Sơ đồ tổ chức phịng kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 49)

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)

2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế tốn

Trưởng phịng KHTC

- Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và của BIDV. Quản lý thông tin và lập báo cáo:

+ Chịu trách nhiệm kiểm soát báo cáo kế tốn, báo cáo tài chính đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của các giao dịch đã phát sinh tại đơn vị theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng thông qua công tác kiểm tra thực hiện chế độ kế tốn, chế độ tài chính của các đơn vị trong Chi nhánh.

+ Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế tốn, cung cấp thơng tin hoạt động của Chi nhánh/BIDV, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định. Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy định của Nhà nước.

+ Lập các loại báo cáo kế tốn tài chính theo quy định của Nhà nước và các loại báo cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của Chi nhánh/BIDV.

- Xây dựng kế hoạch, triển khai công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong cơng tác kế tốn, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính, quản lý tài sản của các Phòng Giao dịch và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh.

Phó phịng KHTC

Kế tốn Giao dịch nội bộ Kế tốn Giao dịch KH Trưởng phịng KHTC

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. Đề xuất phân cấp ủy quyền trong cơng tác kế tốn (bao gồm các Phịng giao dịch có BDS riêng).

Phó phịng KHTC

- Hỗ trợ Trưởng phịng kế tốn quản lý và điều hành hoạt động của phòng khi vắng mặt của trưởng phòng.

- Quản lý phân hệ GL, trực tiếp xử lý hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ kế toán tổng hợp (GL) trên hệ thống SIBS và chương trình ERP.

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV.

- Đầu mối đề xuất triển khai cơng tác quyết tốn tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV.

- Đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xử lý những sai sót phát hiện qua cơng tác kiểm soát số liệu kế toán tổng hợp.

Kế toán giao dịch khách hàng

- Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Trưởng và Phó phịng

- Kiểm sốt tồn bộ tài khoản kế tốn tổng hợp của Chi nhánh thông qua kiểm soát các báo cáo kế toán, báo cáo hỗ trợ cơng tác kế tốn theo quy định.

- Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ toàn bộ chứng từ, báo cáo kế toán phát sinh tại Chi nhánh theo quy định.

- Tham gia thực hiện cơng tác kiểm sốt số liệu kế toán tổng hợp đối với các Phịng giao dịch có BDS riêng tại Chi nhánh theo quy định.

Kế toán Giao dịch nội bộ

- Đầu mối phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng và trình kế hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ thu nhập hàng năm theo quy định.

- Đề xuất giao kế hoạch thu-chi, lợi nhuận, giao quỹ thu nhập cho các đơn vị trong Chi nhánh.

- Xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức chi tiêu nội bộ và quản lý tài chính của Chi nhánh, đảm bảo tiết kiệm, hợp lý, đúng chế độ.

- Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (tổng hợp, xác định, kê khai, quyết toán và nộp các loại thuế theo quy định).

- Thẩm định, quản lý, tham gia ý kiến vào các phương án, dự toán mua sắm, chi tiêu.

- Lập quyết tốn tài chính của Chi nhánh.

2.1.5.3 Hình thức kế tốn

Ngân hàng áp dụng hình thức sổ kế tốn theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Hình 2.3. Sơ đồ kế tốn theo hình thức nhật ký chứng từ (Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi

Bảng kê NHẬT KÝ

CHỨNG TỪ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ Cái Chứng từ kế tốn và

các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.

Cuối tháng:

Khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan.

Cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

2.1.5.4 Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng

BIDV chi nhánh Vĩnh Long là NHTM nhà nước thuộc hội sở chính ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Vì thế việc tổ chức chứng từ được sự chỉ đạo cấp trên và tuân thủ theo Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Ban hành “Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng”.

Ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 479/2004/ QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 10/2014/TT-NHNN ngày 20/03/2014, thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014, bãi bỏ các Quyết định 807/2005/QĐ-NHNN, 29/2006/QĐ-NHNN, 02/2008/QĐ-NHNN và Thông tư 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 về Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ Báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 và hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc ngân hàng

Nhà nước; cập nhật Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018.

Dựa trên quy định của ngân hàng Nhà nước, NH ban hành hệ thống tài khoản chi tiết của Ngân hàng. Hệ thống tài khoản kế toán này được quy định áp dụng thống nhất trong hệ thống BIDV bao gồm hội sở chính, các sở giao dịch, các chi nhánh.

2.1.5.5 Chế độ và phương pháp kế toán

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Loại tiền tệ phát sinh: tiền Việt Nam, ngoại tệ.

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam, các ngoại tệ.

- Chính sách kế tốn được áp dụng nhất quán cho kỳ lập báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

2.1.5.6 Ứng dụng tin học trong cơng tác kế tốn

Phần mềm kế toán Branch Delivery System (BDS)

Hình 2.4. Sơ đồ ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn trên máy

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Bảng tổng hợp chứng từ kế tốn cùng loại

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán

quản trị Phần mềm kế

toán BDS

Chứng từ kế toán Sổ kế toán: sổ tổng

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiểu, kiểm tra

Chức năng phần mềm

Phần mềm giúp hệ thống thông tin của BIDV ln trực tuyến trên tồn hệ thống, đảm bảo dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế cho khách hàng trong nước và trên toàn thế giới.

BDS được phân quyền sử dụng giữa các giao dịch viên, kiểm soát viên, kế toán và thủ quỹ bằng mật mã riêng

Giao diện phần mềm dễ hiểu, dễ theo dõi và làm việc.

Mỗi khách hàng chỉ được cấp một mã CIF duy nhất và mã này được sử dụng tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống NHĐT&PTVN.

