Khái niệm quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật dân sự 1: Phần 2.1 - TS. Lâm Tố Trang (Trang 51 - 56)

- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng k{ quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo

1. Khái niệm quyền sở hữu

 Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói cách khác, quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu.

 Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản.

1. Khái niệm quyền sở hữu

Khi đề cập đến quyền sở hữu, không chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa sở hữu chủ với tài sản của sở hữu chủ (mối quan hệ giữa người và vật) mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa sở hữu chủ với những người xung quanh về tài sản của sở hữu chủ (mối quan hệ pháp luật giữa người với người và vật). Vì vậy, quyền sở hữu còn được hiểu là một mối quan hệ dân sự bao gồm 3 yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung.

1. Khái niệm quyền sở hữu

Quan hệ pháp luật về sở hữu là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối vì đối với chủ thể quyền (chủ sở hữu) là tất cả mọi người có nghĩa vụ.

Quan hệ sở hữu cịn được hiểu là quan hệ vật quyền. Vật quyền là quyền tuyệt đối có thể được thực hiện đối với bất cứ ai. Vật quyền là quyền chi phối trực tiếp đối với vật; phân biệt với trái quyền là quyền đối với một người nhất định, khơng phải là quyền có thể thực hiện đối với bất cứ ai. Trong quan hệ vật quyền, chủ thể quyền thực hiện quyền của mình một cách trực tiếp, cịn trong quan hệ trái quyền, lợi ích của chủ thể quyền chỉ có thể được thực hiện bằng hành vi của người có nghĩa vụ.

1. Khái quát về quyền sở hữu

1.1. Sự phát triển của pháp luật về sở hữu ở nước ta từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay

1.2. Khái niệm quyền sở hữu

1.3. Nội dung pháp l{ của quyền sở hữu

1.4. Nguyên tắc của quyền sở hữu và một số quy định khác về quyền sở hữu

1.3. Nội dung pháp lý của quyền sở hữu

a. Quyền định đoạt b. Quyền sử dụng c. Quyền chiếm hữu

Một phần của tài liệu Bài giảng Luật dân sự 1: Phần 2.1 - TS. Lâm Tố Trang (Trang 51 - 56)