DỊCHVỤ KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu 10marketing-dich-vu (Trang 150)

CHƯƠNG 7 : YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG DỊCH VỤ

8.2. DỊCHVỤ KHÁCH HÀNG

8.2.1. Những yếu tố chi phối dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một quá trình bao gồm các quyết định, các hoạt động định hướng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo ra dịch vụ thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu mong đợi của khách hàng nhằm định vị dịch vụ, thiết lập quan hệ lâu dài và trung thành của khách hàng với doanh nghiệp và dịch vụ của doanh nghiệp. Thực chất của dịch vụ khách

hàng là việc hướng các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp vào khách hàng, đó là q trình phân tích tìm hiểu và giải quyết mối quan hệ giữa tổ chức dịch vụ và khách hàng mục tiêu. Dịch vụ khách hàng khơng chỉ là chăm sóc khách hàng. Dịch vụ khách hàng là hệ thống các biện pháp, các chính sách, là chuỗi các cơng việc nối tiếp nhau trong q trình cung cấp nhằm làm tăng sự hài lịng của khách hàng, duy trì quan hệ lâu dài với họ.

Dịch vụ khách hàng được hình thành do yêu cầu khách quan của thị trường, yêu cầu cụ thể trong quá trình kinh doanh dịch vụ. Dịch vụ khách hàng chịu sự chi phối của rất nhiều những yếu tố thuộc môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.

Một số nguyên nhân chi phối dịch vụ khách hàng bao gồm:

Sự thay đổi nhu cầu mong đợi của người tiêu dùng: nhu cầu của người tiêu dùng

ln thay đổi, ln mong đợi có những dịch vụ chất lượng cao hơn, cụ thể hơn và có những giá trị mới. Sự thay đổi này diễn ra nhanh chóng với quy mơ lớn và phức tạp. Thực trạng này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường chi tiết, cụ thể hơn và cung cấp những dịch vụ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu dó.

Dịch vụ ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu nhu cầu của người tiêu dùng:

xã hội càng phát triển, nhu cầu ngày càng phong phú. Trong đó nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao. Mức độ quan trọng của dịch vụ đối với người tiêu dùng ngày càng lớn, người tiêu dùng đòi hỏi phải có nhiều dịch vụ tốt hơn, phù hợp hơn.

Do yêu cầu của việc thực hiện Marketing quan hệ: kinh doanh dịch vụ trong giai

đoạn hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và các đối tượng khác. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp không chỉ tập trung cung cấp các dịch vụ chủ yếu, mà phải quan tâm đến dịch vụ khách hàng. Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với mong đợi của khách đồng thời với việc xây dựng thiện cảm, giữ được niềm tin của khách hàng.

Sự thay đổi nhận thức về dịch vụ khách hàng trong các doanh nghiệp dịch vụ:

Chất lượng phục vụ khách hàng là yếu tố cơ bản để phân biệt các doanh nghiệp dịch vụ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiện nay đều quan tâm đến dịch vụ khách hàng, coi dịch vụ khách hàng như một vũ khí cạnh tranh lợi hại. Coi trọng dịch vụ khách hàng, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với khách hàng trên thị trường mục tiêu đã đem lại thành cơng cho nhiều doanh nghiệp.

8.2.2. Chính sách dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng giữ vị trí rất quan trọng trong Marketing dịch vụ. Các doanh nghiệp ln quan tâm để xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng thích hợp. Để xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng có hiệu quả, cần chú ý tới trình tự sau (xem bảng 8. 3)

- Xác định nhiệm vụ của dịch vụ: nhiệm vụ dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh

cung cấp cho thị trường cũng là nhiệm vụ dịch vụ khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo những cam kết về giá trị dịch vụ cung cấp, giá trị dịch vụ phải thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng.

- Xác định mục tiêu của dịch vụ khách hàng: xác định vị trí dịch vụ khách

hàng, xác định những yếu tố quan trọng của dịch vụ khách hàng, sự biến động của những yếu tố trên các đoạn thị trường mục tiêu.

Trong quá trình hình thành những mục tiêu cần chú ý đến vị trí quan trọng của chất lượng dịch vụ. Các yếu tố chất lượng cần được phân tích kỹ trước, trong và sau khi giao dịch của dịch vụ khách hàng.

Nội dung Hoạt động dịch vụ khách hàng

Giai đoạn (Các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ)

Trước - Các nhiệm vụ và các chính sách dịch vụ khách hàng

giao dịch - Nhận thức của khách hàng

- Mục tiêu của dịch vụ khách hàng

- Các quá trình hỗ trợ cho mục tiêu dịch vụ

- Con người, những cơ chế hỗ trợ cho các mục tiêu dịch vụ - Hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin phản hồi

- Giao tiếp dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ - Sử dụng thông tin khác

Trong - Quản lý các loại nhu cầu khách hàng

giao dịch - Quản lý thời gian

- Quản lý các cấp độ dịch vụ - Tính chính xác của hệ thống - Các dịch vụ phụ - Các vấn đề liên quan - Hỗ trợ tài chính - Sự tập trung

- Thận tiện khi thỏa mãn nhu cầu tại chỗ

Sau giao - Bảo hành

dịch - Thông tin phản hồi

- Chương trình phục hồi dịch vụ - Kiểm tra chất lượng dịch vụ - Lập kế hoạch sửa chữa

- Củng cố niềm tin cho khách hàng - Mở rộng bán hàng

- Marketing bán hàng, marketing trực tiếp - Lập câu lạc bộ khách hàng trung thành - Các hoạt động khuyến mại đột xuất

Xác lập chính sách dịch vụ khách hàng bao gồm các nội dung: o Xác định các loại, mảng, đoạn, khâu của dịch vụ

o Xác định các khách hàng và các dịch vụ quan trọng o

Ưu tiên cho những mục tiêu của dịch vụ

oTriển khai các dịch vụ cả gói.

