Giới thiệu phần mềm Arduino IDE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và mô phỏng hệ thống tưới cây tự động có hiển thị màn hình LCD (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG

3.4 Giới thiệu các phần mềm được sử dụng

3.4.2 Giới thiệu phần mềm Arduino IDE

Để lập trình được cho các board Arduino, ta cần phải có một cơng cụ gọi là Intergrated Development Environment (IDE). Công cụ này được đội ngũ kĩ sư của Arduino phát triển và có thể chạy trên Windows , MAC OS X và Linux.

Hình 3.25: Màn hình khởi động của Arduino IDE

Cửa sổ làm việc:

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Trung Trực – Nguyễn Văn Trường

42

Nút kiểm tra chương trình: dùng để kiểm tra xem chương trình được viết có lỗi khơng. Nếu chương trình bị lỗi thì phần mềm Arduino IDE sẽ hiển thị thơng tin lỗi ở vùng thông báo thông tin.

Nút nạp chương trình xuống board Arduino: dùng để nạp chương trình được viết xuống mạch Arduino. Trong quá trình nạp, chương trình sẽ được kiểm tra lỗi trước sau đó mới thực hiện nạp xuống mạch Arduino.

Hiển thị màn hình giao tiếp với máy tính: khi nhấp vào biểu tượng cái kính lúp thì phần giao tiếp với máy tính sẽ được mở ra. Phần này sẽ hiển thị các thông số mà người dùng muốn đưa lên màn hình. Muốn đưa lên màn hình phải có lệnh Serial.print() mới có thể đưa thơng số cần hiển thị lên màn hình.

Vùng lập trình: vùng này để người lập trình thực hiện việc lập trình cho chương trình của mình.

Vùng thơng báo thơng tin: có chức năng thơng báo các thơng tin lỗi của chương trình hoặc các vấn đề liên quan đến chương trình. Những thông báo từ IDE sẽ được hiển thị tại đây. Để ý rằng góc dưới cùng bên phải hiển thị loại board Arduino và cổng COM được sử dụng. Luôn chú ý tới mục này bởi nếu chọn sai loại board hoặc cổng COM, ta sẽ khơng thể upload được code của mình.

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Trung Trực – Nguyễn Văn Trường

43

Khi lập trình, ta cần chọn port (cổng kết nối khi gắn board vào) và board (tên board mà ta sử dụng). Giả sử, ta đang dùng mạch Arduino Uno, và khi gắn board này vào máy tính bằng cáp USB nó được nhận là COM4 thì ta chỉnh như thế này là có thể lập trình được.

Hình 3.28: Chọn cổng kết nối IDE

Sử dụng một số menu thông dụng trên phần mềm Arduino IDE: có vài menu trong phần mềm IDE, tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là menu File, ngồi những tính năng như mở một file mới hay lưu một file, phần menu này có một mục đáng chú ý là Example. Phần Example (ví dụ) đưa ra các ví dụ sẵn để người lập trình có thể tham khảo, giảm bớt thời gian lập trình. Hình bên dưới thể hiện việc chọn một ví dụ cho led chớp tắt (blink) để nạp cho mạch Arduino. Ví dụ về led chớp tắt này thường được dùng để kiểm tra board khi mới mua về.

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Trung Trực – Nguyễn Văn Trường

44

Hình 3.29: Menu File trong IDE

Một menu thường được sử dụng khác là menu Tools. Khi mới kết nối board Arduino với máy tính ta click vào Tools->board để chọn loại board sử dụng. Phần mềm chọn sẵn kiểu board là board Arduino Uno, nếu ta dùng kiểu board khác thì chọn kiểu board đang dùng.

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Trung Trực – Nguyễn Văn Trường

45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và mô phỏng hệ thống tưới cây tự động có hiển thị màn hình LCD (Trang 49 - 53)