- Đáp ứng được
S Áp dụng đối với lao động nước ngồi có tay
2.4.2.2. Hạn chế của chính sách
* Singapore:
Mặc dù là một đất nước được đánh giá là có chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngoài bài bản và chuyên nghiệp, nhưng Singapore vẫn gặp phải một số hạn chế về mặt chính sách.
Thứ nhất, chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi làm tăng
sự chia rẽ giữa người nước ngoài và người bản địa bởi chính phủ Singapore có cách tiếp cận công bằng về giáo dục, cơ hội việc làm, lợi ích kinh tế giữa người bản địa và người có nguồn gốc nước ngồi. Mục đích chủ yếu là để xây dựng một xã hội cởi mở, xây dựng nên một đất nước của các cơng dân tồn cầu. Xã hội cởi mở ở Singapore cũng đồng nghĩa với một xã hội đa dạng hóa sắc tộc và ở giai đoạn đầu phát triển, chính sách thu hút lao động chuyên mơn cao nước ngồi đã đem lại nhiều thành công cho Singapore bởi đất nước này cơng khai chào đón các tài năng và cơng nhận mọi quan điểm khác biệt, mặt khác chính quyền Singapore hy vọng sẽ tạo ra một xã hội trong đó mọi người đều gắn kết và có cùng cảm xúc về mục tiêu chung. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chính sách thu hút lao động chuyên mơn cao nước ngồi ngày càng khiến các nhân tài nước ngoài nỗ lực hết sức mình để được sinh sống và làm việc ở Singapore, đồng thời vơ tình gạt người dân bản địa Singapore ra khỏi những vị trí làm việc cao nhất, những vị trí giáo dục tốt nhất. Cơng dân tồn cầu là tên gọi của những nhân tài ngoại quốc giỏi giang đến sinh sống tại Singapore, trong khi đó một tên gọi khác cũng thường trực tại đất nước này, đó là cơng dân bản địa – với những vị trí làm việc thấp kém trên đường phố. Xã hội Singapore bắt đầu nói 2 ngơn ngữ khác nhau: ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ bản địa. Điều đó báo hiệu một sự rạn nứt xã hội ở Singapore do chính sách nhập cư lao động nước ngồi q cởi mở. Chính phủ Singapore phải tìm mọi cách để trấn an dân chúng. Năm 2008, thủ tướng Goh Chok Tong đã phát biểu: “các chính sách cơng cộng phải nhằm mục đích cho người Singapore thấy rằng lợi ích là giành cho người Singapore. Người dân bản địa sẽ tiếp tục được hưởng các khoản trợ cấp lớn về nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và người nước ngồi khơng được hưởng những điều
đó. Khi đất nước thặng dư ngân sách, quyền lợi đó cũng chỉ thuộc về người Singapore” (Goh 2008). Trong cuộc bầu cử mới đây ở Singapore, vấn đề người nước ngoài lại được đưa ra tranh luận gay gắt. Mặc dù Đảng PAP vẫn chiếm đa số phiếu trong cuộc bầu cử này, nhưng những vấn đề giảm khoảng cách giữa người nước ngoài và người bản địa trong đời sống kinh tế - xã hội vẫn làm đau đầu chính phủ mới của Singapore.
Thứ hai, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của
Singapore đang gặp phải những thách thức do tồn cầu hóa. Lao động chun mơn cao nước ngồi vào Singapore và trở thành những cơng dân tồn cầu, làm tăng sự kết nối của người dân Singapore vào xã hội toàn cầu. Với những khoảng cách ngày càng lớn giữa người bản địa và người nước ngoài, nhiều người dân bản địa Singapore đang có xu hướng định cư ra nước ngoài sinh sống và làm việc, khiến lao động địa phương đã thiếu hụt ngày càng thiếu hụt hơn. Đây là một sức ép đối với chính sách thị trường lao động của Singapore thời gian gần đây và trong tương lai. Cuộc chiến về tài năng đang tạo ra những sức ép chính trị và tạo nên những sức ép trong nước. Tuy nhiên, chính phủ Singapore vẫn tiếp tục chào đón những nhân tài ngoại quốc để bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong nước.
