Trong hệ thống nông lâm kết hợp cây trồng đƣợc bố trí sao cho có thể tạo đƣợc nhiều tầng tán của nhiều loại cây có nhu cầu sinh thái khác nhau sống chung trên cùng một đơn vị diện tích đất mà chúng không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển, năng suất và chất lƣợng sản phẩm của các loài cây trồng. Ở đây các tầng sinh thái khác nhau trên cùng một khoảng không gian đƣợc tận dụng tối đa. Tầng trên cùng trồng cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày có kích thƣớc và chiều cao cây lớn, tầng giữa trồng các loài cây có kích thƣớc trung bình nhƣng thích nghi với ánh sáng tán xạ, tầng dƣới cùng thích hợp trồng các loại cây lƣơng thực nhƣ dong riềng. Lớp dƣới cùng này không chỉ mang lại lợi ích cụ thể, mà còn hạn chế dòng chảy, giữ ẩm cho đất, giảm tình trạng xói mòn rửa trôi đất. Việc trồng xen, trồng luân phiên cây ngắn ngày với cây dài ngày theo giai đoạn phát triển sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất. Hệ thống cây trồng đƣợc bố trí theo kiểu nông lâm kết hợp phát huy đƣợc vai trò, giá trị của từng loại cây trong hệ sinh thái: cây chủ đạo, cây hỗ trợ, cây điều tiết, tránh đƣợc tình trạng độc canh trên diện rộng. Hệ thống này tạo điều kiện cho các tập đoàn cây thực hiện hai chức năng: tổng hợp các chất hữu cơ để tạo ra năng suất sinh học và chức năng cân bằng sinh thái.
Ngoài ý nghĩa trên, hệ cây trồng đa dạng giúp cho nhà kinh doanh có khả năng ứng phó với rủi ro trong sản xuất và do giá cả thị trƣờng biến động theo từng loại sản phẩm. Nó cũng góp phần hạn chế sâu bệnh.
Để thực hiện giải pháp kỹ thuật nêu trên cần tiến hành lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng loại ĐTĐNT, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp cho từng vùng, từng hệ sinh thái.