Trong giai đoạn vừa qua NHNo Hà Nội đã hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản kế hoạch kinh doanh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
* Mặt được:
- Nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư tăng ổn định đảm bảo thu hút vốn và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Màng lưới kinh doanh đã tiếp tục được nâng cấp chỉnh trang toàn diện tạo đà cho NHNo Hà Nội vươn lên trong cạnh tranh những năm sau này.
- Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. - Tỷ lệ thu lãI cho vay khá tốt.
- Tiếp tục xử lý rủi ro nợ tồn đọng theo 493.
- Tinh thần lao động nhiệt tình của cán bộ nhân viên tuy làm với đặc thù của Chi nhánh có bộ phận phảI làm noài giờ nhiều nhưng vẫn vui vẻ hoàn thành tốt trách nhiệm.
- Khoán tài chính và tiền lương đã có tác động tích cực làm chuyển biến đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tinh thần lao động và trách nhiệm của các thành
viên thuộc NHNo&PTNT Hà Nội.
* Tồn tại:
- Nguồn vốn tuy có tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, kết cấu huy động từ dân cư chưa cao.
- Khi thực hiện triển khai 493 mặc dù phản ánh được thực chất chất lượng tín dụng qua phân loại nợ theo nhóm đã ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kin doanh của NHNo&PTNT Hà Nội.
- Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đã được triển khai song hiệu quả chưa cao gây bất lợi cho NHNo&PTNT Hà Nội hội nhập trong tương lai.
* Bài học kinh nghiệm:
- Duy trì sự đoàn kết thống nhất của tập thể Đảng uỷ, Ban lãnh đạo, xác định đúng trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cán bộ, viên chức trong toàn Chi nhánh. Đây là điều kiện tiên quyết để HNo Hà Nội hoàn thành kế koạch kinh doanh của NHNo Việt Nam giao.
- Liên tục đổi mới phong cách giao dịch văn minh thương mại.
- Phát huy cơ chế điều hành tập trung, kiên quyết nhưng nhanh nhạy và giao quyền chủ động, linh hoạt cho các ngân hàng cơ sở trong các hoạt động kinh doanh các mặt nghiệp vụ ngân hàng.
- Kiên quyết khoán tài chính tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng khối lượng và chất lượng kinh doanh trong tong đơn vị.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đi lion với chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những sai sót về nghiệp vụ đã phát hiện, đồng thời xử lý nghiêm túc các vi phạm quy định về nghiệp vụ đối với cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo.
- Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn, nhằm không ngừng nâng cao trình độ tác nghiệp của cán bộ. Không ngừng đổi mới phong cách văn minh lịch sự của cán bộ giao dịch trong toàn Chi nhánh.
- Xử lý linh hoạt các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, gắn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của Chi nhánh và lợi ích toàn hệ thống.
2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Hà Nội.
Như đã đề cập ở phần trước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội hiện nay, công tác huy vốn được quan tâm nhiều nhất.
Thứ nhất do pháp lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc các ngân hàng trong hệ thống NHNo được phép thực hiện việc điều chuyển vốn thừa, để thu phí trên nguồn vốn thừa này. Vì vậy đã tạo ra một nét đặc trưng riêng cũng như thuận lợi cho các ngân hàng thuộc hệ thống NHNo: kết hợp giữa kinh doanh nguồn vốn với đầu tư tín dụng.
Thứ hai, do trọng trách của NHNo&PTNT Hà Nội được coi là “Hồ điều hoà vốn”, phối hợp với NHNo&PTNT thành phố Hồ Chí Minh trong việc điều hoà vốn cho hai thành phố lớn nhất của cả nước.
Thứ ba, tình hình kinh tế xã hội, tính cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàngvới các tổ chức khác cũng có các dịch vụ tương tự như dịch vụ của ngân hàng, nên trong những năm gần đây việc tìm “đầu ra” cho nguồn vốn huy động là khó khăn chung đối với cả hệ thống ngân hàng.
Đứng trước yêu cầu và tình hình thực tế trên NHNo&PTNT Hà Nội luôn cố gắng xây dựng đường lối chính sách, đưa ra phương hướng hoạt động , từ đó mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn.
2.3.1. Kết quả công tác huy động vốn giai đoạn 2003-2005.
Trong 3 năm từ 2003 - 2005 tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn đạt 11.601 tỷ đồng tăng 164% so với năm 2003 và tăng 125% so với năm 2004. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay NHNo&PTNT Hà Nội trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, một tổ chức tín dụng vững mạnh và có uy tín trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tổng nguồn vốn huy động.
