Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, KT-XH của mỗi nước, mỗi địa phương khác nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm thành cơng trong phát triển nơng nghiệp nói chung, nơng nghiệp đơ thị và vành đai nơng nghiệp ven đơ nói riêng, có thể rút ra ba bài học kinh nghiệm cơ bản đối với việc phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội như sau:
Một là, nhận thức đúng về vị trí, vai trị của phát triển nơng nghiệp
ngoại thành, nhà nước chú trọng trong việc xây dựng thực hiện các chiến lược, chính sách vĩ mô phù hợp, tạo khung pháp lý cho phát triển nơng nghiệp. Cùng với đó là việc lựa chọn những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi trường và xây dựng những ngành hỗ trợ cho nông nghiệp ở từng giai đoạn. Nhà nước cũng cần tập trung việc xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Hai là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, thế mạnh
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành gắn với thị trường chủ lực là đô thị và hướng tới xuất khẩu nhiều mặt hàng nơng sản có giá trị như: hoa lan, cá cảnh, rau an tồn… Làm tốt cơng tác quy hoạch đất đai để có quỹ đất sản xuất nơng nghiệp ổn định, quy mô lớn với sự đồng bộ của KCHT khu vực nơng thơn, hình thành các vùng chun canh tập trung, quy mơ lớn, có điều kiện phát triển NNCNC.
Ba là, đẩy mạnh huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực (tài chính, tín
dụng; KHCN, lao động kỹ thuật…). Trong đó, các chính sách tín dụng được triển khai hiệu quả sẽ cung cấp vốn cho sản xuất, phát triển kinh tế ở nơng thơn, khơi thơng dịng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân và các thành phần kinh tế khác tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Thơng qua nhiều hình thức cho vay vốn đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp; đồng thời, thúc đẩy nhanh q trình CDCC cây trồng, vật ni có hiệu quả thấp sang các cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nơng dân. Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước làm vốn mồi trong đầu tư KCHT nông thôn, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.
Bốn là, chú trọng ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất; xây dựng và
phát triển NNCNC. Với điều kiện ĐTH, BĐKH và chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, các nguồn lực phát triển nông nghiệp ngày càng hạn chế, do vậy, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần học tập Thái Lan, Đài Loan, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tập trung nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng, phát triển khu NNCNC để nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất, cần chủ động nghiên cứu để có được những kỹ thuật, cơng nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên canh tác, vốn, trình độ của người dân nước ta. Chú trọng lai tạo nhiều giống cây trồng, vật ni có năng suất chất lượng cao phù hợp với thị trường
trong nước và xuất khẩu; nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của hóa học, sinh học và cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong nơng nghiệp địi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới của lao động nông nghiệp thường xuyên. Do vậy, cần chú trọng đào tạo, tập huấn, chuyển giao KHCN; thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ tham gia sản xuất, kinh doanh ở nơng thơn, vì đây là lực lượng có khả năng tiếp thu và ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhất.
Năm là, phát triển các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị. Hỗ trợ các hội nông dân, HTX kiểu mới hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng KHCN; cung cấp thông tin, dự báo về thị trường; hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, bảo vệ lợi ích, quyền lợi chính đáng của người nông dân. Sự phát triển của các tổ chức HTX kiểu mới và hội nông dân giúp cho khu vực nông thôn, khu vực ngoại thành phát triển hài hòa cả về KT-XH và mơi trường. Khuyến khích và hỗ trợ nơng hộ liên kết trong tổ hợp tác, HTX kiểu mới, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp gắn liền với quản lý theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm, nhằm tập trung ruộng đất, sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có điều kiện ứng dụng KHCN như Đài Bắc, Bangkok.
Chương 3