Hội thanh minh

Một phần của tài liệu NGƯỜI NÙNG (Trang 33 - 36)

II. Trang phục người Nùng An 1 Những nhận định chung

2. Hội thanh minh

Trong truyện Kiều thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du) Đối với người Việt Nam chúng ta hàng năm đều diễn ra Tết thanh minh. Đây là lễ hội thường năm. Chỉ cần với 2 câu thơ trên của thi hào Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy thời gian cũng như nội dung của Tết Thanh Minh và từ xưa đến giờ Tết Thanh Minh vẫn không hề thay đổi.

“Thanh Minh” có nghĩa là trời trong sáng. Nhân đó người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh Minh- thường vào tháng ba âm lịch- trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, thấy khuyết lở thì đắp lại cho đầy… rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Cũng như những vùng quê khác ở Việt Nam, cứ tháng 3 âm lịch hàng năm ở Phúc Sen lại diễn ra Thanh Minh. Nhưng nội dung và ý nghĩa của nó lại có những đặc điểm riêng. Chính những đặc điểm riêng đó đã tạo nên những nét đặc trưng cho văn hoá của người Nùng An ở Phúc Sen. Hội Thanh Minh được tổ chức tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Hội gắn liền với truyền thuyết của người Nùng về đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau và cả hai đã tự vẫn dưới giếng. Cảm thương mối tình ấy, dân bản lập miếu thờ và cứ mỗi dịp Tết Thanh Minh hội lại diễn ra với ý nghĩa cầu mùa cho bản và cầu phúc cho lứa đôi. Trong lễ hội Thanh Minh có rất nhiều trò chơi dân gian khác nhau: Kéo co, múa rồng, đá cầu, bóng rổ… Các trò chơi này có ý nghĩa cổ vũ tinh thần cho người dân nơi đây, thúc đẩy mọi người

hăng hái tham gia lao động sản xuất, bắt đầu một vụ mùa mới hứa hẹn gặp nhiều thắng lợi. Chính vì vậy mà đây được coi là lễ hội lớn nhất, được nhiều người biết đến.

3. Kết luận

Qua quá trình đi tìm hiểu thực tế về lễ hội Pháo Hoa và hội Thanh Minh, chúng ta đã thấy được những nét độc đáo ở những lễ hội này. Chính những lễ hội này là phần không thể thiếu được trong việc hình thành, xây dựng và phát triển nền văn hoá đặc thù, lâu đời của đồng bào Nùng An ở Phúc Sen. Hiện tại nền văn hoá này vẫn đượ giữ gìn và phát huy những nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng đã giúp cho nhân dân Nùng An- Phúc Sen đời sống ngày một nâng cao, góp một phần nhỏ làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam. Vì thế khi nhắc đến lễ hội ở Cao Bằng, chắc rằng người ta sẽ nghĩ ngay đến Phúc Sen là tâm điểm nơi diễn ra lễ hội Pháo Hoa và hội Thanh Minh.

KẾT LUẬN

Dân tộc Nùng nói chung và Nùng An nói riêng là dân tộc cư trú lâu đời trên đất Việt Nam. Họ là một bộ phận của cư dân cổ đại tham gia lập nên nhà nước Âu Lạc ở Cổ Loa vào thế kỷ III TCN. Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Nùng khá phong phú. Song trong thời gian thực tập có hạn, nhóm chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài kết quả mà chúng tôi biết được qua đợt thực tập vừa qua.

Nhìn chung văn hóa Nùng An cũng có những điểm khác biệt so với dân tộc Nùng khác. Song về cơ bản nó vẫn mang nhiều nét văn hóa tương đồng so với các dân tộc Nùng anh em.

Một phần của tài liệu NGƯỜI NÙNG (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w