Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài:" TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG" pptx (Trang 27 - 67)

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu

3.2. Nhân tố bên ngoài

TSLĐ của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hoá không ngừng và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó, TSLĐ chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Có thể chia các nhân tố đó ra làm hai nhóm chủ yếu sau:

* Nhóm các nhân tố khách quan: hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi:

+ Tốc độ phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua

của thị trường sẽ bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút và tất yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

+ Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các

doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau

+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ: làm giảm giá trị tài sản,

vật tư..vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá cả của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và TSLĐ nói riêng.

+ Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự điều chỉnh, thay đổi về

chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.

* Các nhân tố chủ quan:

Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:

+ Vấn đề xác định nhu cầu TSLĐ: do xác định nhu cầu TSLĐ thiếu chính xác dẫn

đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm cho qúa trình sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến

hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của tài sản lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ và ngược lại.

+ Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến

thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí TSLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

+ Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất

thoát TSLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung TSLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng TSLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng TSLĐ mang lại là cao nhất.

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX 25

I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần Vinaconex 25 1. Giới thiệu về doanh nghiệp

Công ty cổ phần Vinaconex 25 được thành lập từ năm 1984, với tên gọi Công ty xây lắp số 3, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ. Năm 2002 thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Công ty xây lắp số 3 được tiếp nhận về làm doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo Quyết định số 1584/QĐ-BXD ngày 21/11/2002 của Bộ Xây dựng và đổi tên thành Công ty xây lắp Vinaconex 25. Công ty xây lắp Vinaconex 25 chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1786/QĐ-BXD ngày 17/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Kể từ ngày 05/02/2009, Cổ phiếu của Vinaconex 25 chính thức được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Qua quá trình phát triển, Vinaconex 25 hiện nay là một trong những đơn vị mạnh của Tổng công ty VINACONEX. Công ty đã xác lập chỗ đứng vững chắc và khẳng định thương hiệu của mình tại khu vực miền Trung và miền Nam với các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.

Nhằm đa dạng hóa hoạt động, Công ty Cổ phần Vinaconex 25 đang đầu tư mạnh mẽ vào các dự án bất động sản: Khu đô thị mới, Khu công nghiệp .. Đồng thời Công ty cũng đang đầu tư vào nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm xây dựng tại Quảng Nam và Đà Nẵng: đá xây các loại, cột điện bê tông li tâm, ống cống bê tông li tâm, bê tông thương phẩm…

2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Vinaconex 25

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện đến 500KVcông trình công ích, thi công các công trình ở nước ngoài;

- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; hoàn thiện công trình xây dựng; lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống báo cháy, phòng cháy, chữa cháy, thang máy

- Tư vấn đầu tư xây dựng, lập thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tư vấn đấu thầu, khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tư vấn giám sát, quản lý dự án;

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

- Sản xuất cấu kiện kim loại; bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; đá thương phẩm các loại; đồ gỗ xây dựng;

2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Vinaconex 25

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên điều kiện tổ chức sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có nhiều khác biệt so với các ngành khác. Đối với hoạt động xây lắp thì quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra theo sơ đồ sau:

2.3. Đặc điểm về sản phẩm

Các sản phẩm của công ty đều tập trung trong lĩnh vực xây lắp, nhằm đáp ứng nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất chuyên ngành, các sản phẩm của công ty có đặc điểm sau:

+ Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, chất lượng, giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu.

+ Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình đều có thời gian xây dựng dài rất dễ gây ứ đọng tài sản lưu động, mặt khác nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn kéo dài thời gian thi công gây lãng phí.

+ Sản phẩm có tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi công trình đều có thiết kế riêng, có yêu cầu về công nghệ, về các yêu cầu như tiện nghi, mỹ quan về an toàn… khác nhau.

3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệp 3.1. Bộ máy quản lý tại doanh nghiệp

3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Công ty cổ phần Vinaconex 25 là đơn vị thi công xây lắp hoạt động trên địa bàn rộng lớn, đảm nhận thi công nhiều công trình trọng điểm có tầm cỡ quốc gia, hoạt động trên nhiều địa phương khác nhau. Để phù hợp với cơ chế thị trường năng động bộ máy quản lý sản xuất của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hệ thống điều hành chỉ huy trực tuyến xuyên suốt từ trên xuống dưới các đơn vị cơ sở mang tính thống nhất, không chồng chéo, nhưng chặt chẽ làm cho công tác điều hành sản xuất có hiệu quả cao. Cụ thể sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Chủ đầu tư mời thầu

Nhận hồ sơ Lập dự án thi công

và lập dự toán Nghiệm thu, bàn giao, xác định lập kết quả, lập quyết toán Tiến hành xây dựng Chuẩn bị nguồn lực: NVL, nhân công Tham gia đấu thầu Thắng thầu

Error: Reference source not found

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ cuả từng bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ sau:

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị , thành viên Ban kiểm soát.

