Kết quả khảo sát ở trên cho thấy 97% tức 54/55 số sinh viên được hỏi cho rằng CSR quan trọng và rất quan trọng đối với một công ty.
Như vậy có thể thấy rằng, những doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ có khả năng tuyển dụng được nhiều nhân tài hơn. Từ đó hiệu quả cơng việc và sự sáng tạo kéo theo lợi nhuận của công ty sẽ cao hơn.
Ngồi ra, doanh nghiệp thực hiện tốt CSR cịn có được những lợi ích phi tài chính sau:
Nâng cao uy tín với xã hội:
Việc thực hiện tốt CSR giúp cho các doanh nghiệp tạo được niềm tin đối với các thành phần trong xã hội:
- Nhân viên công ty. - Khách hàng.
- Nhà đầu tư. - Cộng đồng
- Đối tác - Chính phủ
Giảm mối quan tâm của các nhà hoạt động, tổ chức hoạt động xã hội
Góp phần vào cơng tác bảo vệ Trái Đất.
1.3. Tính cấp thiết của việc thực hiện CSR tại Việt Nam.
Nói về tính cấp thiết của việc thực hiện CSR, nhóm nghiên cứu đưa ra quan điểm về tác động từ bên ngồi (các yếu tố trong mơi trường kinh doanh) và tác động từ bên trong (nội tại của doanh nghiệp) sẽ là hai nhân tố chính tạo cho doanh nghiệp Việt Nam thấy việc thực hiện CSR đối với họ là quan trọng như thế nào.
1.3.1. Yếu tố môi trƣờng kinh doanh.
Mơi trường kinh doanh những năm gần đây có sự thay đổi mạnh mẽ do những nguyên nhân chính sau:
Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 Làn sóng tự do hóa thương mại.
Dịng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam.
Việc gia nhập WTO và làn sóng tự do hóa thương mại giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có một mơi trường kinh doanh rộng mở và thơng thống hơn rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì cũng ln có những thách thức khơng nhỏ. Khi tham gia sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam mà hầu hết chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải đáp ứng nhiều văn bản luật, các quy định, địi hỏi khắt khe từ phía các đối tác nước ngồi và xã hội các nước đó. Thậm chí các đối tác thương mại, người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà DN sản xuất ra sản phẩm đó khơng thực hiện đúng chuẩn mực về các trách nhiệm xã hội.
Thêm vào đó, nhờ vào sự có mặt của các cơng ty FDI mà doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc nhiều hơn với các cơng ty đa quốc gia của nước ngồi và được học hỏi rất nhiều từ bài học thành cơng của họ. Có thể lấy một ví dụ trường hợp này đó là cơng ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) và công ty thép của Hàn Quốc – POSCO. Công ty gang thép Thái Nguyên được thành lập năm 1959 8
tức là sớm hơn 9 năm so với công ty thép POSCO (1968)9, cả hai cơng ty ở thời điểm thanh lập đều có xuất phát điểm thấp nhưng nhìn chung là nhận được sự quan tâm của nhà nước. Ấy vậy mà giờ đây khi POSCO đã là một công ty đa quốc gia hùng mạnh thì TISCO mới chỉ có sản phẩm xuất đi nước ngồi vài năm trở lại đây. Tạm bỏ qua những yếu tố khách quan liên quan tới tình hình mỗi đất nước thì có thể thấy một trong số những điểm làm nên sự khác biệt cho TISCO là sự thành cơng các chương trình CSR của họ.
Nói như vậy để thấy được CSR cần thiết với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện nay như thế nào. CSR giờ đây khơng phải là thứ “nên làm” mà cịn là thứ “cần làm” để tồn tại và “phải làm” nếu muốn thành cơng
8http://www.tisco.com.vn/?f=About&op=2&p=2
vượt trội. Đó chính là tính cấp thiết mà mơi trường kinh doanh tạo ra cho việc thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Không dễ nhận ra như tác động của môi trường kinh doanh tới yêu cầu phải thực hiện CSR của doanh nghiệp nhưng những yếu tố bên trong mỗi doanh nghiệp cũng đóng vai trị khơng nhỏ trong vấn đề này.
