Lễ hội pháo hoa

Một phần của tài liệu NGƯỜI NÙNG (Trang 28 - 33)

II. Trang phục người Nùng An 1 Những nhận định chung

1. Lễ hội pháo hoa

Đối với người Nùng An ở Phúc Sen, Quảng Uyên thì lễ hội pháo hoa và lễ thanh minh là 2 lễ hội lớn nhất trong năm. Chúng tôi đến Quảng Uyên vào một ngày đầu xuân với cái nắng, cái gió nhè nhẹ của tiết trời. Dư âm của cái Tết dương như vẫn còn vì người dân ở đây ăn tết Nguyên Đán đến tận rằm tháng giêng 15/1 âm lịch.

Trong thời gian này, người dân Phúc Sen- Quảng Uyên đang hứng khởi để chuẩn bị cho lễ hội pháo hoa. Đây được xem là một lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ hội pháo hoa huyện Quảng Uyên là 1 nét văn hoá đặc sắc từ xưa đến nay ở Cao Bằng. Lễ hội này gắn liền với miếu Bách Linh - ngôi miếu rất linh thiêng trong tầm thức người dân nơi đây.

Miếu Bách Linh nằm ở phía Bắc thị trấn Quảng Uyên, dưới chân núi Cốc Bó, cách thị trấn khoảng 100m. Miếu Bách Linh thờ 100 điều linh thiêng, đứng đầu là con rồng, một trong tứ linh “Long, Ly, Quy, Phượng”. Không ai còn nhớ miếu được xây dựng năm nào. Miếu có hiện trạng ban đầu bằng gỗ, đến năm Khải Định thứ 6 (1912), được làm lại bằng gạch, do tri

châu Quảng Uyên người Thái Bình đứng ra tổ chức xây dựng. Do thợ dưới xuôi lên thi công, nên công trình có dáng dấp một ngôi chùa, gồm: Tam quan, sân, tiền đường và hậu cung. Vì thế người dân nơi đây vẫn quen gọi là “Chùa Bách Linh”. Ngày mùng 2/12/2003, miếu được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

Hàng năm vào ngày 1 -2 tháng 2 năm Âm lịch mọi người nơi đây nô nức kéo đến dự lễ hội pháo hoa. Lễ hội này tạo cho mọi người dân tâm trạng phấn chấn, tin tưởng bước vào một vụ mùa sản xuất mới, hứa hẹn nhiều điều tốt lành.

Hội pháo hoa được coi là hội vui nhất trong các lễ hội ở Cao Bằng nói chung và Quang Uyên nói riêng. Lễ hội này lôi cuốn các chàng trai khoẻ mạnh từ nhiều địa phương về tranh pháo hoa để giành được vòng cầu phúc. Đây là một cuộc vui mang tính lành mạnh với tinh thần thượng võ. Vì đây là hội pháo hoa đầu xuân nên mọi người quan niệm nếu ai bắt được chiếc vòng thì cả năm sẽ may mắn, tốt lành và phát tài, phát lộc.

Lễ hội pháo hoa là một lễ hội lớn của tỉnh Cao Bằng, được tổ chức vào ngày mùng 1 và 2 tháng 2 âm lịch hàng năm ở huyện Quảng Uyên. Lễ hội này gắn liền với miếu Bách Linh - ngôi miếu rất linh thiêng trong tâm thức người dân nơi đây.

Ngày mùng 2 - 12 - 2003, miếu được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Hiện tại ở phía Nam cách miếu 5m còn có bài thơ được khác vào đó bằng chữ Quốc ngữ,có nội dung là:

Khải định lục niên xuân

“Kia đền tân tạo bảo lương toàn Thờ cách linh thần ở thế gian Đá tạc Tây Nam Trung Quốc khách

Giăng soi phúc lộc ngũ hành sơn Trong ba bệ ngọc ba hương án

Ngoài một sân hoa một cửa quan Thấy cảnh hỏi ai tô cảnh ấy Quan Hà lương tín ở tràng An”

(Thú y Trần Thọ Huy Đế) Hàng năm, tại đây, người dân nô nức kéo đến dự lễ pháo hoa để tinh thần thêm phấn chấn, trước khi bước vào một vụ mùa mới, hứa hẹn nhiều điều may mắn.

