Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữa vai trò quyết định nhất với sự phát triển kinh tế, tọ ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những ngành có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào thành tựu khoa khọc, cơng nghệ. Đó là những ngành công nghệ cao: CNTT, Công nghệ sinh học, cũng có thể là ngành công nghiệp truyền thông: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dựng khoa học, công nghệ cao.
Vậy tại sao nước ta phải tiễn hành cơng nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức?
Thứ nhất, nước ta cần sớm thoát khỏi tỉnh trạng lạc hậu, rút ngắn khoảng cách
với các nước trên thế giới. Trong q trình CNH-HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thê học hỏi được kinh nghiệm thành công của những nước đi trước và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này.
Thứ hai, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức là giải pháp bắt buộc đề tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Thứ ba, tiền hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn.
Chính vì thế, tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát triên KTTT: "Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt đề tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng trị thức trong các nhân tô phát triễn kinh tê- Xã hội, từng bước phát triển KTTT ở nước ta". Tới Đại hội X, việc phát triển KTTT được thể hiện rõ với tư cách là một yêu tố cầu thành đường lỗi CNH-HPH đất nước: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta đề rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH-HĐH. Phát triền mạnh các ngành và sản phẩm kinh tê có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào trí thức; kết hợp việc sử dụng vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Và Đại hội XI, với định hướng chiến lược cơ cầu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ u phát triền theo chiêu rộng, sang phát triền hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "phát triển mạnh khoa học, cơng nghệ làm động lực đây nhanh quả trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển KTTT, góp phản tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Từ một nền kinh tế nông nghiệp đi lên CNXH, trong bồi cảnh tồn cầu hóa, chúng ta phải tiến thành đơng thời hai q trình: Chuyển từ nền kinh tế nơng nghiệp lên kinh tế công nghiệp (CNH-HĐH); chuyển từ kinh tế nông-công nghiệp lên KTTT. Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trinh kế tiếp nhau, thì ở nước ta, tận dụng cơ hội là nước đi sau, hai quá trinh này được lồng ghép với nhau, kết hợp các bước đi tuân tự với các bước phát triển nhảy vọt, tức là gắn CNH-HĐH với phát triển KTTT.