Hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thanh Hóa

Một phần của tài liệu 02050003314 (Trang 53 - 56)

1.1.6 .Quỹ đầu tư mạo hiểm

2.1. Hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thanh Hóa

2.1.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô rất nhỏ và nhỏ là đặc trưng nổi bật của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu năm 2011, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo với 64%, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ với 36%.

Số liệu điều tra tổng thể tại Thanh Hóa năm 2006 - 2011 cũng cho kết luận tương tự với trên 5 ngàn doanh nghiệp (chiếm 95% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn), trong đó có 4 ngàn doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm 64% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn), gấp 2 ngàn doanh nghiệp nhỏ (chiếm 36%). Đối với tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 64% và 36%. Tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ của tỉnh Thanh Hóa thấp hơn mức tỷ lệ chung của cả nước. Có thể khẳng định 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thanh Hóa là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước khi tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của nước ta khoảng gần 98%.

Tính từ năm 2010 đến tháng 10 năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất hàng may mặc, thêu dệt; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất bánh kẹo, sản xuất chiếu cói… Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.

Bảng 2.1. Số Doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 2010 đến T10/2014

Năm 2010 2011 2012 2013 T10/2014

Số DN 4.559 5.714 5.989 6.733 7.000

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thanh Hóa

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thanh Hóa hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, nhưng tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ và trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Thực tế này cho thấy vai trị của chính sách trong việc khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo định hướng cịn hạn chế, hay cũng có thể nói chưa có các quy hoạch ngành một cách thống nhất và chi tiết để có căn cứ cho việc tư vấn lựa chọn địa chỉ đầu tư của doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra ở năm 2011, số lượng doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ 54%, tiếp theo là các ngành xây dựng 19,6%, sản xuất công nghiệp khác 18%, trong khi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 3,3% và chế biến nông, lâm, thủy sản 5,2%. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đơ thị lớn có cơ cấu ngành nghiêng về dịch vụ thương mại nhiều hơn mức bình qn chung. Thanh Hóa năm 2013 có tới 64,5% số doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ 18% trong các ngành cơng nghiệp 16,4% trong xây dựng và chỉ có 0,79% là doanh nghiệp nơng nghiệp.

Bảng 2.2. Doanh nghiệp phân bố theo ngành kinh tế ở Thanh Hóa năm 2013

STT Ngành Số doanh nghiệp Tỷ trọng theo

ngành (% so tổng số) 1 Ngàng công nghiệp 1.652 18,22 2 Ngành xây dựng 1.485 16,38 3 Thương mại 2.868 31,63 4 Ngành nông nghiệp 72 0,79 5 Ngành dịch vụ 2.979 32,85 Tổng 9.066 100,00

Trong công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động chủ yếu trong công nghiệp in ấn, sản xuất các sản phẩm phi kim loại, lắp ráp, sản xuất hàng may mặc, giầy dép. Đó là những ngành khơng có hàm lượng cơng nghệ cao, không cần vốn lớn, dễ di chuyển vốn, dễ tuyển dụng lao động phổ thơng, có thị trường tiêu thụ cấp thấp lớn.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực cạnh tranh thấp và do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút được nhiều lao động từ khu vực nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính sách khuyến khích và hoạt động xuất khẩu của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu như: Chế biến hàng nông, lâm sản; hàng may mặc, thủ cơng mỹ nghệ… làm cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là lực lượng quan trọng đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa. Đó chính là điều kiện để tỉnh thực hiện các mục tiêu đầu tư, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bảng 2.3. Số nộp Ngân sách Nhà nƣớc (2010 – T10/2014) Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng thu Ngân sách Tổngthucủa Tỷ lệ %

Nhà nước DNNVV 2010 785.321 47.673 6,0 2011 1394.395 50.453 3,6 2012 1827.276 97.408 5,3 2013 1956.600 117.943 6,0 T10/2014 2573.562 192.628 7,4

2.1.3. Đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa

-Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động: Các doanh nghiệp nhỏ

và vừa đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, đến cuối năm 2011 số lao động làm việc trong các doanh nghiệp và các cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân khoảng 128.852 người (trong đó, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân khoảng 64.426 người, số lao động còn lại khoảng 30.000 người làm việc trong các Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể). Các doanh nghiệp đã thu hút được nhiều lao động từ khu vực nơng thơn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn theo hương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Đóng góp về xuất khẩu: Cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp và chính

sách khuyến khích về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Nhà nước, của tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu như: Chế biến hàng nông sản, các loại quần áo, giày dép... làm cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ngày càng đa dạng hơn. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hàng năm đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương năm 2013 đạt 910 triệu USD chiếm 50% gấp 3 lần năm 2009.

-Tham gia thực hiện các chính sách xã hội: Nhiều doanh nghiệp đã có

những đóng góp tích cực vào cơng tác xã hội của địa phương như giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động; chăm sóc trẻ em tàn tật; ủng hộ các quỹ như: quỹ khuyến học, quỹ chất độc da cam… góp phần vào xây dựng khu vực nơng thôn và cũng như tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa khác ở địa phương.

Một phần của tài liệu 02050003314 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w