Xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN " pptx (Trang 60 - 109)

4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất trong nông lâm nghiệp nhằm chống xói mòn để bảo vệ môi trƣờng và đất đai. Nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu và tiến hành phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong phạm vi đề tài chúng tôi không đi sâu vào việc xây dựng một tiêu chuẩn hay khung phân loại các mô hình phủ xanhh đất trống đồi trọc mà chỉ tiến hành điều tra và thống kê các mô hình phổ biến đang đƣợc áp dụng hiện nay tại địa phƣơng thuộc huyện Đồng Hỷ. Kết quả điều tra cho thấy ở Đồng Hỷ có 5 mô hình phổ biến sau:

- Mô hình Vƣờng + Ao + Chuồng (VAC). Mô hình này hầu nhƣ ở địa phƣơng nào cũng có và thƣờng phân bố gần nhà. Đặc trƣng của mô hình là đƣợc xây dựng trên đất vƣờn hay đất liền kề nên qui mô không lớn, thƣờng trên dƣới 1 ha. Cây trồng chính trên đất vƣờn là cây Chè, nguồn thu chính cũng là cây Chè, chăn nuôi là cá và gia cầm, đại gia súc (Trâu, Bò) không phát triển, nếu có thì chủ yếu làm sức kéo (cày bừa).

- Mô hình Vƣờn + Ao + Chuồng + Rừng (VACR). Loại mô hình này phát triển sau khi có chính sách giao đất giao rừng (1990). Kết quả điều tra cho thấy tiềm năng phát triển của loại mô hình này ở địa phƣơng là rất lớn. Tuy nhiên do vốn đầu tƣ lớn và đòi hỏi ngƣời dân phải có kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp nên số hộ đầu tƣ sản xuất theo mô hình này không nhiều (mỗi xã chỉ khoảng 3 - 4 hộ).

- Mô hình trồng cây Công nghiệp. Cây trồng chính là Chè. Đây là mô hình phổ biến ở huyện Đồng Hỷ và đang mang lại hiệu quả khá cao về mặt kinh tế và phủ xanh đất trống đồi trọc.

- Mô hình trồng rừng: Chủ yếu là rừng thuần loại là cây Keo. Trƣớc đây trồng rừng sản xuất do các nông trƣờng thực hiện, nhƣng gần đây mô hình đã phát triển đến các hộ nông dân từ khi có Dự án 661 hoạt động. Đặc biệt, kể từ năm 2006 địa phƣơng có chủ trƣơng chuyển đổi đất rừng tự nhiên không nằm trong vùng phòng hộ thành đất rừng sản xuất thì nhiều hộ gia đình đƣợc giao quyền sử dụng đất rừng đã mạnh dạn đầu tƣ trồng rừng. Đây là mô hình mang lại hiệu quả khá cao nhƣ đã đƣợc đánh giá.

- Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng. Có hai phƣơng thức khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung và khoanh nuôi không kết hợp trồng bổ sung. Đây là mô hình chiếm diện tích lớn tại địa phƣơng. Nhờ có mô hình này mà tỷ lệ rừng che phủ đã đƣợc cải thiện và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của mô hình lại thấp. Vì vậy cần nghiên cứu và tính toán lại để làm sao đảm bảo đƣợc lợi ích kinh tế nhƣng vẫn giữ đƣợc vai trò phủ xanh đất trống đồi trọc để bảo vệ môi trƣờng.

4.4.2. Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc

Mục đích xây dựng mô hình là phục vụ cho việc đề xuất giải pháp và xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Mô hình đƣợc thực hiện tại các xã Văn Lăng, Tân Long. Mỗi địa điểm chọn một số hộ gia đình tham gia là đất trống trọc đã đƣợc qui hoạch cho lâm nghiệp để khoanh nuôi phục hồi rừng. Thời gian đƣa vào khoanh nuôi từ năm 1999, tại thời điểm thực hiện mô hình thảm thực vật là thảm cây bụi có cây gỗ, có rừng thứ sinh, ở gần khu dân cƣ. Thành phần thực vật tuy có khác nhau ở các địa điểm nhƣng chủ yếu vẫn

là cây tiên phong ƣa sáng mọc nhanh. Các loài thƣờng gặp là Bồ đề, Trám, Trẩu, Lau, Hu, Vai, Dẻ, Kháo,...

