III KẸO MỀM CÁC LOẠ
a. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Với mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, mức tăng lương đều đặn, lạm phát được duy trì ở mức 8% thì nhu cầu về thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 sẽ có xu hướng tăng. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng dần cũng là một yếu tố cho thấy người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng các năm
(Nguồn: Nielsen Global Online Survey 2007-2010)
Hình 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các năm GDP theo đầu người qua các năm
Dân số với quy mô lớn, và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo của ACNelsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngồi ra, thói quen tiêu dùng nhiều bánh kẹo tại thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
v Mơi trường văn hố - xã hội
Bánh kẹo tuy không phải là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng nó là sản phẩm kế thừa truyền thống ẩm thực của Việt Nam nói chung và của các vùng nói riêng. Do đó bản sắc văn hóa phong tục tập quán, lối sống của từng vùng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo. Đối với miền Bắc quan tâm nhiều hơn đến hình thức bao bì mẫu mã và khẩu vị ngọt vừa phải, cịn miền Nam lại quan tâm đến nhiều hơn đến vị ngọt, hương vị trái cây...
hàng ngoại cho rằng hàng ngoại có chất lượng cao hơn hàng trong nước thì người tiêu dùng đã tin tưởng vào hàng hóa trong nước. Đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt”, sự khởi sắc của hàng nội đã khá rõ. Thể hiện, những hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi như: BigC, Fivi Mart, Hapro Mart, Corop Mart… các sản phẩm hàng bánh, mứt, kẹo mang nhãn hiệu Việt Nam chiếm tới 90%. Điều này được thấy rất rõ qua sự phát triển của một số thương hiệu bánh kẹo, trong đó có Biscafun. Tuy nhiên, Nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo thay đổi rất lớn theo mùa, sản phẩm bánh kẹo tiêu dùng chủ yếu vào các dịp lễ, tết cho nên công tác nhân sự (quản lý, tuyển dụng lao động) và công tác điều động sản xuất của Biscafun gặp nhiều khó khăn.
v Mơi trường tự nhiên
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều đã ảnh hưởng rất lớn tới tính thời vụ của công nghệ sản xuất và tiêu dùng bánh kẹo.
Bánh kẹo là một loại thực phẩm nên luôn phải đảm bảo vệ sinh, an tồn thực phẩm nhưng nó cũng là loại sản phẩm khó bảo quản, dễ bị hư hỏng. Do đó chi phí bảo quản và chi phí vận chuyển lớn làm tăng giá thành sản phẩm.
Phần lớn nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bánh kẹo là sản phẩm từ nông nghiệp mà thời tiết nước ta diễn biến rất phức tạp như mưa bão, hạn hán... làm cho việc cung cấp ngun vật liệu khơng ổn định, chi phí dự trữ ngun vật liệu lớn.
Ngoài những bất lợi trên, ngành bánh kẹo nước ta cũng có nhiều thuận lợi. Với hoa quả, hương liệu đa dạng là tiền đề để Công ty sản xuất đa chủng loại sản phẩm thay thế hàng nhập ngoại, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
v Mơi trường chính trị - pháp luật
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, trong những năm qua nước ta rất ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn
khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặc khác, chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có điều kiện cơ sở phục vụ sản xuất.
Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay.
Đối với mặt hàng bánh kẹo, Chính phủ đã có pháp lệnh về vệ sinh an tồn thực phẩm, Luật bản quyền sở hữu cơng nghiệp quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các Cơng ty làm ăn chân chính. Tuy nhiên, việc thi hành của các cơ quan chức năng không triệt để nên trên thị trường vẫn cịn lưu thơng một lượng hàng giả không nhỏ, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng...
v Môi trường công nghệ
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu, triển khai, chuyển giao cơng nghệ của nước ta cịn rất yếu. Đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và tự động hóa...Đây là hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Biscafun nói riêng trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triển khai sản phẩm mới để cạnh tranh với cơng nghiệp sản xuất bánh kẹo nước ngồi. Mặc dù thị trường mua bán và chuyển giao cơng nghệ đã phát triển nhưng nó chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho Cơng ty để cạnh tranh với các Cơng ty trong nước, cịn để cạnh tranh với các Cơng ty bánh kẹo nước ngồi thì Cơng ty phải chịu một sức ép về giá mua và chuyển giao công nghệ rất lớn.