Kim tự tháp 3-2-1

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm toán học trung học cơ sở (Trang 39 - 43)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.4. Một số hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá

2.4.8. Kim tự tháp 3-2-1

a) Mục đích: Trị chơi được thiết kế vào cuối giờ trong hoạt động củng cố

nhằm:

- Kiểm tra mức độ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức của học sinh.

- Thu được phản hồi từ phía học sinh để giáo viên có sự điều chỉnh cho phù hợp.

- Giúp học sinh có cơ hội nhìn lại kiến thức của tồn bài, thêm ghi nhớ kiến thức.

- Biết lựa chọn kiến thức trọng tâm, và đưa ra ý kiến/ quan điểm cá nhân.

b) Chuẩn bị:

Phiếu học tập theo mẫu 3 - 2 - 1, kim tự tháp 3 - 2 - 1

c) Các bước thực hiện:

Bước 1: Sau bài học giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.

Bước 2: Điền phiếu. Yêu cầu học sinh ghi lại 3 điều mà học sinh đã học được từ bài học ngày hơm nay vào mục có số 3. Ghi lại 2 điều mà học sinh thấy thú vị và muốn tìm hiểu thêm vào mục số 2. Và viết ra 1 câu hỏi mà HS còn băn khoăn vào mục số 1 hoặc một câu hỏi bất kì về bài học mà học sinh có.

Bước 3: Tổng kết cuối cùng, bước quan trọng nhất là xem xét các câu trả lời của học sinh. Tôi đã sử dụng thông tin này để giúp phát triển các bài học tiếp theo và xác định xem một số vấn đề nào cần phải được nhắc lại.

Hoặc đối với mẫu phiếu kim tự tháp 3-2-1 theo thứ tự từ đáy lên đỉnh, em hãy viết ra 3 điều mà em học được sau bài học hơm nay? 2 câu hỏi em có về bài học? Và 1 điều từ bài học hơm nay mà em có thể áp dụng được vào thực tế cuộc sống?

d) Kết quả đạt được:

- Thông qua hoạt động này giáo viên cung cấp cho học sinh một form mẫu ghi lại và tóm tắt kiến thức trong bài học. Đồng thời thơng qua đó giáo viên cũng biết được nên điều chỉnh việc giảng dạy theo hướng nào cho phù hợp với học sinh của mình.

- Mục đích hoạt động được tổ chức vào cuối giờ trong hoạt động củng cố nhằm: Kiểm tra mức độ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức của học sinh. Thu được phản hồi từ phía học sinh để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Giúp học sinh có cơ hội nhìn lại kiến thức của tồn bài, thêm ghi nhớ kiến thức. Biết lựa chọn kiến thức trọng tâm, và đưa ra ý kiến/ quan điểm cá nhân.

e) Minh chứng:

Hãy viết 3 điều mà em đã học được sau bài học ngày hôm nay: 1.______________________________________________________________ _________________________________________________________________ 2._______________________________________________________________ _________________________________________________________________ 3._______________________________________________________________ _________________________________________________________________ Hãy viết 2 điều mà em thấy thú vị nhất trong bài học ngày hôm nay: 1._______________________________________________________________ _________________________________________________________________ 2._______________________________________________________________ _________________________________________________________________ Hãy viết 1 câu hỏi mà em có đối với bài học ngày hôm nay:

1._______________________________________________________________ _________________________________________________________________

Minh chứng: Sau bài ước và bội, tơi kiểm tra đánh giá HS bằng hình thức 3-

2-1. Lớp 6B khơng có phiếu sẵn, lớp 6C khơng phát phiếu (do đó tại lớp 6C, tơi khơng kiểm tra được chắc chắn mức độ tiếp thu bài của học sinh đồng thời cũng không nắm bắt được phản hồi từ phía các em).

Kết quả đạt được

* Giáo viên kiểm tra, đánh giá được:

- Kĩ năng tổng hợp kiến thức đã học của HS về khái niệm ước, bội, cách tình ước, bội của một số tự nhiên bất kì.

- Kĩ năng khái quát kiến thức về lũy thừa, nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. - Đánh giá ý thức, thái độ sự hợp tác khi làm việc nhóm.

* Học sinh:

- Học sinh kiểm tra, đánh giá được việc nắm bắt kiến thức: khái niệm ước, bội, cách tình ước, bội của một số tự nhiên bất kì, kiến thức về lũy thừa, nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm toán học trung học cơ sở (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)