Có 2 phƣơng pháp tác động đã đƣợc thực hiện:

+ Trồng dặm các loại cây mục đích. Thực hiện phƣơng thức này nhằm tăng cƣờng tính đa dạng thực vật và nâng cao chất lƣợng rừng phục hồi. Phƣơng thức trồng theo băng với hố trồng rộng 30x30x30cm. Thành phần loài cây trồng chủ yếu là Keo, Lát, Kháo, Xoan ta (Melia azedarach), .. số lƣợng trung bình 600 - 800 cây/ha.

+ Tra dặm hạt. Đây là một phƣơng thức cung cấp nguồn hạt cho tái sinh. Việc thiết kế gieo hạt theo kiểu lấp lỗ trống và theo băng hàng nhƣ thiết kế trồng bổ sung. Chỉ khác gieo hạt trực tiếp bằng hình thức chọc lỗ tra hạt (cuốc hố đập nhỏ đất và gieo hạt với số lƣợng 2-3 hạt/hố)

Nhƣ vậy có thể thực hiện giải pháp trồng dặm, tra hạt để tăng tính đa dạng thực vật và chất lƣợng rừng đƣợc phục hồi. Do điều kiện thời gian, chúng tôi chƣa thể thu thập đầy đủ dẫn liệu để tính toán hiệu quả kinh tế, nhất là suất đầu tƣ cho việc áp dụng giải pháp này để phủ xanh. Tuy nhiên, những số liệu điều tra cho thấy mức đầu tƣ khá cao so với các loại cây trồng khác. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ ngƣời dân khi thực hiện phủ xanh bằng giải pháp này.

4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc

Trƣớc đây quan niệm phủ xanh đất trống đồi trọc là trồng rừng trên đất chƣa có rừng. Nhƣng đến đầu những năm 1990, cùng với trồng rừng, các biện pháp nông lâm kếp hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều đƣợc coi là phủ xanh đất trống đồi trọc.

Trong quyết định số 661/QĐ/TTg, ngày 29/7/1998 của thủ tƣớng Chính phủ về mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã nêu rõ nhiệm vụ đến năm 2010 phải đạt đƣợc các chỉ tiêu trồng mới 5 triệu ha. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 1 triệu ha, trồng mới rừng sản xuất 2 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả 1 triệu ha.

Nhƣ vậy, phủ xanh đất trống trọc không chỉ có giải pháp duy nhất là trồng rừng, mà còn có nhiều giải pháp khác. Đó là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vƣờn rừng, đồng cỏ chăn nuôi.

Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng

Đối với việc trồng rừng sản xuất sử dụng tập đoàn cây trồng đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNN công nhận.

Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng là mô hình đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa. Theo mô hình này thì tầng trên, tầng cây gỗ là các loài cây gỗ bản địa có giá trị thƣơng mại cao, tầng dƣới (tầng ƣu thế sinh thái) là các loài cho quả, cây đặc sản. Tầng dƣới tán là các loài cây thuốc, cây làm thức ăn gia súc, cây lƣơng thực.

Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng

Cho đến nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để tăng nhanh độ che phủ rừng ở nƣớc ta. Vấn đề này đã đƣợc Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14-92) và Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21-98).

Tại địa phƣơng nên áp dụng các kỹ thuật và qui trình phủ xanh đất trống đồi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng.

Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các giải pháp nông lâm kết hợp

- Mô hình Vƣờn + Ao + Chuồng (VAC) - Mô hình Rừng + Nƣơng + Vƣờn (RNV)

- Mô hình Rừng + Vƣờn + Ao + Chuồng (RVAC)

- Mô hình vƣờn rừng: Kết hợp trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ, cây lấy gỗ với cây phi gỗ.

Trên đây là những mô hình sản suất đã mang lại hiệu quả phủ xanh cao. Trong đó khoanh nuôi phục hồi rừng chiếm diện tích nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu sản xuất, nhà nƣớc đã có chủ trƣơng chuyển đổi một phần diện tích đất rừng khoanh nuôi thành đất rừng sản suất. Vì vậy, nếu qui trình thực hiện không tốt, việc quản lý không chặt chẽ thì sẽ dẫn đến nhiều diện tích đã đƣợc phủ xanh sẽ trở thành đất trống trọc sau một hai chu kỳ canh tác hay trồng rừng sản xuất.

