Điểm mạnh, điểm yếu đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 116 - 121)

Cây ăn quả Rau

4.1.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nộ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠITHÀNH HÀ NỘI THÀNH HÀ NỘI

4.1.1. Phân tích, đánh giá SWOT đối với phát triển nông nghiệpngoại thành Hà Nội ngoại thành Hà Nội

Phân tích SWOT cho ta thấy, những thuận lợi, khó khăn cùng cơ hội và thách thức của nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội; đồng thời là cơ sở để đưa ra các định hướng chiến lược thúc đẩy phát triển nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4.1.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu đối với phát triển nông nghiệp ngoạithành Hà Nội thành Hà Nội

- Điểm mạnh trong phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (S): + Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ngày càng được sự quan tâm, đầu tư của Thành phố, trong 4 năm thực hiện Chương trình số 02/CTr-TU của Thành ủy (2011 - 2014), đã huy động được 48.708 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho triển khai các dự án xây dựng cơ bản khu vực nơng thơn; trong đó, riêng vốn ngân sách Thành phố là 40.678 tỷ đồng (chiến 83,5%), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 160 tỷ đồng (chiếm 0,3%), vốn tín dụng ngân hàng thương mại là 7.870 tỷ đồng (chiếm 16,2%). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM từ năm 2011 đến nay, tổng kinh phí các doanh nghiệp, tổ chức đồn thể và nhân dân đã đóng góp, ủng hộ bằng tiền và các hình thức quy ra tiền được 5.079 tỷ đồng. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thơng qua Chương trình Phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 8.686,1 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn sự nghiệp ngân sách thành phố: 785,7

tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân: 7.900,4 tỷ đồng [26], với mục tiêu phấn đấu đạt 1.000 ha rau; 500 ha hoa; 1.370 ha cây ăn quả…

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật NNCNC và xúc tiến thương mại nông nghiệp, rộng 9,9 ha nằm trong Khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao và thuộc địa giới hành chính của phường n Nghĩa, quận Hà Đơng, với tổng mức đầu tư dự toán sơ bộ để thực hiện dự án là khoảng 588 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hóa khoảng 122 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục cơng trình có tính chất kinh doanh, có khả năng thu vốn… Ngày 15/01/2015, Hà Nội cũng công bố và bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 khu nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao Hoa Lâm Viên tại xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, với diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 966.067 m2.

+ Các trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành nông nghiệp như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Chăn ni… đóng trên địa bàn, nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội có ưu thế trong việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng sản phẩm qua chế biến và bảo quản sau thu hoạch… Việc cơ giới hoá và ứng dụng những tiến bộ KHCN rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng bền vững, đưa quá trình CNH, HĐH NN, NT của Thành phố sớm thành công. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trở thành mơ hình ứng dụng KHCN vào sản xuất, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để dần lan tỏa ra các tỉnh phụ cận và cả nước nhằm xây dựng nền NNCNC, hàng hóa lớn.

+ Lao động khu vực ngoại thành Hà Nội cịn dồi dào và trình độ ngày càng được nâng cao. Theo số liệu thống kê năm 2009 lao động nông thơn là 2,41 triệu người, bằng 58,8% tổng lao động tồn thành phố. Đến năm 2013 lao động khu vực nông thôn đã tăng lên 2,69 triệu người, chiếm hơn 37%

tổng dân số toàn thành phố; năm 2015, lao động khu vực nông thôn vào khoảng 3,91 triệu người. So với cả nước, lao động trên địa bàn Hà Nội có trình độ chun mơn cao hơn. Bình qn cứ 03 lao động thì có 01 người có trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên [37] và chất lượng lao động trong NN, NT từng bước được nâng lên. Dự báo lao động khu vực nông thôn Hà Nội vẫn sẽ gia tăng vào những năm tới khi dân số của Hà Nội đang tăng nhanh, trong khi dân số khu vực nông thôn sẽ giảm dần (xem Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Dự báo dân số thành phố Hà Nội năm 2020 và 2030

Đơn vị: 1000 người

Chỉ tiêu 2020 2030

1. Dân số thành phố Hà Nội 7.956 9.135

2. Dân số đô thị 4.614 6.355

Tỷ lệ đơ thị hố (%) 58,0 67,5

3. Dân số nông thôn 3.341 3.061

Nguồn: [59, tr.90]

+ Nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội có thị trường lớn, hấp dẫn và giàu tiềm năng phát triển với khoảng 10 triệu người dân đang cư trú, công tác, học tập, du lịch và đang có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, lương thực, thực phẩm sản xuất trên địa bàn mới chỉ cung cấp được khoảng 52% thịt các loại, 64% cá, 65% trứng gia cầm, 20% sữa, 44% gạo tẻ, 55% rau củ tươi và 17% quả tươi. Do vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, nhất là đối với sản phẩm nơng nghiệp bảo đảm chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm như rau sạch, các loại quả đặc sản ngày càng tăng cao. Có thể nhận thấy, nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội có một thị trường cao cấp, nhu cầu về sản phẩm nông sản không những bảo đảm cho những đòi hỏi về vật chất mà còn cả tinh thần phù hợp với thị hiếu, sự đa dạng, phong phú của mặt hàng nông sản và nhu cầu vui chơi, thư giãn, giải trí. Hà Nội là địa bàn tập trung

nhiều đối tượng khách hàng cao cấp, có nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng về ẩm thực, văn hố và du lịch, vì vậy, các sản phẩm và dịch vụ trong khu vực NN, NT cũng đòi hỏi ngày càng phát triển. Đây là một lợi thế của nơng nghiệp ngoại thành các đơ thị lớn nói chung và nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng phát triển theo hướng sinh thái, bền vững [31; 66].

+ Với đặc thù của một nền nông nghiệp đô thị, phát triển theo hướng bền vững cả về kinh tế lẫn sinh thái môi trường, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có vai trị quan trọng tạo nên VĐX cho các khu đơ thị, khu dân cư, khu công nghiệp… Đồng thời các VĐX nông nghiệp là cơ sở tạo sức hấp dẫn cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và phát triển các dịch vụ xã hội khác. Thúc đẩy sự phát triển nơng nghiệp ngoại thành sẽ đóng vai trị chính trong cải thiện điều kiện mơi trường sinh thái, cảnh quan sinh tồn của vùng thủ đơ, góp phần vào việc xây dựng Thủ đơ hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp; hài hịa, bền vững và giàu sức sống truyền thống nhân văn.

- Điểm yếu trong phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (W): + Nông dân vẫn sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm; vai trò HTX còn mờ nhạt trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ; chưa thể hiện vai trị là cầu nối giữa người nơng dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Hoạt động của đa số HTX, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, chưa chủ động xây dựng định hướng phát triển cụ thể; chưa có nhiều mơ hình liên kết quy mơ lớn, hiệu quả. Việc sản xuất, kinh doanh theo chuỗi liên kết chưa đạt hiệu quả như mong muốn; sản phẩm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường.

+ Chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào sản xuất nơng nghiệp ở các huyện ngoại thành cịn ít dẫn đến nơng sản phẩm có chất lượng cao chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đơ. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nơng

nghiệp chưa đủ mạnh để thu hút được doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc thu hút nguồn lực xã hội phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM ở một số địa phương cịn gặp khó khăn.

+ Hệ thống KCHT nơng thơn ngoại thành Hà Nội đầu tư chưa đồng đều giữa các địa phương và thiếu tính đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân khu vực ngoại thành. Hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi... phục vụ sản xuất nơng nghiệp nhiều nơi cịn khó khăn, thiếu thốn, nhất là những vùng xa trung tâm như: Sóc Sơn, Ba Vì, Ứng Hịa. Cơng tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai khu vực ngoại thành Hà Nội còn nhiều bất cập, gây lãng phí các nguồn lực đầu tư. Mơi trường ở một số huyện ngoại thành đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ và khu chăn ni tập trung.

+ Q trình ĐTH mang lại sự phát triển KT-XH cho Thành phố, nhưng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng đe dọa đến cuộc sống của cư dân nơi đây. ĐTH nhanh làm đất đai trong nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhất là đất đai tại các vùng sản xuất; trong khi nhu cầu nông sản càng tăng lên về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời làm gia tăng những vấn đề về việc làm, an sinh xã hội khu vực nông thôn ngoại thành. Tốc độ ĐTH ở Thủ đơ càng nhanh càng làm thu hẹp vai trị và ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu phát triển xanh, bền vững của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; làm mất dần VĐX để điều hịa khí hậu hay là nơi vui chơi, giải trí, thư giãn trong khơng gian nơng nghiệp sinh thái. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích nơng nghiệp của Hà Nội giảm trung bình 5.500 - 6.000 ha, bình quân mỗi năm giảm trên 1000 ha; nguyên nhân chính của việc suy giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất ở, đất khu công nghiệp và đất giao thơng… Do vậy, Hà Nội cần sớm có những quy hoạch tổng thể về sử dụng đất (không chỉ dừng lại ở quy

hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - xem Bảng 4.2) nhằm giữ gìn diện tích đất nơng nghiệp và VĐX cho các khu đô thị, khu dân cư của Thủ đô.

Bảng 4.2: Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Nội năm 2015 và 2020

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 332.889 100,0 332.889 100,0 Đất sản xuất nơng nghiệp 131.845 39,6 115.217 34,6 Đất trồng cây hàng năm 118.252 35,5 103.757 31,2

Đất trồng lúa 99.956 30,0 92.120 27,7

Đất trồng cây hàng năm khác 18.296 5,5 11.637 3,5

Đất trồng cây lâu năm 13.593 4,1 11.460 3,4

Nguồn: [61]

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w