Trình tự ghi sổ

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu bảng đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Sau khi kế toán nhập dữ liệu xong theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thông tin sẽ được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng:

Kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập các báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết sẽ được phần mềm thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Nhân viên kế tốn có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế tốn và báo cáo tài chính đã được in ra giấy.

Sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết sẽ được in ra giấy đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành về sổ kế tốn ghi bằng tay.

2.1.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

2.1.6.1 Thuận lợi

- Với truyền thống gần 64 năm xây dựng và phát triển của BIDV nói chung cũng như sự hoạt động ngày càng phát triển BIDV Vĩnh Long nói riêng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng được mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao tạo nên uy tín và thương hiệu riêng cho BIDV tại địa phương.

- Được sự chỉ của lãnh đạo, của chính quyền địa phương, sự quan tâm và hướng dẫn của BIDV đã giúp đỡ cho NH hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt chủ trương của Đảng.

- BIDV Vĩnh long trụ sở tại thành phố và có các PGD ở các huyện, khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu phục vụ KH, tạo điều kiện mở rộng nền khoa học, phát triển quy mơ,...

- Ban lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm sâu sắc và nhạy bén.

- Đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động, có năng lực chun mơn cao, thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ngân hàng được thành lập rất lâu nên ngân hàng có một lượng lớn khách hàng ổn định, có uy tín cao, là địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng.

- Chi nhánh thường xun có các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng, tạo sự gắn bó thân thiết với khách hàng, cùng với các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu phong phú của các thành phần kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển.

- Trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư về vốn.

- Sự xuất hiện các khu công nghiệp cũng góp phần cho NH tìm được nhiều khách hàng đầu tư về vốn, góp phần làm tăng nguồn vốn cho Ngân hàng.

- Việc cải thiện cơ cấu hoạt động của ngân hàng đã đem lại hiệu quả và giúp NH phục vụ ngày càng tốt hơn.

2.1.6.2 Khó khăn

- Trên địa bàn tỉnh có 21 tổ chức tín dụng cùng hoạt động như: Ngân hàng TMCP Công thương, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sacombank, Đông Á, Saccombank, VP Bank,…nên không tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.

- Ngồi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thì chi nhánh cịn phải đối mặt với các kênh huy động khác như: bảo hiểm, cho vay trả góp của các cơng ty tài chính,...

- Sự xuất hiện các rủi ro trong quá trình hoạt động nên nguồn vốn của ngân hàng chưa ổn định, đặc biệt là rủi ro về lãi suất và rủi ro về kỳ hạn.

- Với sự xuất hiện nhiều cơng ty tài chính dẫn đến việc ảnh hưởng phát triển và quản lý rủi ro, an toàn trong phát triển tín dụng của chi nhánh.

2.1.6.3 Phương hướng phát triển

- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam

- Định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ, phân khúc khách hàng của BIDV Vĩnh Long hướng tới là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp ngồi quốc doanh với qui mơ nhỏ và vừa.

- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.

- Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng uy tín nhất cho ngân hàng.

- Chính sách kinh doanh: Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả an toàn.

2.1.7 Kết quả kinh doanh những năm gần đây

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Long qua 3 năm (2018-2020)

ĐVT: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 146.000.000.000 245.900.000.000 209.600.000.000 99.900.000.000 68,42 -36.300.000.000 -14,76 Thu nhập từ lãi 85.700.000.000 66.400.000.000 97.700.000.000 -19.300.000.000 -22,52 31.300.000.000 47,14 Thu nhập khác 60.400.000.000 179.600.000.000 111.800.000.000 119.200.000.000 197,35 -67.800.000.000 -37,75 Tổng chi phí 36.800.000.000 40.000.000.000 41.000.000.000 3.200.000.000 8,70 1.000.000.000 2,50 Lợi nhuận 109.200.000.000 205.900.000.000 168.600.000.000 96.700.000.000 88,55 -37.300.000.000 -18,12

Qua bảng số liệu trên, cho ta thấy kết quả hoạt động của 3 năm tăng giảm không đều nhau. Cụ thể:

Doanh thu: Năm 2018 doanh thu của ngân hàng là 146.000.000.000 đồng,

năm 2019 là 245.900.000.000 đồng tăng 99.900.000.000 đồng tương đương tăng 68,42% so với năm 2018. Năm 2020 đạt được 209.600.000.000 đồng giảm 36.300.000.000 đồng tương đương 14,76 % so với năm 2019.

+ Thu nhập từ lãi năm 2018 thu nhập từ lãi đạt 85.700.000.000 đồng, năm 2019 đạt 66.400.000.000 đồng giảm 19.300.000.000 đồng tương đương 22,52%; năm 2020 đạt được 97.700.000.000 đồng tăng 31.300.000.000 đồng tương đương 47,14% so với năm 2019

+ Thu nhập khác trong năm 2018 đạt được 60.400.000.000 đồng, năm 2019 đạt 179.600.000.000 đồng tăng 119.200.000.000 đồng tương đương 197,35%; năm 2020 đạt 111.800.000.000 đồng giảm 67.800.000.000 đồng so với năm 2019 tương đương 37,75%

Chi phí: Năm 2018 chi phí của ngân hàng là 36.800.000.000 đồng, năm 2019

là 40.000.000.000 đồng tăng 3.200.000.000 đồng tương đương tăng 8,7% so với năm 2018. Năm 2020 chi phí là 41.000.000.000 đồng tăng 1.000.000.000 đồng tương đương tăng 2,5% so với năm 2019.

Một phần của tài liệu Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)