4.5. Xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc 4.5.1. Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc

Nhƣ đã trình bày ở trên, không phải chỗ nào cũng có thể trồng rừng một cách hiệu quả. Đặc biệt là trồng rừng phủ xanh đất trống trọc lại càng phải cân nhắc kỹ, lựa chọn nơi trồng, giống cây trồng và áp dụng chặt chẽ qui trình mới đƣa lại kết quả nhƣ mong muốn. Trồng rừng để phủ xanh đất trống trọc về bản chất là nhằm tạo ra thảm thực vật cây gỗ là chủ đạo. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm môi trƣờng và yêu cầu kinh tế xã hội cụ thể mà xác định 2 tiêu chí sau:

- Trồng rừng để lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu, phòng hộ bảo vệ môi trƣờng là kết hợp, hoặc:

- Trồng rừng để phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng, chống xói mòn rửa trôi đất là chủ yếu, lấy sản phẩm trồng rừng là kết hợp.

Tƣơng ứng với 2 mục đích đề ra có 2 qui trình thích hợp. Tiến hành khảo sát để xác định các đặc điểm sau:

- Địa hình địa mạo khu vực định phủ xanh (chú ý đất bằng hay có độ dốc <150

, >150 nhƣng <250 và >250, hƣớng phơi), là núi hay đồi.

- Hiện trạng đất: độ sâu của tầng đất mặt (đất trồng trọt), loại đất (đất Lateris trên nền đá phiến thạch hay đất đƣợc hình thành trên nền đất granit, trên nền đá vôi, đá sét...; lƣợng mùn trong đất, lƣợng N, P, K. pH của đất.

Chế độ khí hậu thuỷ văn của vùng: lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi hàng năm, mùa mƣa và mùa khô, nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao và tối thấp.

- Xếp loại đất trống trọc (loại I, II hay loại III). - Xác định mục đích trồng rừng.

Trên cơ sở số liệu khảo sát đƣợc, phân tích khả năng phát triển của rừng và xác định mục đích rừng trồng.

- Nếu đất bằng và có độ dốc <150, có tầng đất mặt  50 cm, lƣợng mùn tổng số từ 3%-6% thì tiến hành trồng rừng sản xuất là mục đích chủ yếu, phòng hộ là mục đích kết hợp.

- Nếu đất có độ dốc > 150 tầng đất mặt < 50 cm, lƣợng mùn tổng số từ 1,2%-2,2% thì tiến hành trồng rừng phòng hộ là mục đích chính, thu hoạch gỗ và lâm sản trong rừng là kết hợp.

Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu

Dựa trên đặc điểm tự nhiên ta tiến hành các bƣớc sau: - Xác định đối tƣợng cây gỗ định trồng:

Ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại cây gỗ có thể chọn trồng rừng nhƣ: Mỡ, Bồ đề, Trám, Lát hoa, Tông dù, Tre, Nứa, Luồng, các loại Keo, Dẻ, Lim xanh...

- Thu hạt làm giống, gieo hạt làm cây con:

Làm bầu để ƣơm cây giống (cách làm bầu theo qui trình chung đã đƣợc ngành lâm nghiệp công bố). Ở đây cần chú ý mấy điểm sau: đối với cây bản địa (trừ tre nứa) cần làm bầu có kích thƣớc to hơn thông thƣờng, đƣờng kính bầu phải từ 15 cm - 20cm, cao 20cm. Khi trộn đất làm bầu cần trộn đủ lƣợng phân qui định. Cây bản địa cần ƣơm trong bầu 3-6 tháng hoặc 1 năm tuỳ loại mới đƣa ra trồng. Cây con khi đƣa trồng có chiều cao 50cm, xanh, khoẻ. Không dùng những cây con yếu, vàng hay mảnh khảnh để trồng.

- Thiết kế các lô khoảnh để trồng rừng:

Căn cứ vào đặc tính loại cây định trồng để thiết kế các lô khoảnh và đào hố trồng cho thích hợp.

+ Các lô hay khoảnh phải bảo đảm diện tích tối thiểu (thƣờng 3-5ha) để có thể đủ sản phẩm cho một lần khai thác để trao đổi thị trƣờng. Bố trí để tuổi các lô khoảnh không trùng nhau. Nếu các lô khoảnh cùng tuổi thì khi khai thác tạo ra khoảng đất trống lớn, gây ra xói mòn rửa trôi trong mùa mƣa.

+ Khi thiết kế trồng phải dự kiến ngay đến phƣơng thức khai thác để chừa đƣờng vào khai thác, không ảnh hƣởng đến các lô khoảnh bên cạnh.

- Tiến hành đào hố trồng:

+ Hố phải đảm bảo độ sâu 40-45cm, rộng 50x50cm, phân bố đều trên diện tích. Đào hố trồng thẳng hàng để dễ dàng cho chăm sóc và khai thác.