• Trung Quốc:
Chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian qua cịn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là:
- Môi trường làm việc của lao động chun mơn cao nước ngồi tại Trung Quốc chưa thực sự ưu đãi, do vậy khó khuyến khích lao động chun mơn cao từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu đến Trung Quốc để làm việc. Những nghiên cứu trên đây cho thấy, hầu hết lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Trung quốc là lực lượng Hoa Kiều trở về nước do chính sách ưu đãi của chính phủ và do có cùng một dịng máu, ngơn ngữ và nền văn hóa. Những khác biệt về văn hóa, thị trường lao động, hệ thống việc làm giữa Trung Quốc và các nước khác đã gây ra những khó khăn cho việc người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Khác với Singapore khi người nước ngồi được chào đón với tư cách là những cơng dân tồn cầu, Trung Quốc có hệ thống kinh tế nhà nước tương đối lớn, với hàng loạt doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tuyển chọn nhân tài theo thâm niên công tác, mức lương của người dân Trung Quốc còn tương đối thấp. Đây
là những rào cản đối với lao động chun mơn cao nước ngồi. Ngay tại các cơng ty xun quốc gia có trụ sở tại Trung Quốc, việc đưa các chuyên gia nước ngồi vào làm việc tại các cơng ty này cũng gặp nhiều ất lợi bởi có sự khác biệt rất lớn trong quản lý nguồn nhân lực giữa Trung Quốc và các nước.
- Sự khác biệt về văn hóa khiến chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Mặc dù chính phủ Trung Quốc không phân biệt tôn giáo, quốc tịch trong thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi, và ở Trung Quốc tồn tại cả 3 loại tôn giáo là đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão, nhưng sự khác biệt về văn hóa giữa người bản địa và người nước ngồi sẽ dẫn đến những thái độ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một đặc trưng nổi bật của người Trung Quốc là tính tương trợ lẫn nhau rất mạnh (gọi là guanxi), gây khó khăn cho các lao động chuyên mơn cao nước ngồi. Trong thời gian gần đây, guanxi càng trở nên quan trọng trong xã hội Trung Quốc, khiến một cá nhân không dễ làm việc và kinh doanh nếu thiếu đi tính tương trợ từ cộng đồng. Đối với người nước ngoài, để hiểu tầm quan trọng của guanxi và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với cộng đồng Trung Quốc là điều rất khó khăn. Mặc dù cơ hội để tìm kiếm việc làm chun mơn cao ở Trung Quốc là rất dễ bởi Trung Quốc đang thực sự khan hiếm lao động kỹ năng cao, nhưng những thiếu thốn lao động kỹ năng cao của Trung Quốc rất khó giải quyết. Theo nghiên cứu của McKinsey Company (2005), tại Thượng Hải chỉ có dưới 10% sinh viên ra trường tìm kiếm được việc làm phù hợp trong các công ty nước ngồi ở 9 ngành cơ khí, tài chính, kế tốn, phân tích định lượng, tởng hợp, khoa học đời sống, bác sĩ, y tá và trợ lý doanh nghiệp [59]. Tại Trung Quốc, hệ thống giáo dục thiên về lý thuyết, có sự khác biệt rất lớn với hệ thống giáo dục của Anh và Mỹ. Đồng thời, tiếng Anh không thông dụng ở Trung Quốc. Trung Quốc thực sự thiếu lao động kỹ năn nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn khi thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi. Chính vì thế, chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi của Trung Quốc đã hướng mạnh vào cộng đồng người Hoa ở nước ngồi và khơng tạo nên tính hấp dẫn đối với lao động chuyên môn cao ở các nước khác trên thế giới.
- Chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngoài ở Trung Quốc vẫn chưa được xây dựng một cách hệ thống, chưa có những mục tiêu và định hướng cụ thể, chưa quy định cụ thể những tiêu chí về trình độ học vấn, ngoại ngữ, kinh nghiệm
chun môn, mức lương cần thiết khi được tuyển dụng tại những ngành nghề cụ thể ở Trung Quốc, những ưu đãi cụ thể về thuế, đi lại, đem theo người than hay định cư lâu dài. Sự không rõ ràng này là một rào cản khiến lao động chuyên môn cao nước ngồi tập trung sự quan tâm của mình sang các nước châu Á lân cận khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sau khi nghiên cứu chính sách và thực trạng thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi của Trung Quốc và Singapore, có thể đưa ra một số kết luận cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cả Singapore và Trung Quốc đều rất cần thu hút lao động chuyên
mơn cao nước ngồi để bù đắp những thiếu hụt trên thị trường lao động trong nước, góp phần phát triển kinh tế một cách hiệu quả hơn. Mặc dù hai nước có sự khác nhau về quy mơ dân số, trình độ phát triển kinh tế, chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi…, nhưng những cơ sở kinh tế - xã hội của hai nước đã cho thấy lao động chun mơn cao nước ngồi là lực lượng rất cần thiết trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của
Singapore được đánh giá là rất bài bản, rõ ràng, có sức hấp dẫn rất lớn đối với lao động chun mơn cao nước ngồi. Mọi chỉ tiêu đều được đưa ra rất cụ thể, khuyến khích lao động kỹ năng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Singapore. Chính sách này đã thực sự đem lại hiệu quả, lao động nước ngồi đã có những đóng góp rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Singapore, đưa Singapore trở thành trung tâm thu hút nhân lực chất lượng cao của khu vực châu Á. Lao động chun mơn cao nước ngồi đã góp một phần khơng nhỏ vào những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục thần kỳ của Singapore trong thời gian qua.
Thứ ba, chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi của Trung
Quốc thể hiện những nhu cầu hạn chế hơn về lao động nước ngoài. Là một nước đông dân nhất thế giới, phải giải quyết rất nhiều vấn đề về việc làm và thất nghiệp, chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi của Trung Quốc hướng mạnh hơn vào cộng đồng Hoa kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Các quy định về lao động chun mơn cao Hoa kiều nước ngồi cũng rất rõ ràng, trong 3 lĩnh vực: nghiên cứu và giảng dạy, quản lý nhân sự, cá nhân có tài năng đặc biệt, với những ưu đãi về lương, nhà ở, xe cộ…. cho thấy Trung Quốc đang khuyến khích nhân tài trở về nước. Tuy nhiên, chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngồi ở Trung Quốc cịn nhiều hạn chế, nhất là với những lao động nước ngồi khơng phải người Hoa Kiều. Do vậy, những tác động của lao động chuyên môn cao
nước ngồi đối với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc khơng rõ ràng.
Thứ tư, nghiên cứu chính sách thu hút lao động chun mơn cao nước ngồi
của Singapore và Trung Quốc cho thấy, tác động của lao động chuyên môn cao nước ngoài đối với các nước là khác nhau. Đối với Singapore, thu hút nhiều lao động nước ngoài đang làm xáo trộn các giá trị văn hóa, xã hội, gây ra bất bình đẳng xã hội, ảnh hưởng đến tâm lý người dân bản địa và hệ thống chính trị của Singapore trong thời gian gần đây. Đối với Trung Quốc, tinh thần guanxi và những giá trị văn hóa – xã hội khác biệt đang khiến nước này trở thành một xã hội ít cởi mở với lao động chun mơn cao nước ngồi. Đây là một khó khăn khơng nhỏ đối với Trung Quốc khi muốn chuyển đởi mơ hình gia cơng lắp ráp sang mơ hình kinh tế có giá trị gia tăng cao, để từ đó có thể vươn lên trở thành nước cơng nghiệp phát triển trong tương lai.
Chương 3