Ngân hàng Public Bank Berhad

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THUYẾT TRÌNH NHÓM 1 NGÂN HÀNG QUỐC tế và HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC tế tại VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.3.2.6. Ngân hàng Public Bank Berhad

Ngày 23/3/2015, NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc việc PBB được nhận tồn bộ phần vốn góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Ngân hàng liên doanh VID Public và tiến hành các thủ tục để chuyển đổi ngân hàng này thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam của PBB.

Ngân hàng VID Public Bank được thành lập ngày 30/9/1991 với tỷ lệ vốn góp 50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1992 đến nay, sau 3 lần tăng vốn, VID Public Bank có 62,5 triệu USD vốn điều lệ.

Sau hơn 20 năm hoạt động, ngày 15/7/2014, BIDV đã ký hợp đồng chuyển nhượng tồn bộ phần vốn góp (50%) của BIDV tại Ngân hàng liên doanh VID Public (VPB) cho Ngân hàng Public Bank Berhad (PBB) của Malaysia.

Ngoài 6 gương mặt kể trên, theo thống kê của NHNN tính đến ngày 30/6/2014, hiện có 43 chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Trong đó, nhiều chi nhánh, văn phịng đại diện của các ngân hàng lớn trên thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam nhiều năm qua như: Commonwealth Bank (Australia), ING (Hà Lan), Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản), Deutsche Bank (Đức)...

Hiện nay, với việc cho phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngồi thì các ngân hàng nước ngồi, đồng thời các văn phịng đại diện, chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam sẽ có xu hướng chuyển đổi mơ hình sang ngân hàng TNHH một thành viên mà theo như lãnh đạo HSBC Việt Nam thì việc chuyển đổi này sẽ khiến cho HSBC Việt Nam có vị trí giống như ngân hàng thương mại địa phương, theo đó sẽ được mở các địa điểm ATM cũng như tăng số lượng các văn phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới hoạt động…

Có thể thấy, với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực hoặc được ký kết trong năm 2015 như AEC, Việt Nam - EU, ASEAN + 6, RCEP, TPP, cam kết WTO..., các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng khu vực sẽ tập trung

nhiều hơn vào Việt Nam, Quy mô, chiến lược kinh doanh bài bản của họ sẽ là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước ngay trên thị trường nội địa

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THUYẾT TRÌNH NHÓM 1 NGÂN HÀNG QUỐC tế và HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG QUỐC tế tại VIỆT NAM (Trang 31 - 33)