Lễ hội pháo hoa gồm hai phần: Phần lễ được tổ chức từ chiều 30 tháng giêng, và phần hội diễn ra trong hai ngày mùng 1 và 2 tháng hai Âm lịch.

Công việc dọn dẹp miếu do các cụ cao tuổi đảm nhiệm. Sau đó làm lễ khai cho rồng. Rồng được gán cho vai trò là chúa tể vùng sông nước, và khi rồng bay lên lại được quan niệm là sinh ra sấm và mưa, biểu hiện cho hoạt động của bầu trời, ban phát những cơn mưa thần thánh làm tươi tốt đất đai, hứa hẹn cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồng được khai quan từ một mỏ nước ở dưới gốc cây cổ thụ. Lễ khai quan diễn ra như sau:

Người ta chọn một cụ cao tuổi, có uy tín, đông con nhiều cháu, làm chủ lễ và một đội rồng gồm có 15 người (3 người đánh trống, một người cầm quả cầu và 11 người múa rồng) làm lễ tại mỏ nước. Khi ra mỏ nước rồng không được múa, không được đánh trống. Mắt rồng bịt bằng giấy bản, đến mỏ nước rồng nằm phục ở đó. Người chủ lễ thắp hương vái thiên địa, cầu xin thần linh phù hộ cho người dân địa phương một năm làm ăn tấn tới, đời sồng ấm no, hạnh phúc và xin được mở mắt cho rồng.

Cúng xong, chủ lễ cắt tiết con gà trống, lấy máu xoa vào hai mắt rồng rồi bỏ giấy ở mắt rồng ra. Lúc này rồng đã được mở mắt! Sau ba hồi trống nổi lên để đánh thức, rồng bắt đầu cử động từ đầu đến thân rồi đuôi. Sau đó người ta đốt pháo, đánh trống thúc giục và rồng từ từ bay lên. Rồng bay quanh mỏ nước ba lần rồi đi vào miếu Bách Linh. Trong miếu đã được đặt lễ

và thắp hương nghi ngút. Rồng vào miếu vái ba lần, sau đó đi trong miếu một vòng rồi ra ngoài.

Lễ rước thần (thực hiện vào ngày hội chính, tức ngày 2 tháng 2 Âm lịch) gồm có: 4 đoàn rước kiệu, trước đây chỉ có 3 kiệu, sau này có thêm kiệu rước ảnh Bác Hồ, mỗi kiệu có 4 người khiêng, mặc lễ phục. Đoàn rước kiệu đi theo thứ tự: Đầu tiên là kiệu rước ảnh Bác Hồ, thứ hai là kiệu rước thần (thần địa phương) trên có một bát hương to, thứ ba là kiệu pháo hoa (trước đây kiệu này được xếp rất nhiều pháo to, nhỏ khác nhau, trong đó có đầu pháo, mấy năm gần đây, khi có chỉ thị cấm đốt pháo, kiệu chỉ có một loại to nhiều màu sắc), cuối cùng là kiệu rước một con lợn quay, là phần thưởng cho đội thắng cuộc trong trò chơi cướp đầu pháo. Bốn kiệu lễ đi trước, đoàn rước rồng theo sau.

Khi làm thủ tục thắp hương tại miếu, đoàn rước rồng xuất phát đến đền thờ Nùng Chí Cao, đền thờ Trần Hưng Đạo, sau đó đi khắp phố tới từng nhà. Trước đây rồng đến cơ quan, nhà dân nào cũng đốt pháo đón mừng vì người ta coi như rồng đã mang lộc đến. Mấy năm trở lại đây, người dân không đốt pháo nữa mà thắp hương chào đón, mời rượu rồng. Rồng được xem như thần linh đi kiểm tra, quan sát xem dân làm ăn như thế nào, đem lộc đến cho dân nên được tiếp đón rất nồng nhiệt, trang trọng.

