giáo, Sđd, tr.13.
Vì vậy, trước hết, cần phải làm rõ “đạo lạ” đó có phải là tà đạo hay khơng, theo các nhà nghiên cứu thì cần phải phân loại đạo lạ, để có cách ứng xử phù hợp với từng hiện tượng. Đây là việc khó nhưng cần phải xác định rõ. Để xác định một “đạo lạ” có phải là tà đạo hay khơng, có thể tham khảo những gợi ý ở câu hỏi 5, 6 của cuốn sách này. Tuy nhiên, phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để đối chiếu, xác định những yếu tố nào của “đạo lạ” trái với quy định của pháp luật hoặc hoạt động vi phạm pháp luật để xử lý. Nếu xác định rõ là tà đạo thì kiên quyết xóa bỏ, nghiêm cấm hoạt động, xử lý nghiêm đối tượng cầm đầu tuyên truyền tà đạo.
Đối với những hình thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tơn giáo mình tin theo mà khơng trái với những quy định của pháp luật, thì căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 8-11-2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo để giải quyết.
Khoản 1 (Điều 5), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định: “Cơng dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tơn giáo mà mình tin theo thì người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến ủy ban nhân dân cấp xã”.
Khoản 3 (Điều 5) Nghị định số 92 quy định: “Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo:
thành viên của Mặt trận trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo”1.
Vấn đề quan trọng trong công tác tôn giáo ở cơ sở đó là xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền cơ sở bảo đảm cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng. Do vậy, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và cơng tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo đạt được hiệu quả khi làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Câu hỏi 28: Kinh nghiệm giải quyết vấn đề “đạo lạ”, tà đạo thế nào?
Trả lời:
Việc giải quyết vấn đề “đạo lạ”, tà đạo đã gây ra khơng ít lúng túng, khó khăn cho nhiều địa phương, cơ sở. Bởi hiểu đúng bản chất của từng hiện tượng “đạo lạ”, tà đạo là vấn đề không dễ nhận diện; trong khi đó hầu hết các “đạo lạ” khi mới xuất hiện tại địa bàn thường chưa biểu hiện rõ những tác động tiêu cực và những hành vi trái pháp luật.
___________