Xét về nội bộ doanh nghiệp, CSR xuất hiện khi doanh nghiệp đang có nhu cầu về chiến lược kinh doanh trung thực lành mạnh, đang có kế hoạch cho một số dự án liên quan tới cải tạo mơi trường làm việc hay cũng có thể là khi doanh nghiệp muốn cải thiện, nâng cao quan hệ lao động của mình. Đó là những ví dụ đơn giản chứng minh cho việc CSR cũng chịu tác động từ những yêu cầu xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.
Ở mức độ tổng thể, có thể nói CSR hiện nay được cân nhắc tới khi bản thân doanh nghiệp cần thực hiện một bước phát triển mới hay thậm chí là vượt bậc trong chu kỳ hoạt động của mình. Và để đáp ứng cho nhu cầu từ bên trong của doanh nghiệp, CSR chính là một phương án rất hữu hiệu và ngày càng thể hiện được vai trị cấp thiết của nó trong các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
Từ các phân tích trên, có thể thấy rõ ràng sự cần thiết phải thực hiện CSR trong doanh nghiệp Việt Nam là không thể bàn cãi. Cũng cần khẳng định luôn, nhu cầu cho việc thực hiện CSR được hình thành từ cả ngun nhân khách quan (mơi trường kinh doanh) và nguyên nhân chủ quan (bên trong doanh nghiệp). Dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà CSR lại chưa phát triển ở Việt Nam, vậy nguyên nhân của thực trạng đó là gì?
Và để hiểu hơn về sự hạn chế đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
1.4. Nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
Tính cấp thiết của CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã được phân tích và chứng minh là khơng phải bàn cãi. Nhưng để thực hiện CSR thì bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn lực nhất định. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra những nguồn lực về vật chất và con người; tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tiếp cận theo một hướng mở hơn, bao quát hơn về nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu chia các dạng nguồn lực ở đây thành 2 dạng: nguồn lực bên trong (1) và nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp (2).
1.4.1. Nguồn lực bên trong.
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 95%). Thế nên, có thể thấy ngay rằng nguồn lực xuất phát từ nội tại doanh nghiệp là khơng lớn. Nhưng cơ bản vẫn có thể chia các dạng nguồn lực này như sau:
- Nguồn lực mang tính kỹ thuật:
Nguồn lực này cơ bản gồm có 2 loại chính đó là hệ thống văn bản, quy định có liên quan tới CSR đã có trong doanh nghiệp (1) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho CSR (2).
Hệ thống văn bản, quy định liên quan tới CSR: còn thiếu và yếu.
Người ta dễ thấy được nổi bật nhất số này là “Bộ quy tắc ứng xử - Code of Conduct” của doanh nghiệp. Theo ý kiến của tiến sĩ Cao Thu Hằng10, hiện Việt Nam chưa có bộ quy tắc ửng xử riêng cho cả tầm quốc gia lẫn doanh nghiệp. Hiện nay, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp hay các tổ chức nước ngoài khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu. Với khoảng 1000 bộ quy tắc
10 http://www.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-bo-quy-tac-ung-xu-cho-doanh-nghiep- Viet/20123/130328.vnplus
ứng xử trên thế giới11, doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi và hay gặp phải kiện tụng từ đối thủ cạnh tranh về vấn đề này. Hiện có rất ít doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được cho mình bộ quy tắc ứng xử như Vinamilk.
Hạ tầng kỹ thuật cho CSR: còn yếu và chưa được quan tâm.
Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp, khả năng về hạ tầng kỹ thuật là khác nhau và đòi hỏi về CSR cũng khơng giống nhau. Do đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tùy biến theo khả năng về hạ tầng kỹ thuật cũng như chiến lược của mình để xây dựng chiến lược CSR phù hợp.
- Nguồn lực về con người: khơng được đánh giá cao.
Nhìn chung, nhận thức về CSR đối với doanh nghiệp và xã hội Việt Nam là chưa cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đào tạo được những đội ngũ dẫn dắt CSR như của Toyota, sau đó là nâng cao nhận thức của người lao động về CSR. Từ đó, có thể tin rằng doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn có đủ nguồn lực về con người để hiện thực hóa những chính sách CSR.