11601 tỷ đồng. Số liệu này cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng tương đối nhanh và đều đặn qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu lấy năm 2003 làm gốc thì tổng nguồn vốn năm 2004 tăng gấp 1,3 lần (tương đương với 131%), tăng tuyệt đối là 2204 tỷ đồng, năm 2005 tăng gấp 1,6 lần (tương đương với 164%), tăng tuyệt đối là 4529 tỷ đồng. Nếu lấy năm sau so sánh năm trước ta thấy nguồn vốn huy động năm 2004 so với năm 2003 tăng 131%, năm 2005 so với năm 2003 tăng 125%.
Bảng 4 : Tình hình nguồn vốn của Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng vốn huy động 7.072 9.276 11.601 Tốc độ phát triển định gốc 100% 131% 164%
Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 131% 125%
Cơ cấu nguồn vốn.
Có thể khẳng định ngân hàng có một cơ cấu vốn hết sức ổn định, vì số liệu thực tế cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động lớn nhất là vốn huy động từ các tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ phiếu, đặc biệt nguồn vốn này ngày càng tăng với tốc độ nhanh và ổn định.
Bảng 5: Bảng kết cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm Chỉ tiêu
2004 2005
Tiền gửi dân cư 2.528 2.965
Tiền gửi TCKT, TCXH 3.961 4.915
Tiền gửi TCTD 660 403
Tiền gửi Kho bạc 2.127 3.234
Tiền ký quĩ 84
Bảng 6: Bảng tỷ trọng kết cấu nguồn vốn NHNo&PTNT Hà Nội
Đơn vị: %
Năm Chỉ tiêu
2004 2005
Tổng nguồn vốn huy động 100 100
Tiền gửi dân cư 27,3 26
Tiền gửi TCKT, TCXH 42,7 42,36
Tiền gửi TCTD 7,1 3,5
Tiền gửi kho bạc 22,9 27,9
Tiền ký quĩ 0,24
Qua số liệu bảng 2 ta thấy về cơ cấu nguồn vốn thi hầu hết các nguồn đều tăng trừ nguồn tiền gửi TCTD. Vốn huy động từ TCKT, TCXH chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2004 chiếm 42,7% và năm 2005 chiếm 42,36% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng tăng nhanh, năm 2005 đã tăng 437 tỷ so với năm 2004. Với kết quả trên đã chứng minh trong chiến lược huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, việc tăng cường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư có vai trò rất quan trọng. Ngoài sự gia tăng về nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư, nhìn vào bảng 2 ta nhận thấy nguồn vốn huy động từ các TCKT và tiền gửi Kho bạc tăng rất nhanh. Năm 2005 tiền gửi TCKT tăng 954 tỷ và tiền gửi Kho bạc tăng 1.106 tỷ so với
năm 2004. Để đạt được kết quả trên do NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, với 12 chi nhánh, 38 điểm huy động vốn và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiêu hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, đồng thời NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn ngoại tệ và sự biến động giá cả theo tong thời điểm đã góp phầnnâng cao chất, số lượng huy động vốn từ dân cư. Không những thế phong cách giao dịch mới được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng.
2.3.2. Màng lưới huy động vốn.
Một trong những giải pháp đầu tiên để một ngân hàng tiến hành huy động được nguồn vốn là việc mở rộng màng lưới huy động. NHNo&PTNT Hà Nội là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước. Nơi đây có trụ sở chính của NHNN Việt Nam, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, hàng chục ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các sở giao dịch, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính, ngân hàng người nghèo; gắn liền với nó là mạng lưới đông đảo các chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân trung ương của thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy để huy động được vốn NHNo&PTNT Hà Nội phải không ngừng mở rộng màng lưới. Đến hết năm 2005, ngân hàng có một mạng lưới hoạt động gồm 12 chi nhánh ngân hàng cấp 2 với 44 phòng giao dịch.
2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Nhìn vào bảng tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội ta thấy nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 2003, 2004, 2005 chỉ có nguồn vốn huy động. Với số liệu này cho thấy trong 3 năm ngân hàng đã đạt được một quy mô vốn vững chắc, chênh lệch giữa các năm không quá lớn, không gây mất cân đối, ổn định trong kinh doanh. Nếu chỉ so sánh trong hai năm 2004, 2005 thì:
Tổng nguồn vốn năm 2005 tăng 2.325 tỷ, tăng 25% so với năm 2004, tăng trên 400 tỷ so với kế hoạch Trung Ương giao. Trong đó:
Tiền gửi tiết kiệm: 2.667 tỷ tăng 669 tỷ chiếm 23%, tăng 33,5% so với năm 2004. Tiền gửi TCKT: 4.915 tỷ chiếm 42,7%, tăng 24,1% so với năm 2004.
