Anh chị hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên

Một phần của tài liệu ÔN THI LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN (Trang 36 - 43)

Hoàn cảnh lịch sử

Đến cuối năm 1929, những người làm cách mạng VN trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một ĐCS thống nhất, chấm dứt chia rẽ trong phong trào cách mạng VN. Do vậy, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, NAQ chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng (TQ). Hội nghị đã thông qua rất nhiều văn kiện như Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN.

Nội dung: bản Cương lĩnh chính trị đã xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng

VN, bao gồm:

- Phương hướng chiến lược: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách rời nhau.

- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam(CM tư sản dân quyền và thổ địa CM): phản ánh 2 nhiệm vụ cơ bản là nhiệm vụ dân tộc (giải phóng dân tộc) và nhiệm vụ dân chủ (ruộng đất cho nông dân), trong đó nhiệm vụ dân tộc dc ưu tiên hàng đầu + Về chính trị: đánh đổ chủ nghĩa Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai; làm cho nc VN dc hồn tồn độc lập; thành lập chính phủ cơng nơng binh, tổ chức quân đội công nông.

+ Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tích thu tồn bộ sản nghiệp lớn (công nghiệp, vận tải, ngân hang…) của chủ nghĩa Đế quốc Pháp để giao cho Chính phủ cơng nơng binh quản lí; tích thu tồn bộ ruộng đất của bọn Đế quốc chủ nghĩa làm của công để chia cho dân nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nộng nghiệp; thi hành luật ngày làm 8h

+ Về văn hóa – xã hội: dân chúng dc tự do tổ chức; nam mữ bình quyền; phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hóa.

- Lực lượng cách mạng: Việc tập hợp lực lượng rộng rãi cũng như xác định được động lực chủ yếu, cơ bản của sự nghiệp cách mạng phản ánh sự mềm dẻo và linh hoạt trong chiến lược đại đồn kết dân tộc của Đảng ta.

+ Nơng nhân và nông dân: lực lượng cơ bản chủ yếu + Trí thức, tiểu tư sản là đồng minh của công nông

+ Tư sản dân tộc và địa chủ yêu nước là lực lượng cách mạng cần tranh thù hoặc trung lập

- Phương pháp của cách mạng Việt Nam: Bạo lực cách mạng gồm có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Cụ thể là sử dụng sức mạnh tổng hợp của số đông dân chúng VN, trên 5 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, ngoại giao và vũ trang.

- Tinh thần đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Do đó, phải đồn kết với vơ sản thế giới đặc biệt là vô sản Pháp, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng: thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam (vai trò duy nhất và tuyệt đối). Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam, Đảng phải lôi kéo được đại bộ phận quần chúng đi theo mình. Trong quá trình lãnh đạo Đảng tuyệt đối không được thỏa hiệp với kẻ thù để đi ngược với quyền lợi của giai cấp. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định nhất cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đánh giá

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã vạch ra những vấn đề cơ bản nhất cho cách mạng Việt Nam.

- Cương lĩnh vừa đúng đắn, vừa sáng tạo, vừa nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp vừa thấm đượm tinh thần dân tộc.

- Điểm sáng tạo nhất của Cương lĩnh là đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu. Vì xã hội Việt Nam lúc bấy giờ có hai mâu thuẫn là mâu thuẫn dân tộc (mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược) và mâu thuẫn giai cấp (mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến), nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, do đó vấn đề đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất. Các nội dung khác của Cương lĩnh cũng thể hiện việc đặt nhiệm vụ và mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Ý nghĩa

Cương lĩnh chính trị với đường lối đúng đắn đã kết thúc sự khủng hoảng về đường lối cho cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, mở ra cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong tương lai, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Thực tiễn quá trình vận động của CMVN trong hơn 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

15. Anh chị hãy trình bày quan điểm chỉ đạo, chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ đổi mới.

Trong thời kì đổi mới, bên cạnh những quan điểm, chủ trương đổi mới kinh tế xã hội thì vấn đề văn hóa cũng được Đảng ta vơ cùng chú trọng. Có thể hiểu, văn hóa Việt Nam là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát triển 5 quan điểm của Nghị quyết TW 5 khóa VIII, Nghị quyết TW 9 khóa XI đã nêu ra 5 quyết định sau:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính tri, xã hội và hội nhập quốc tế.

Quan điểm này xác định vai trị đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội: tức là văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Nó đã cấu thành một hệ thống giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Các giá trị ấy tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội, chi phối hàng ngày đến đời sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xã hội văn hóa. Để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần xã hội, cần tích cực đẩy mạnh cuộc vận động đồn kết tồn dân xây dựng đời sống văn hóa, nêu gương người tốt việc tốt.

- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển: Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của dân tộc phải vươn tới, tiếp nhận, tạo ra cái mới, nhưng không thể tách khỏi cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, dân tộc là văn hóa. Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn lối sống chừng mực, hài hòa, đưa ra mơ hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và cho thế hệ mai sau.

- Văn hóa là mục tiêu của phát triển: Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh chính là mục tiêu văn hóa. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa - xã hội mới bảo đảm phát triển bên vững, trường tồn.

- Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Cụ thể là phát triển tồn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hịa với phát triển kinh tế. Xử lí tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực để phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.

- Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới: Con người là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng và vô tận trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Văn hóa trực tiếp tạo dựng và nâng cao nguồn lực con người.

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng HCM, nhằm mục tiêu tất yếu vì mọi người. Bản sắc văn hóa dân tộc là tồn bộ những giá trị truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lịng u nước, tinh thần đồn kết, tự cường dân tộc, cần cù, vị tha…

Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, bắt kịp sự phát triển của thời đại.

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Quan điểm này nhấn mạnh đến tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đảm bảo tính thống nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Sự thống nhất: Việt Nam có 54 dân tộc anh em nên phải thống nhất văn hóa vì mục tiêu chung là phát triển đất nước.

Sự đa dạng: Mỗi dân tộc có một nét văn hóa, bản sắc khác nhau. Các giá trị đó bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng.

Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Mọi người dân Việt Nam đều phải tham gia xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Cơng nhân, nơng dân, trí thức là nền tảng của khối đại đồn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Năm là, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thực hiện quốc sách này, chúng ta chủ trương:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phương pháp dạy và học.

- Chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục mở. - Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm nôn và giáo dục phổ thông.

- Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với việc sử dụng. - Bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. - Phát triển khoa học xã hội.

- Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ. - Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và cơng nghệ.

Sáu là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Văn hóa là một mặt trận, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa phải là chiến sĩ trên mặt trận đó. Trong q trình đó, “xây” phải đi đơi với “chống” và lấy “xây” làm trọng tâm. Bên cạnh bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị mới tích cực và tiến bộ, phải loại bỏ những yếu tố bảo thủ và lạc hậu trong nền văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh, nhân bản là một q trình đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, địi hỏi nhiều thời gian và cần phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng, tránh nóng vội, chủ quan duy ý chí.

Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp xây dựng văn hố. Điều đó đã chứng tỏ đường lối và các chính sách văn hố của Đảng và Nhà nước đã có tác dụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống văn hoá tinh thần của toàn xã hội.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nền văn hóa đã có những bước phát triển rõ rệt song vẫn có những điểm hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu ÔN THI LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)