Chiều mùng 2 - 2, phần hội được tổ chức tại sân vận động trung tâm huyện. Tại đây diễn ra nhiều trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ như: Múa rồng, múa lân, tung còn, hát lượn, chơi đu và nhiều hình thức thể thao như: Bóng đá, cờ tướng, võ dân tộc… Một phần không thể thiếu và là trò chơi tiêu biểu của lễ hội pháo hoa là trò cướp đầu pháo.

Đầu pháo là một chiếc vòng sắc trang điểm tua ngũ sắc sặc sỡ. Quả pháo được quấn chiếc vòng này là quả pháo cỡ lớn. Vào hội, pháo được đặt trên một đài cao. Sau khi đốt pháo, chờ cho đầu pháo rơi xuống, mọi lực sỹ của các đội trong huyện bắt đầu tranh cướp. Bằng mọi cách, hễ người của

đội nào cầm được đầu pháo mang đến cho Ban tổ chức, coi như đội đó thắng cuộc.

Mấy năm gần đây, khi có chỉ thị cấm đốt pháo, Ban tổ chức đã tiến hành trò chơi bằng cách đứng trên đài cao rồi tung vòng sắt (đầu pháo) ra cho các đội tranh cướp như thường lệ. Người dân địa phương quan niệm: Trong ngày hội, ai bắt được vòng lộc pháo thì cả năm sẽ gặp may mắn, phát tài, phát lộc và đem lại vinh dự lớn cho xã mình. Xã nào thắng cuộc sẽ được phần thưởng là một con lợn quay trên kiệu trong lễ rước thần. Phần thưởng đó do đoàn rước đưa về tận địa phương. Và cỗ kiệu cũng được để lại cho xã đó hương khói cầu lộc một năm. Đến lễ hội pháo hoa năm sau, địa phương này lại chuẩn bị một con lợn quay để lên kiệu, đoàn rước rồng sẽ đến lấy là lễ rước thần đồng thời làm phần thưởng cho đội thắng cuộc thi năm đó.

Qua đây, có thể thấy, phần thưởng của cuộc thi cướp đầu pháo trong lễ hội chỉ mang tính ước lệ, tượng trưng, các xã coi như thay phiên nhau đóng góp cho lễ hội, nhưng nó lại mang ý nghĩa động viên, khích lệ tinh thần rất lớn. Chính vì vậy, lễ hội pháo hoa ở Quảng Uyên - Cao Bằng tuy năm nào cũng tổ chức, nhưng người dân địa phương lúc nào cũng tham dự với khí thế và lòng nhiệt thành rất cao.

Tìm hiểu những người cao tuổi, trưởng bản ở Phúc Sen - Quảng Uyên tôi được biết trong suốt thời gian trước khi gần diễn ra lễ hội pháo hoa thì người dân ở đây tuyệt đối không đội nón mũ, che ô ra ngoài đồng. Quan niệm này có ý nghĩa là cầu cho vụ mùa mới thời tiết thuận lợi, mưa gió thuận hoà và mùa màng bội thu. Một chi tiết cũng khá quan trọng là cũng trong thời gian đó người dân ở đây không ăn thịt vịt với ý niệm đen đủi, không may mắn.

Qua tìm hiểu lễ hội pháo hoa chúng ta thấy đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống từ nghi thức đến nội dung tổ chức. Tựa chung ở đó ta thấy toát lên sự gắn bó, tinh thần đoàn kết của người dân nơi

đây. Lễ hội như một sợi dây nối kết giữa mọi người. Chính đây mới là yếu tố quan trọng làm cho lễ hội pháo hoa trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Quảng Uyên nói riêng và người Cao Bằng nói chung.

Một phần của tài liệu NGƯỜI NÙNG (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w