Tình hình huy động vốn của VPBank CN Bình Định

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (2).doc (Trang 29 - 32)

- Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao.

- Nhận thức được điều này VPBank Chi nhánh Bình Định đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Chi nhánh, và mặc dù VPBank Chi nhánh Bình Định chỉ mới thành lập vào đầu năm 2008, mọi người còn e ngại vì Ngân hàng mới thành lập nhưng với các chính sách hấp dẫn của Ngân hàng như lãi suất bậc thang, các loại hình tiền gửi tiết kiệm đa dạng, với mức lãi suất ưu đãi cùng với chính sách khuyến mãi và nhiều biện pháp hỗ trợ khác đã giúp ngân hàng VPBank chi nhánh Bình Định tăng nhanh nguồn vốn huy động một cách đáng kể.

Dưới đây là bảng tổng hợp nguồn vốn của VPBank Bình Định trong giai đoạn 2008 – 2010:

Bảng 2.1: Bảng kết quả huy động vốn của VPBank Bình Định (2008 – 2009)

14.34734.571 32.412 100.316 50.929 195.379 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2008 2009 2010 ĐVT: Triệu đồng

Tình hình biến động của các khoản mục:

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán của chi nhánh VPBank Bình Định)

Sơ đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của VPBank – CN Bình Định

SVTH: NguyÔn Xu©n §¹t 30 Líp: NH A

K30

Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiềnNăm 2008 Năm 2009TT(%) Số tiềnNăm 2010TĐ(%)

1.TGDC 14.347 29,33 32.412 24,42 50.929 20.68 2.TG.TCKT 34.571 70,67 100.31 6 75,58 195.379 79.32 Tổng VHĐ 48.918 100 132.72 8 100 246.308 100 Chỉ tiêu Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.TGDC 18.065 125,91 18.517 57,13 2.TG.TCKT 65.745 190,17 95.063 94,76 Tổng VHĐ 83.810 171,32 113.58 0 85,57 Triệu đồng

Quan sát bảng trên ta thấy trong năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 132.728 triệu đồng, tăng 171,32% tương ứng với 83.810 triệu đồng so với năm 2008. Có được kết quả như trên vì vào năm 2008,thời gian này là lúc NH vừa mới thành lập, khách hàng con e ngại đối với NH, mặt khác năm 2008 là một năm đầy biên động của nền kinh tế thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung, làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập người dân gặp nhiều kho khăn. Bước sang năm 2009 tình hình có tiến triển tốt hơn, nhờ khả năng quảng bá tốt, đưa ra nhiều các chương trình khuyến mãi: “Đi Tìm Triệu Phú Bạch Kim”, “Gửi tiền hôm nay nhận ngay

phiếu mua hàng”, “Qùa tặng vàng từ VPBank” cùng với việc tạo thêm

nhiều mối quan hệ thanh toán với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sang năm 2010 tình hình hoạt động đi vào ổn định với tốc độ tăng trưởng 85,57% so với năm 2009, tương đương tăng 113.580 triệu đồng, so với năm 2009 thì năm 2010 có tốc độ tăng châm hơn so với năm 2009 bởi vì giai đoạn này NH vừa thành lập, để thu hút được nguồn vốn nhu mong muốn thì NH đã sử dụng nhiều chiến dịch khuyến mãi, đến năm 2010 thì dần dần ổn định, tốc độ tăng trưởng vừa phải và không phải sử dụng các biện pháp như các năm trước để thu hut khách hàng. Như vậy, với những chiến lược tạo đà trong 2 năm trước đã đưa hoat động của NH phát triển ổn định và từng bước đi lên.

Cụ thể hơn trong tổng nguồn vốn huy động trên thì tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 chiếm 70,67% trong tổng nguồn vốn huy động, và tăng lên 75,58% tương ứng 100.316 triệu đồng trong năm 2009, năm 2010 là 110.348 triệu đồng tương ứng 79,32%. Việc các TCKT gửi tiền vào NH tạo điều kiện ban đầu cho Chi nhánh hoạt động thành công

trong giai đoạn mới thành lập quy mô hoạt động nhỏ. Điều này chứng tỏ được VPBank Bình Định đã có những khởi đầu thành công và đi đúng mục tiêu là trở thành NH bán lẽ hàng đầu Việt Nam. Nguồn tiền gửi của dân cư tuy chiếm tỷ trọng nhỏ cũng góp phần quan trọng trong phần vốn huy động của NH, tăng từ 14.347 triệu đồng năm 2008 lên 32.412 triệu đồng trong năm 2009 đạt tốc độ tăng trưởng là 125,91%, tăng 57,13% trong năm 2010.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (2).doc (Trang 29 - 32)