+ Mật độ trồng tuỳ loại cây. Đối với các cây gỗ vừa nhƣ Keo các loại, Thông nhựa, Bồ đề, Mỡ thì mật độ trồng 1000-2000/ha. Đối với các loại cây gỗ lớn nhƣ: Trám, Lát hoa, Tông dù, Lim xẹt 600-800cây/ha.

Dùng đất có độ xốp tốt trộn với phân hữu cơ lấp chừng 3/4 hố để ủ trƣớc khi trồng 1 tháng.

- Tiến hành trồng:

+ Mùa vụ trồng đầu mùa xuân; trồng vào mừa mƣa thì tốt hơn, tránh đƣợc hạn.

+ Vận chuyển cây con ra địa điểm trồng có thể bằng cơ giới hay ngƣời gánh. Điều quan trọng là phải rất cẩn thận, không làm vỡ bầu; không làm gẫy hay xây xát cây; không để các bầu cây chồng lên nhau. Từ khi cây con rời

vƣờn ƣơm đến khi trồng chỉ nên trong 1 ngày, không để cây chờ lâu ở nơi trồng.

+ Trồng cây: Dùng thuổng hay dụng cụ chuyên dụng để đào chính giữa hố một lỗ vừa bằng hay rộng hơn bầu một ít, sau đó đặt cây với bầu thẳng đứng vào lỗ, dùng đất lấp hố vào quanh bầu; nén cẩn thận bằng chân cho đủ độ chặt, tránh dẫm lên bầu. Đặt cổ rễ ngang tầm mặt đất, không quá sâu cũng không quá nông. Rạch túi ni lông để rễ phát triển. Dùng cỏ dại hoặc cây bụi phủ xung quanh gốc cây để tránh nắng, chống thoát hơi nƣớc và hạn chế cỏ dại mọc.

- Chăm sóc cây sau khi trồng:

+ Ba ngày sau khi trồng phải kiểm tra kỹ từng cây để dậm lại đất, sửa lại những cây còn xiêu vẹo, làm sạch đất còn dính trên lá và nách lá.

+ Làm cỏ, xới gốc và bón phân cho cây trồng mỗi năm hai lần vào đầu mùa mƣa và đầu mùa khô. Lƣợng phân bón cho mỗi ha tuỳ loại cây trồng, tính chất đất. Thông thƣờng dƣới 4 tuổi cần bón cho mỗi ha là 35-40kg N, 20 kg P2O5, 30 kg K2O. Làm cỏ, xới gốc và bón phân thực hiện trong 3 năm đầu, các năm sau chỉ phát dọn dây leo bụi rậm, tỉa cành để cây phát triển thẳng nâng cao chất lƣợng rừng trồng.

+ Thực hiện các biện pháp phòng chống sâu bệnh: mỗi loại cây có qui trình riêng.

+ Khi cây trồng phát triển đồng đều, chiều cao cây từ 5m trở lên, rừng khép tán đƣợc xác định là trồng rừng đã thành công.

+ Đối với rừng tre, vàu, nứa thì phải đạt ít nhất 1600 - 2000 bụi/ha, có độ che phủ  50%.

Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp

Loại rừng này đƣợc trồng từ trong điều kiện đất có độ dốc >150, tầng đất mặt<50 cm, lƣợng mùn tổng số 1,2%-2,2%, đồi trọc đất trống thuộc nhóm II và III.

Đối với những nơi có độ dốc >150, nhƣng nhỏ hơn 250, lớp đất mặt có độ dày >30 cm thì tiến hành trồng rừng các bƣớc sau:

- Xác định cây trồng thích hợp:

Ở Thái Nguyên có thể chọn các giống Keo, Mỡ, Bồ đề, Thông nhựa, Tre, Nứa, Luồng...

- Tiến hành sản xuất giống: Theo mục đã nêu trên. - Thiết kế các lô khoảnh để trồng:

Chú ý đây là vùng đất dốc nên phải thiết kế trồng theo đƣờng đồng mức để hạn chế xói mòn, rửa trôi. Diện tích lô khoảnh cũng phải đủ cho một lần khai thác để trao đổi thị trƣờng, nhƣng không quá lớn để tránh tạo ra khoảng trống rộng khi khai thác gây xói mòn rửa trôi đất trong mùa mƣa.

- Xử lý thực bì và đất chuẩn bị trồng:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN " pptx (Trang 60 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)