chênh lệch về trình độ dân trí, sự khác biệt về văn hóa, xã hội cũng là mầm mống gây xung đột xã hội. Đối với lao động chuyên môn cao nước ngồi, các tác động tiêu cực khơng nhiều đối với các nước tiếp nhận lao động. Tuy nhiên, nếu khung khổ luật pháp không rõ ràng và hợp lý, lao động chuyên mơn cao nước ngồi sẽ làm mất cân đối thị trường lao động, gây thiếu hụt lao động ở ngành cần lao động và gây dư thừa lao động ở những ngày không cần lao động, dẫn đến những xung đột xã hội và gánh nặng tài chính cho lao động nhập cư. Lao động nước ngồi chun mơn cao làm giảm động lực đào tạo kỹ năng cho lao động trong nước, khiến lao động trong nước thường bị giảm mức lương và ngày làm. Tại Mỹ, trong một số ngành nhập khẩu nhiều lao động kỹ năng cao như tin học, thí nghiệm sinh hóa, lao động nhập khẩu đã lấy đi nhiều việc làm của lao động trong nước [18].
Tại châu Âu, kể từ khi cơ chế tự do đi lại dành riêng cho hơn 400 triệu người ở EU ra đời vào năm 1995, do có vị trí gần nhất với châu Phi, Italia đã trở thành "cửa khẩu" để những người vượt biên có thể nhập cư vào các nước Châu Âu. Kể từ khi bất ổn nổ ra tại khu vực Bắc Phi, theo thống kê, có tới hơn 25.000 người vượt biển sang các đảo ở miền Nam Italia. Điều này khiến Italia đã ra quyết định cấp thị thực Schengen 3 tháng cho những người này cùng với quyền di chuyển khắp Châu Âu, trong đó có Pháp. Động thái này khiến Pháp và Italia xảy ra bất đồng bởi Pháp khơng muốn chịu những áp lực của dịng người di trú đang có xu hướng tăng nhanh. Cùng với Pháp, nhiều quốc gia EU cũng dần cảm nhận được sự bất cập của hệ thống đi lại tự do không cần visa, khơng bị kiểm sốt ở đường biên giới khi tỷ lệ tội phạm gia tăng đồng hành với tỷ lệ nhập cư. Hậu quả là có tới 15/25 thành viên Hiệp ước Schengen đã ủng hộ việc xem xét lại chính sách đi lại tự do trong Châu Âu. Đan Mạch đã đơn phương thiết lập vĩnh viễn các trạm kiểm soát biên giới nhằm giải quyết tình trạng tội phạm và nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc thay đổi hiệp định đã tồn tại suốt 16 năm qua đang có nguy cơ thởi bùng một cuộc tranh cãi lớn hơn trong nội bộ EU, giữa một bên là Áo, Đức, Hà Lan - những quốc gia không muốn vác thêm gánh nặng người nhập cư trong hoàn cảnh nợ cơng đang kéo dài và khó giải quyết như hiện nay. Hiệp ước Schengen nhằm tạo điều kiện tự do đi lại cho cơng dân tồn EU, và một trong số những mục đích đó là thu hút lao động chun môn cao từ các nước EU mới sang làm việc tại các nước EU cũ. Tuy nhiên, những bất cập của làn sóng lao động dịch chuyển ồ ạt sang EU15 khiến các nước này đang gặp phải nhiều gánh nặng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút lao động chuyên mơn cao nước ngồi, tác giả đi đến một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, di chuyển lao động chuyên mơn cao nước ngồi là một xu hướng
tất yếu của di cư lao động quốc tế. Trong thế giới có nhiều thay đởi về chất, cùng với xu hướng tồn cầu hóa, các cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ cuối thập niên 1990, lao động nước ngồi đang có xu hướng thay đởi từ lao động phổ thông, kỹ năng thấp, sang lao động chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đang khan hiếm lao động chuyên môn cao. Những nghiên cứu về cơ sở lý luận cho thấy, lao động chun mơn cao nước ngồi có những đặc điểm cá biệt so với lao động nước ngồi nói chung, lao động phở thơng nói riêng. Chính vì vậy, hệ thống chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi cũng rất rõ ràng, ngày càng được điều chỉnh mang tính ưu đãi hơn nhằm thu hút lao động chuyên môn cao. Đóng góp của lao động chun mơn cao nước ngồi so với lao động phở thông đối với cả nước tiếp nhận, nước gửi lao động, và trên phạm vi toàn cầu ln mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Thứ hai, xét về bối cảnh lịch sử, lao động chun mơn cao nước ngồi trên
thế giới bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1990s, sôi động ở thập niên 2000s trở lại đây. Số lượng lao động và chất lượng lao động chuyên mơn cao nước ngồi ngày càng được cải thiện. Ngoài một số khu vực tiếp nhận lao động chun mơn cao nước ngồi truyền thống như Mỹ, EU, Australia, New Zealand, các khu vực khác trên thế giới bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đang nỗ lực điều chỉnh chính sách để thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi.
Thứ ba, lao động chun mơn cao nước ngồi đem lại những tác động đa
chiều cả ở những nước tiếp nhận và những nước gửi lao động. Chính vì thế, rất cần phải có sự phối hợp chính sách ở cả nước tiếp nhận và nước gửi lao động để có thể