Câu hỏi 25: Để được cấp đăng ký hoạt động tơn giáo cần phải có những điều kiện nào?
Trả lời:
Điều 6, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 8-11-2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo quy định:
“1. Để được cấp đăng ký hoạt động tơn giáo, tổ chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có sinh hoạt tơn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo;
b) Là tổ chức của những người có cùng niềm tin; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc, khơng trái với thuần phong, mỹ tục và quy định của pháp luật;
c) Không thuộc tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận;
d) Tên gọi của tổ chức không trùng với tên các tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc;
đ) Có địa điểm hợp pháp để hoạt động tơn giáo;
e) Có người đại diện là cơng dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”1.
Như vậy, một tôn giáo ở Việt Nam được xem là hợp pháp phải đáp ứng đủ những điều kiện: có tín đồ tự nguyện tin theo; có tơn chỉ, mục đích hoạt động không trái với pháp luật Nhà nước; có hệ thống giáo lý, giáo luật phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hố của xã hội; có nơi thờ tự bảo đảm vệ sinh, an tồn; khơng được lấy tên các danh nhân, anh hùng dân tộc để đặt tên tôn giáo; khơng hoạt động mê tín dị đoan làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, sức khỏe của tín đồ và làm ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của người khác, có hoạt động tơn giáo ổn định và phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những tổ chức tôn giáo không đáp ứng đủ những điều kiện trên đều không được đăng ký hoạt động.
Câu hỏi 26: Pháp luật quy định những hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo nào sẽ bị đình chỉ, cấm hoạt động?
Trả lời:
Điều 15, Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo quy định: “Hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
___________
1. Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Sđd, tr.27. giáo, Sđd, tr.27.
1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường;
2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;
3. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác”1
.
Hoặc vi phạm Khoản 2 (Điều 8) của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo (đã nêu ở câu hỏi 22).
Câu hỏi 27: Nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở với công tác tôn giáo và việc giải quyết vấn đề “đạo lạ”, tà đạo như thế nào?
Trả lời:
Hệ thống chính trị cơ sở có vai trị quan trọng trong tồn bộ cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta, là bộ phận có quan hệ trực tiếp với quần chúng nhân dân, trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhà nước các lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa bàn. Hệ thống chính trị có chức năng cơ bản là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Quy chế dân chủ ở cơ sở để từng bước hình thành và hồn thiện nền dân chủ
___________