Một điểm đáng chú ý trong nguồn lực con người và CSR đó là “Người lãnh đạo” của doanh nghiệp. Thật thú vị khi thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam khá thành công với CSR như Vinamilk, Mai Linh, FPT đều có những người lãnh đạo có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tổ chức. Dĩ nhiên, các vị lãnh đạo này đều là những con người có quan điểm nhất quán và quyết tâm thực hiện CSR. Nhưng những vị lãnh đạo như thế này trong giới doanh nghiệp Việt Nam là chưa nhiều, cho nên đây sẽ là một khó khăn cho việc thực hiện CSR tại Việt Nam.
11 http://www.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-bo-quy-tac-ung-xu-cho-doanh-nghiep- Viet/20123/130328.vnplus
- Nguồn lực về tài chính: Hạn chế
Như đã nói, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam ở quy mơ nhỏ và vừa. Vì thế tài chính khơng phải là điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện CSR. Vẫn biết không phải chỉ thực hiện CSR khi doanh nghiệp đã “giàu” nhưng một doanh nghiệp “nghèo” sẽ gặp vơ vàn khó khăn nếu thực hiện CSR đúng nghĩa. Và trên thực tế, khó khăn về nguồn tài chính vẫn là rào cản lớn nhất ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam đến với CSR một cách rầm rộ.
1.4.2. Nguồn lực bên ngồi.
Bên cạnh nguồn lực chính từ bên trong doanh nghiệp, các công ty Việt Nam cũng cần nhận ra và tận dụng được các lực đẩy từ bên ngoài để phục vụ cho các chính sách CSR của mình.
- Sự quan tâm của chính phủ và các bộ ngành liên quan:
Dù không phải là những người trực tiếp thực hiện CSR, tuy nhiên những người làm chính sách hay các tổ chức chính trị đang có sự quan tâm ngày một lớn tới CSR. Một ví dụ là Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thông qua giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” nhằm tôn vinh những doanh nghiệp làm tốt cơng tác này. Đồng thời, chính phủ và các bộ ngành cũng đang có rất nhiều hoạt động thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện CSR trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.
- Sự quan tâm, kỳ vọng của cộng đồng xã hội:
Sau rất nhiều những sự cố liên quan tới môi trường (công ty Vedan Việt Nam) hay vệ sinh an tồn thực phẩm (nước tương có 3-MCPD, sữa nhiễm melamine), ắt hẳn xã hội hơn lúc nào hết đang rất mong chờ vào một sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người dân đang mong chờ những doanh nghiệp “thật” hơn, “sạch” hơn, “bền vững” hơn.
- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài:
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH), Việt Nam có “lợi thế” rằng có thể phát triển nhanh hơn vì là nước đi sau, hay cịn gọi là nước cơng nghiệp mới (dù trên thực tế thì Việt Nam chưa được ơng nhận là nước cơng nghiệp). Đó là vì chúng ta được thừa hưởng những thành tựu mà các nước công nghiệp cũ phải mất hàng trăm năm để sáng tạo ra.
Điều tương tự cũng xảy ra với việc thực hiện CSR, đó là các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngồi. Đồng thời, làm cho những thứ đó phù hợp hơn với hồn cảnh của riêng mình, như vậy doanh nghiệp Việt Nam không cần quá nhiều công sức nghiên cứu và phát triển mà đã có thể có ngay các chuẩn mực hay thành tựu CSR để làm của riêng mình. Rõ ràng đây là một nguồn lực rất quý báu nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam không biết cách tận dụng thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Qua những phân tích trên, có thể thấy dù có nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam có một nguồn lực đáng để tin rằng chúng ta có thể xây dựng và thực hiện tốt các hoạt động về CSR. Từ đó nâng cao hình ảnh cũng như tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cả trong nước và trên thế giới.
1.5. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nƣớc ngoài.
Kinh nghiệm thực hiện CSR của tập đoàn Toyota:
Tập đoàn Toyota có quan điểm cốt lõi về CSR là: “Đóng góp hướng tới sự phát triển bền vững”. Đó chính là quan điểm chủ đạo của Toyota. Và đề hiện thực
hóa quan điểm này Toyota có một số phương tiện thực hiện CSR tiêu biểu là: “The Toyota Code of Conduct – Bộ quy tắc ứng xử Toyota” , “The Toyota Way 2011 –
Phương thức Toyota 2011” và “Nguyên tắc hướng dẫn – Guiding Principles at Toyota”.