Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH đề tài quan điểm hồ chí minh về xây dựng con người (Trang 25 - 27)

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln căn dặn cán bộ, đảng viên phải ln gương mẫu giữa lời nói đi đơi với việc làm, giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và thực tiễn vì nêu gương là thể hiện phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng ta, của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết và nói về xây dựng Đảng, về cơng tác cán bộ, đảng viên, trong đó nhiều lần Người nhấn mạnh trách nhiệm, bổn phận, tư cách của người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo rằng “Nói đi đơi với làm”, “Cố gắng làm

kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc”; “gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau”. Đó chính là vai trị tiên phong của cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân. Cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao càng phải coi trọng nêu gương, nêu gương một cách thiết thực, chân thành, nêu gương trong mọi hoàn cảnh, từ việc nhỏ đến việc lớn; từ việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng cho đến việc làm cụ thể trong thực tiễn. Có như vậy thì mới chiếm được lịng tin, sự nể phục từ những người cấp dưới, từ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình thì người đảng viên từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu”, hay “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Cần nêu gương trong 3 mối quan hệ cơ bản: với mình, với người và với việc. Đối

với mình là khơng được tự cao tự đại, tự mãn. Bởi tự cao tự đại, tự mãn là căn bệnh

rất nguy hiểm. Nếu cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh này thì dễ mù quáng, thiển cận, ln đề cao cá nhân mình, coi thường quần chúng, nhất định sẽ thoái bộ, dừng lại. Đối với người phải yêu thương, khoan dung, độ lượng; phải ln có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt điều “Nhân”: “Thật thà u thương, hết lịng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên

quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân”. Đối với việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi

nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững nguyên tắc “Dĩ công vi thượng”, nghĩa là để việc công lên trên, lên trước việc tư. Người luôn giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “chí cơng vơ tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng.

Để nêu gương, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc, trung thực, thật thà tự phê bình; có khuyết điểm thì gương mẫu nhận trách

nhiệm về mình, khơng đổ lỗi, tranh cơng. Đó là bản chất của người cộng sản, người

đảng viên. Cán bộ, đảng viên là đầy tớ của dân nên càng tự phê bình trước dân chừng nào, dân càng bằng lịng phục vụ mình chừng ấy. Thơng qua nêu gương trong tự phê bình nghiêm túc, trung thực thì dân tin, dân theo, uy tín của cán bộ, đảng viên càng cao. Mà dân tin, dân theo thì chế độ ta cịn, Đảng ta cịn. Qua các bản Di chúc viết từ năm 1965 đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời có thể thấy, vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Để Đảng có sức mạnh tuyệt đối dẫn dắt dân tộc qua mọi thử thách, cần phải giữ vững tinh thần đoàn kết trong Đảng, giữa nhân dân với Đảng. Muốn vậy, cần thực hành dân chủ, giữ vững đạo đức đảng viên, bằng cách thực hiện thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình - vũ khí hiệu quả và sắc bén chống lại mọi biểu hiện vi phạm đạo đức đảng viên cũng như sự chia rẽ trong Đảng.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH đề tài quan điểm hồ chí minh về xây dựng con người (Trang 25 - 27)