9.5.2012,
Mơ hình cũ phụ thuộc nhiều vào mạng lưới cung ứng hàng hóa của nhà cung cấp. Điều này dẫn đến 2 hệ quả: Thứ nhất -quyền lực đàm phán giá cả và các
điều kiện trong hợp đồng thu mua bị hạn chế; Thứ hai Ờ khi nhà bán lẻ không nắm giữ trong tay quyền kiểm sốt dịng chảy hàng hóa, những vấn đề như đứt hàng đột xuất hoặc nhà cung cấp từ chối giao hàng cho những cửa hàng nằm ngoài khu vực giao hàng tối ưu sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Hình 3.4 Mơ hình cửa hàng tiện ắch mới
Nguồn: Mơ hình mới cho chuỗi cung ứng bán lẻ, 2012.
Nhà bán lẻ sẽ có một kho tổng (trung tâm phân puối) cho từng vùng và sẽ quản lý hệ thống vận tải để giao hàng cho các cửa hàng. Với sự sắp xếp như vậy, quy trình đặt
78
hàng và giao nhận hàng hóa cũng sẽ có nhiều thay đổi. Thành viên trong phịng cung ứng (phòng supply chain) sẽ dựa vào thông tin về tồn kho hằng ngày đặt hàng đến nhà cung cấp theo số lượng dự báo (đối với hàng mới) và doanh số (đối với hàng đang kinh doanh) và trữ hàng về kho. Hằng ngày, với lịch đặt hàng cụ thể, các cửa hàng sẽ đặt hàng về kho và bộ phận quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiến hành điều phối phương thức vận chuyển phù hợp. Với cách sắp xếp và vận hành như trên, nhà bán lẻ sẽ khắc phục được những yếu điểm của mơ hình cũ như cửa hàng sẽ không phải đầu tư nhân lực, không gian và vật dụng trong kho cho những cửa hàng sắp tới; cũng như nhà bán lẻ cũng khơng cịn phụ thuộc vào năng lực của nhà cung cấp trong việc vận chuyển hàng hóa nữa. Và như thế, quyền lợi của nhà bán lẻ trong quá trình đàm phán sẽ cao hơn. Quyền lợi ở đây không chỉ giới hạn ở mức giá và chiết khấu nhà cung cấp dành cho nhà bán lẻ, mà đó cịn được thể hiện ở sự ưu tiên hàng hóa, hàng khuyến mãi, ưu tiên trong vấn đề đổi trả hoặc thu hồi những mặt hàng có thay đổi về mẫu mã. Và tất cả những quyền lợi này sẽ ảnh hưởng đến sự xuyên suốt trong chuỗi cung ứng và năng lực cạnh tranh trên thị trường của nhà bán lẻ cũng theo đó mà tăng lên.