2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường trung học cơ sở Hợp Thành thuộc xã Hợp Thành, Phú Lương, Thái Nguyên và trường Dương Tự Minh thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 24/2/2016 đến 10/3/2017.
- Giai đoạn 1: Triển khai thu thập số liệu trong điều tra cắt ngang từ ngày 24/2/2016 đến ngày 28/2/2016.
- Giai đoạn 2:
Triển khai can thiệp đợt 1, từ 5/4/2016 đến 10/4/2016.
Triển khai can thiệp đợt 2, từ 5/7/2016 đến 10/7/2016.
Đánh giá can thiệp lần 1 sau 6 tháng: 5/10/2016-20/10/2016.
Đánh giá sau can thiệp lần 2 sau 12 tháng: 5/3/2017-10/3/2017.
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả kết hợp phương pháp nghiên cứu dịch tễ can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng.
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ, mức độ sâu răng và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng đối với bệnh sâu răng.
- Theo dõi dọc đánh giá hiệu quả sau can thiệp cộng đồng có đối chứng xác định hiệu quả phục hồi tổn thương sâu răng sớm bằng gel Fluor.
2.2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.5.1. Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu được tính 1 tỷ lệ trong quần thể:
n =
Z
2 pq DE
(1−α / 2) d 2
Trong đó:
n : Cỡ mẫu tối thiểu
z(1- α/2) : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%
p : Tỷ lệ ước lượng sâu răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi (p=76,3%) theo nghiên cứu của tác giả Lê Bá Nghĩa năm 2009
q : Tỷ lệ ước lượng không sâu răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi (q = 23,7%) d : Độ chính xác mong muốn 5%
học sinh tham gia là 350.
- Cỡ mẫu được tính cho nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng có đối chứng
Z(1-α/2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96)
Z1-β : lực mẫu (=80%)
P1 : tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm trong nhóm can thiệp, sau 12 tháng theo dõi ước lượng là 50%
P2 : tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm trong nhóm chứng, ước lượng là 75% sau 12 tháng theo dõi
P : (P1+P2)/2
n1 : cỡ mẫu nhóm can thiệp (số học sinh được chải Gel fluor 1,23%)
n2 : cỡ mẫu nhóm đối chứng (số học sinh được chải kem P/S trẻ em)
Theo công thức tính được cỡ mẫu cần thiết tối thiểu cho 2 nhóm nghiên cứu là n= n2= n1=105 học sinh, tổng số học sinh cho 2 nhóm trong nghiên cứu can thiệp là 210 em.
2.2.5.2. Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi chia làm 2 giai đoạn chọn mẫu dựa trên các mục tiêu khác nhau: Giai đoạn 1: Chọn mẫu vào nghiên cứu mơ tả
Bước 1: Chọn xã
Huyện phú lương có 16 xã và thị trấn chúng tôi sẽ chọn ra 2 xã: 01 xã có điều kiện kinh tế khá và gần trung tâm, 01 xã có điều kiện kinh tế kém hơn và xa trung tâm. Kết quả 2 xã được chọn gồm xã Hợp Thành và xã Động Đạt.
Bước 2: Chọn trường và mẫu
Từ 2 xã đã được chọn chúng tôi tiếp tục chọn ra ngẫu nhiên 2 trường THCS là Hợp Thành và Dương Tự Minh, tiến hành lập danh sách các học sinh ở trong độ tuổi 12 (học sinh lớp 6) và đánh số thứ tự. Sau đó sẽ chọn ra 350 đối tượng nghiên cứu phân bổ vào mẫu bằng bảng số ngẫu nhiên theo phần mềm thống kê.
Giai đoạn 2: Phân bổ theo nhóm chứng và nhóm nghiên cứu
Từ 350 học sinh của nghiên cứu cắt ngang, chúng tôi lập danh sách các học sinh có đủ tiêu chuẩn sau chọn vào nghiên cứu can thiệp:
31
- Có nhóm răng 6 sâu răng ở mức độ D1, D2 và không bị mất răng 6 nào. Để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn như nhau giữa các đối tượng. Chúng tôi chọn mẫu thống kê khơng xác suất theo phương pháp chọnchủ đích nhóm học sinh trường Dương Tự Minh vào nhóm chứng, tiến hành can thiệp trên học sinh trường Hợp Thành. Tổng số học sinh được đưa vào theo dõi là 213 học sinh, trong đó nhóm chứng có 107 học sinh, nhóm can thiệp có 106 học sinh.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
2.2.6. Cách tính hiệu quả nghiên cứu can thiệp:
- Tính chỉ số hiệu quả cho từng nhóm nghiên cứu: nhóm can thiệp và nhóm chứng:
Trong đó:
+ CSHQ : là chỉ số hiệu quả của một nhóm, tính ra tỷ lệ % + P1 : là tỷ lệ mắc trước can thiệp
+ P2: là tỷ lệ mắc sau can thiệp.
- Hiệu số thay đổi DID (Difference in difference): = | A-B | Trong đó :
A là hiệu số thay đổi trước sau can thiệp của nhóm can thiệp B là hiệu số thay đổi trước sau của nhóm chứng