Tiền gửi TCTD: 402 tỷ chiếm 3,6%, giảm 38,8% so với năm 2004. Tiền gửi kỳ phiếu: 298 tỷ chiếm 2,7%, giảm 43,7% so với năm 2004. Tiền gửi Kho bạc: 3.234 tỷ chiếm 28%, tăng 51,9% so với năm 2004
Tình hình huy động vốn qua việc sử dụng các công cụ huy động.
a. Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi loại này là nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Do vậy trong tất cả các loại nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Trên địa bàn hoạt động rộng lớn và sầm uất như Hà Nội, một môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời với lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ, khả năng tiếp thị NHNo&PTNT Hà Nội đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này. Kết quả là đến nay ngân hàng đã có các hình thức để huy động loại tiền gửi tiền gửi này như sau:
Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán).
Tiền gửi có kỳ ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng). Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng
Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng..
Trong 3 năm, ta thấy nguồn này có xu hướng tăng dần. Cụ thể đến năm 2005 tiền gửi loại này là 4.915 tỷ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn (chiếm 42,7%). Nguồn này có vai trò rất quan trọng, nguyên nhân la do Ngân hàng đã làm tốt công tác tiếp thi thu hút thêm được khách hàng.
Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng tăng. Đời sống tăng cũng đồng nghĩa với thu nhập tăng và đây chính là gốc rễ của tiết kiệm hay tích luỹ cho các nhu cầu trong tương lai. Hình thức tiền gửi tiết kiệm đáp ứng được nguyện vọng này đồng thời mang lại cho người dân lợi ích hưởng lãi nên từ khi xuất hiện đến nay, hình thức này đã trở nên quen thuộc đối với quần chúng nhân dân và đối với nước ta nó ngày càng có xu hướng tăng. Sự biến động của nguồn tiền này phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tâm lý thói quen. Song đặc tính của nguồn này là tính kỳ hạn, ổn định do đó đây là nguồn đòi hỏi chi phí huy động khá cao. Điều này buộc ngân hàng phải căn cứ vào tình hình sử dụng vốn mà có các biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm với các chính sách huy động và thời hạn huy động khác nhau. NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng huy động tối đa nguồn tiền này. Thực tế qua số liệu 3 năm 2003, 2004, 2005 nguồn tiền này tăng nhanh chóng. NHNo&PTNT Hà Nội hiện tại có các hình thức huy động tiết kiệm của dân cư thông qua các bảng sau:
Huy động cả VND và USD Tiết kiệm không kỳ hạn .
Tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 2tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, dưới 24 tháng, trên 24 tháng và tiền gửi tiết kiệm khác.
Số liệu các bảng sẽ chứng minh phần nào về sự thành công của NHNo&PTNT trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đồng thời cho thấy tín dụng của ngân hàng đã đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển nền kinh tế thủ đô vì khi thu nhập dân chúng tăng lên thì họ mới có nhu cầu tích luỹ hay sử dụng đến hình thức gửi tiết kiệm.
* Xét về quy mô thì tiền gửi tiết kiệm qua các năm 2003, 2004, 2005 này càng
tăng. Năm 2003 là 1088 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,4% trong tổng nguồn huy động. Sang năm 2004 nguồn này tăng lên 1998 tỷ chiếm 21,5% tổng nguồn huy động. Đến năm 2005 nó đã tăng lên 2667 tỷ chiếm 23% trong tổng nguồn, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2003 (gấp 2,45 lần hay tăng 1579 tỷ). Nếu so sánh các năm với nhau thi năm 2004 tăng 83,6% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 33,5% so với năm 2004.
Bảng 7 : Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm phân chia theo thời gian tại NHNo & PTNH Hà Nội
Tiền gửi tiết kiệm
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%)
I. Tiền gửi không kỳ hạn
50 4,6 55 2,8 25 0,9
II. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
545 50,1 472 23,6 731 37,4
III. Tiêng gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
493 45,3 1171 58,6 1357 51,0
IV. Tiền gửi tiết kiệm khác 553 20,7 V. Tiết kiệm bậc thang 300 15 Tổng cộng 1088 100 1998 100 2667 100
Thông qua bảng 4, ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài đều gia tăng qua các năm đặc biệt là qua năm 2005. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế cao nhất. Cụ thể, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình la 97,2% (năm 2003 là 95,4%, năm 2004 là 97,2%, năm 2005 là 99,1%) thì tiền gửi không kỳ hạn