Q trình thực hiện: Triển khai dịch vụ trên các đoạn thị trường, nhất là các dịch vụ trọn gói. Quản lý chặt các dịch vụ. Hình thành chiến lược marketing cho mỗi dịch vụ và thực hiện Marketing hỗn hợp trong kế hoạch marketing chung của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần tập trung cao vào dịch vụ khách hàng, giữ mức độ thỏa mãn thường xuyên cho khách hàng bằng cách tạo cơ chế thu nhận thơng tin ngược chiều và có hoạt động sửa chữa, điều chỉnh những sai lệch nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng. Ngoài ra một doanh nghiệp dịch vụ cần phát hiện kịp thời sự thay đổi nhu cầu có liên quan đến dịch vụ khách hàng.

8.3. ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều

chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức khơng phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh do hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, vì thế khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế...

hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

Bản chất của dịch vụ là vơ hình và được cung cấp trong thời gian tiêu dùng dịch vụ. Dịch vụ được cung cấp bởi con người, q trình cung cấp dịch vụ là có thể khác nhau từ người này sang người khác và vì vậy nó khó có thể được tiêu chuẩn hóa. Do tất cả các yếu tố này nên có thể dẫn đến các hành vi sai trái trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, người cung ứng dịch vụ cần phải học tập và giữ cho mình thái độ làm việc chuyên nghiệp, yêu nghề và có hành vi đạo đức đúng đắn trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Nhìn chung, để thực hiện đạo đức kinh doanh đối với nước ta hiện nay, cần có sự giáo dục các doanh nghiệpvà cho cả cộng đồng ý thức rõ về vai trò của đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì, khi nói về kinh doanh hiện nay khơng chỉ theo ý nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận chỉ của doanh nghiệpđó, mà còn theo nghĩa một doanh nghiệpkinh doanh là một thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, việc theo đuổi mục tiêu lợi

nhuận và phát triển kinh tế khơng có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị, những chuẩn mực tôn trọng con người. Một doanh nghiệp thành đạt không chỉ hoạt động tuân thủ pháp luật, mà còn phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và của đạo đức kinh doanh. Muốn vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và các văn bản dưới luật rõ ràng là cần thiết nhưng chưa đủ, mà phải đưa ra được những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đủ sức để hướng dẫn những hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh không chỉ có các doanh nghiệpcần nắm được và tn thủ, mà cịn phải giáo dục cho cả cộng đồng hiểu được những chuẩn mực này để có dư luận kịp thời ngăn chặn những hoạt động kinh doanh nào

vi phạm nó. Vì vai trị điều chỉnh hành vi đạo đức đối với doanh nghiệp chính là thơng qua dư luận xã hội. Hơn nữa, việc giáo dục phải làm thế nào để các doanh nghiệp tự ý thức

được rằng, thực hiện đạo đức kinh doanh chính là đầu tư cho tương lai và cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây là quá trình hình thành cần có thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nhưng điều đó khơng ngăn cản việc chủ động phát triển theo hướng này cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Thế nào là quá trình dịch vụ? Phân biệt với dịch vụ?

2. Nêu các phương pháp thiết kế quá trình dịch vụ, ưu nhược điểm của từng phương pháp?

3. Bạn hiểu thế nào về dịch vụ khách hàng? Những yếu tố chi phối dịch vụ khách hàng?

4. Phân tích các nội dung chính sách dịch vụ khách hàng?

5. Phân tích vai trị, nội dung của Đạo đức trong kinh doanh dịch vụ? Liên hệ với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cụ thể để minh họa?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG:

1. Thiết kế sơ bộ quá trình dịch vụ cho một doanh nghiệp cung cấp đồ ăn nhanh (bánh pizza, gà rán…) với các hình thức:

a. Ăn tại chỗ

b. Mua thức ăn mang đi c. Phục vụ tận nhà. 2. Tình huống:

Anh X và Y là hai chủ gara nổi tiếng của thành phố.

Khách hàng của anh A là những chiếc xe đời mới, bóng lộn, rất sẵn lịng trả những khoản tiền lớn để chăm sóc cho chiếc xe của họ. Và tất nhiên anh A cũng ln tìm mọi cách để thỏa mãn khách hàng yêu quý của mình.

Khách hàng của anh B lại là đủ loại xe, từ xe mới “cáu cạnh” đến những chiếc xe “cổ lỗ xĩ” nhất. Nhưng dù khách hàng nào, anh B cũng cố gắng chăm sóc họ chu đáo, khơng để tâm tiền nhiều hay ít.

Mỗi khi có sai sót gì khiến khách hàng khơng hài lịng, anh A thường yêu cầu người thợ nào đã sửa chữa cho khách đó ra nhận trách nhiệm với khách. Để khách vui lịng, ơng thường hay la mắng người thợ đó trước mặt khách. Trong khi đó, với trường hợp tương tự, anh B lại thường đứng ra nhận trách nhiệm với khách. Sau đó ơng cho thợ đến để điều chỉnh lại những sai sót.

1. Hãy phân tích cách xử lý vấn đề của anh A và B khi khách hàng phàn nàn? 2. Theo bạn, trong tình huống khách hàng phàn nàn, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình Marketing Ngân hàng (2011), Học viện ngân hàng

3. Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hịa (2009), Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Peter Doyle (2009), Marketing dựa trên giá trị (Value- Based Marketing), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 10marketing-dich-vu (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w