Các giải pháp hỗ trợ bổ sung

Một phần của tài liệu 02050003314 (Trang 100 - 103)

1.1.6 .Quỹ đầu tư mạo hiểm

3.3. Các giải pháp hỗ trợ bổ sung

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 nhất là các khu và cụm công nghiệp nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư từ ngoài tỉnh và nước ngoài.

Dự kiến đến năm 2020 ở Thanh Hóa sẽ xây dựng và hồn thiện 25 khu công nghiệp và 55 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 4.500 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 8.200 tỷ đồng. Để có nguồn vốn đầu tư trên, phát hành trái phiếu địa phương là giải pháp cần thiết trong giai đoạn,

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng đơn giản, nhanh chóng, như áp dụng mơ hình “Một cửa liên thơng” khi đăng ký kinh doanh. Sớm ban hành quy chế quản lý các cụm công nghiệp và khu công nghiệp, quy chế phối hợp quản lý các doanh nghiệp, quản lý sở hữu công nghiệp và chất lượng sản phẩm của tỉnh.

3.3.1. Đầu tư từ nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước đã coi trọng việc đầu tư cho KH&CN, coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực và nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới để thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường hơn nữa đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) cho hoạt động KH&CN nói chung, đổi mới cơng nghệ nói riêng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đầu tư ngân sách Nhà nước của tỉnh phải có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước bứt phá về một số công nghệ cao tác động tích cực đến việc nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Việc đầu tư cho các đề tài nghiên cứu cần ưu tiên và chú trọng đầu tư cho giai đoạn sản xuất thử và thử nghiệm đủ điều kiện để đánh giá được chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công nghệ; mở rộng khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng đối với nguồn vốn hỗ trợ của

Nhà nước cho đổi mới công nghệ trên cơ sở cạnh tranh, tuyển chọn công khai; bảo đảm các dự án đầu tư đổi mới công nghệ do ngân sách Nhà nước hỗ trợ phải gắn với nhu cầu của xã hội, có đánh giá định kỳ về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước từ quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và quỹ phát triển KH&CN.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh bố chí đủ mức chi ngân sách cho hoạt KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách theo luật định. Từng bước bổ sung nâng mức vốn điều lệ của quỹ phát triển KH&CN của tỉnh để tăng khả năng hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng mức hỗ trợ của ngân sách 70% kinh phí (hiện nay là 40%) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác lập và bảo hộ các đối tượng sở hữu cơng nghiệp: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, kiểu dáng cơng nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nâng mức hỗ trợ của ngân sách cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dụng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001, quản lý môi trường ISO 14000… giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.

- Ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư các dự án chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi có trình độ cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch thân thiện với mơi trường và ưu tiên dành kinh phí KH&CN cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, nhất là các đề tài, dự án thuộc chương trình trọng điểm của tỉnh, dự án đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thức đẩy nhanh q trình đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ đổi mới công nghệ từ 10 - 11 năm hiện nay xuống 4 - 6 năm, tiếp cận trình độ trung bình, tiên tiến thế giới.

3.3.2. Đầu tư ở doanh nghiệp

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, vấn đề quan trọng là quản lý và sử dụng số vốn đó sao cho có hiệu quả cao nhất. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ưu tiên đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và tăng cường thiết bị cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, từng doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển, đổi mới cơ cấu đầu tư, tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Nguồn lao động của tỉnh Thanh Hóa là rồi dào về số lượng, nhưng chất lượng lại tương đối thấp. Bởi phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (40% năm 2011), xét về mặt năng suất lao động, mặt bằng tay nghề nói chung, tính hiệu quả và tính linh hoạt của thị trường lao động thứ hạng về nguồn lực của tỉnh Thanh Hóa chỉ ở mức trung bình yếu. Chúng ta đã biết, với một quy mô nhất định, chất lượng lao động là nguồn lực khai thác vô tận. Nhân lực luôn được xem là nguồn lực căn bản và mạnh nhất của tỉnh Thanh Hóa trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, Thanh Hóa ln quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, song do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hội nhập kinh tế diễn ra nhanh chóng, Thanh Hóa vẫn chưa thiết lập một chiến lược dài cho phát triển và bố trí sử dụng nguồn nhân lực. Do vây, phải thường xuyên và nâng cao hơn nữa trình độ, đào tạo nguồn nhân lực và cơng nhân lành nghề. Có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu đặt ra cho hoạt động đổi mới.

Bên cạnh đó, tỉnh phải có chính sách tạo sự hấp dẫn để thu hút nhân tài và lao động có kỹ năng, có trình độ chun mơn cao ở tỉnh khác và nước ngoài phục vụ sự phát triển kinh tế của tỉnh, trước hết là phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.3.4. Xúc tiến đầu tư thương mại

Cùng với việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức các hội chợ triển lãm và các công ty tư vấn đầu tư trong nước cũng như quốc tế.

Phối kết hợp hoặc thuê các tổ chức có kinh nghiệp thu hút đầu tư nước ngồi xây dựng cơ sở dữ liệu và tài liệu kêu gọi đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo tại nước ngoài, để tiếp thị các dự án đầu tư nước ngồi có yếu tố chuyển giao cơng nghệ vào tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu 02050003314 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w