Giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng con người.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH đề tài quan điểm hồ chí minh về xây dựng con người (Trang 27 - 32)

Giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất để thực hiện thành công chiến lược trồng người. Người từng nhắc nhở: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần

nhiều do giáo dục mà nên”. Với Người, học sinh như tờ giấy trắng, vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong xây dựng con người, ở đây khơng chỉ có con người cách mạng mà cịn có cả con người xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp. Người bắt đầu sự nghiệp cứu nước bằng cách giáo dục lí tưởng và đạo đức cách mạng cho mọi người. Hồ Chí Minh chú trọng quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng không chỉ đối với những cán bộ đầu tiên từ những năm 1925 - 1927, mà cho mọi người, mọi thời kỳ cách mạng. Cuốn sách “Đường cách mệnh” ngay ở trang đầu đã nêu lên hai mươi ba điều về “tư cách một người cách mệnh”. Hay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (3/9/1945), Hồ Chí Minh đã nói: “ Tơi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Năm 1969, Người viết bài: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” để kịp thời chỉnh đốn và khắc phục những thói xấu,

những căn bệnh nguy hiểm trong đội ngũ cán bộ. Bên cạnh những việc làm để giáo dục, đào tạo những cán bộ, chiến sĩ cách mạng chuyên sâu về tài, hồng thắm về đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng cho lớp thanh niên, học sinh, những mầm non tương lai của đất nước. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” (17/8/1947), Người viết: “Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó… Có chí làm thì quyết tìm ra việc và quyết làm được việc. Tôi lại khuyên các bạn một điều nữa là chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh mơng, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được”.

Xuất phát từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Coi con người là sức sống của dân tộc, trí tuệ là sức mạnh nội sinh của con người, muốn tạo nên sức mạnh ấy phải thông qua giáo dục, ở đây là hệ thống giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Ngày 3-

9-1945, ngay sau lễ tuyên bố độc lập một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhiệm vụ giáo dục và giáo dục lại nhân dân ta là một cơng việc cấp bách nhất sau khi giành được chính quyền từ tay bọn thực dân và phát xít xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rằng: "Chúng ta có một nhiệm vụ cấp bách là giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập". Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục ở Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất ý tưởng giáo dục và giáo dục lại trong phạm vi rộng lớn đối với tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động chiến dịch chống và xóa nạn mù chữ là một bước đột phá khẩu của chiến lược giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, xây dựng con người mới. Là một nhà vǎn hoá, nhà giáo dục, nhà cách mạng lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rằng cái nghèo, cái dốt khơng chỉ tàn phá nhân cách mỗi con người mà còn tàn phá cả một dân tộc. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống và xóa nạn mù chữ là khởi đầu của tiến trình tiêu diệt giặc dốt, khơi dậy sức mạnh trí tuệ trong mỗi con người. Phong trào

chống và xóa nạn mù chữ đã mở đầu cho chiến lược mang giá trị vǎn hoá của con người trả lại cho con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Nó đã tạo ra một sức sống rất mới cho cả một khối người đông đảo sau 80 nǎm mất nước. ánh sáng vǎn hoá bước đầu soi tới số phận những con người trước đây sống trong tǎm tối. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp xây dựng con người mới thông qua hệ thống giáo dục kỹ thuật tổng hợp bao gồm một hệ thống các quan điểm về giáo dục nhân cách: giáo dục trí tuệ, thể lực gắn với cả thời gian, khơng gian, trình độ và nội dung giáo dục.

Mục tiêu giáo dục ở đây là phải xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa để làm gương và lôi cuốn xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có

những con người xã hội chủ nghĩa”. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lịng nhân ái, vị tha, độ lượng. Những phẩm chất tốt đẹp và cao quý ấy khi đã thấm sâu vào đông đảo các tầng nhân dân trong xã hội sẽ tạo nên một nguồn sinh khí dồi dào có tác động mạnh mẽ đến các đối tượng yếu kém khác, nó truyền cảm hứng và lơi cuốn họ phấn đấu để hồn thiện mình hơn, cũng giống như làn sóng mạnh mẽ của tinh thần yêu nước năm xưa.

Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục là phải tồn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính tồn diện,

trong đó giáo dục đạo đức là gốc rễ, nền tảng. Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày mở trường 24/10/1955, Người nhắn nhủ việc giáo dục gồm có: (1) Thể dục: Để

dục: Ơn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới. (3) Mỹ dục: Để phân

biệt cái gì là đẹp, cái gì là khơng đẹp. (4) Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công”. Cả bốn nội dung trên của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai chữ “tài” và “đức”. Theo quan điểm của Người, dù giáo dục cho con người Việt Nam điều gì cũng ln phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Đạo đức ở đây là phải hướng con người ta đến cái thiện, làm gì cũng phải dựa trên những chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Lý tưởng và tình cảm cách mạng địi hỏi mọi người dân Việt Nam đều phải trung thành với con đường cách mạng, với Tổ quốc và với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Con đường và đích đến mà Đảng ta đang đi tới là con đường xã hội chủ nghĩa, một xã hội tốt đẹp cho tất cả mọi người, vì vậy ắt sẽ cần phải đảm bảo một lối sống xã hội chủ nghĩa để phù hợp với sự phát triển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nội dung mới của quá trình hình thành con người bằng con đường giáo dục là gắn tri thức sách vở với thực tế, gắn lý luận với thực hành. Nền giáo dục của chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến về cơ bản là

nền giáo dục cho những người giàu có. Trong các nền giáo dục đó, người được giáo dục thường xa thực tế, các tri thức phần lớn có tính chất sách vở. Để cải tạo lại tình trạng thâm cǎn cố đế này, trong chiến lược giáo dục cần gắn tri thức sách vở với thực tế, gắn lý luận với thực hành. Có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa và cơng cuộc giáo dục mới đem lại hiệu quả. Người viết: "Đại học, thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp thực tiễn ở nước ta, để thiết thực giúp ích cho cơng việc xây dựng nước nhà. Trung học cần đảm bảo cho học trị những tri thức phổ thơng chắc chắn, thiết thực thích hợp với nhu cầu tiền đồ xây dựng nước nhà. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dậy phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chớ gị ép thiếu nhi vào khn khổ của người lớn".

Hoạt động và nội dung giáo dục phải lấy con người làm trung tâm, chủ nghĩa yêu nước chân chính làm nền tảng. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, từ khi ra đi

tìm đường cứu nước đến lời di chúc cuối cùng, lúc là thầy giáo, khi là nhà báo, nhà vǎn, là chủ tịch nước... Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln coi các vấn đề của con người, các công việc của con người, sự nghiệp trồng người là mục tiêu, là mối quan tâm thường trực, là trách nhiệm vẻ vang trong cuộc đời hoạt động của mình. Mong muốn cháy bỏng trong suốt cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm sao nhân dân ta, những người cùng khổ, trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người già cả đều vui vẻ khỏe mạnh, ai cũng có cơm ǎn, có áo mặc, được học hành, và sống trong hồ bình, tình hữu nghị, sự yêu thương và niềm hạnh phúc. Và hoạt động giáo dục cuối cùng cũng chỉ vì con người hay sao. Trong “Bài nói tại Hội nghị Tổng kết Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục phổ thông và sư phạm” (8/1963), Người đã nêu mấy ý kiến về giáo dục, trong đó nhấn mạnh: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về mặt đức dục. Dạy cho các cháu đạo đức cách mạng, biết yêu Tổ quốc,... sẵn sàng tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc. Trong khi giảng dạy, thầy giáo và học trị cần phải ln ln nhớ đến cuộc đấu tranh gian khổ và anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam.” Chủ nghĩa yêu nước là động lực giúp dân tộc ta chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù và đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho mỗi người dân Việt Nam và lấy đó làm nền tảng cho những hoạt động giáo dục khác là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chiến lược hình thành con người mới bằng hình thức phát triển giáo dục, nâng cao dân trí trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã đào tạo được hàng vạn những nhà khoa học hồng thắm, chuyên sâu, có đức, có tài. Một hệ thống các cấp học từ mẫu

giáo, tiểu học, trung học đến đại học và sau đại học đã đào tạo cho đất nước những con người có lý tưởng, có tri thức, đáp ứng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Nền giáo dục mới mang tính cách mạng, tính nhân dân, tính khoa học, vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình xây dựng con người mới ở nước ta. Tuy nhiên, do

cơ sở hạ tầng còn thấp, do nội dung giáo dục của chúng ta còn cổ điển cho nên việc đào tạo tri thức cho con người mới chưa kịp với sự phát triển chung của đất nước và của thế giới.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH đề tài quan điểm hồ chí minh về xây dựng con người (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w