+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty.

+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại điều lệ công ty.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

ĐHĐ CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC CÔNG TY BAN KIỂM SOÁT

PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG KỸ THUẬT VẬT PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC 1 KẾ TOÁN TRƯỞNG

CÁC NHÀ MÁY CÁC BCH CÔNG TRƯỜNG, ĐỘI XÂY DỰNG CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU

Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; lập chương trình công tác và phân công công tác các thành viên thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của công ty.

Các thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ do chủ tịch Hội đồng quản trị phân công, không ủy quyền cho người khác

- Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh

doanh, quản trị và điều hành của công ty.

Ban kiểm soát gồm trưởng ban kiểm soát và các thành viên.

Trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên ban kiểm soát.

Mỗi thành viên ban kiểm soát: dưới sự chỉ đạo và phân công của trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và ý kiến lên Đại hội đồng cổ đông; chịu trách hiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình.

- Giám đốc công ty: là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều

hành mọi hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Cụ thể là: quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quy chế quản lý nội bộ công ty…

- Phó giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động trong công ty thông

qua việc điều hành một số phòng ban và đội xây dựng. Phó giám đốc có thể thực hiện công việc của Giám đốc khi đã được uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực hoạt động của mình.

- Kế toán trưởng: là người giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế

toán thống kê của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về tính trung thực của các số liệu báo cáo.

- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ: có trách nhiệm tổ chức tham mưu, giúp

việc cho giám đốc công ty trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Đội xây dựng :là những đơn vị trực thuộc được phân cấp hạch toán kinh tế nội

bộ, trực tiếp xây dựng các công trình xây dựng của công ty.

4. Tổ chức công tác kế toán4.1.Tổ chức bộ máy kế toán 4.1.Tổ chức bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán tại Công ty gồm có 7 người: 1 kế toán trưởng; 1 kế toán tổng hợp; 1 kế toán thanh toán công nợ; 1 kế toán vật tư, TSCĐ; 1 kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ; 1 kế toán thuế và 1 thủ quỹ.

- Ở đội xây dựng thì có tổ kế toán gồm 2 đến 3 người, có trách nhiệm theo dõi mọi thu - chi, chi phí phát sinh tại công trình và tập hợp toàn bộ các số liệu báo cáo, thanh toán - quyết toán với công ty

* Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

-Kế toán trưởng: tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty và điều hành bộ máy kế

toán toàn Công ty; chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về tình hình hoạt động tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc thường xuyên mọi hoạt động của bộ máy kế toán trong toàn Công ty. Kế toán trưởng trực tiếp ký báo cáo thống kê kế toán, các hợp đồng kinh tế và chứng từ tín dụng, thanh toán thu chi tiền mặt…Nếu không có chữ ký của kế toán trưởng thì không có giá trị pháp lý

-Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm với Giám đốc và kế toán trưởng về việc tổng

hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính với cơ quan cấp trên, kiểm tra đôn đốc việc thu thập số liệu của tất cả các kế toán viên, theo dõi cụ thể từng phần việc để vào sổ Cái, lên bảng Cân đối kế toán và các báo biểu kế toán.Kế toán tổng hợp còn phụ trách về các loại vốn quỹ của đơn vị, xác định kết quả lỗ lãi, các khoản thanh toán với ngân

Kế Toán Thanh Toán Công Nợ Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Vật Tư TSCĐ Kế Toán Tiền Lương Thủ Quỹ

Kế toán đội xây dựng

Kế Toán Thuế SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY

Quan hệ trực tuyến.

Ghi chú:

-Kế toán Tiền Lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng

lao động, kết quả lao động để tính tiền lương, tính bảo hiểm và phân bổ tiền lương, bảo hiểm cho các đối tượng sản xuất, lập báo cáo tiền lương.

-Kế toán thuế: theo dõi các hoá đơn chứng từ có liên quan đến việc tính thuế, liệt

kê hoá đơn thông thường và hoá đơn có thuế GTGT, tính ra thuế cần nộp.

-Thủ quỹ: thực thi việc thu chi tại công ty, bảo quản tiền mặt, ghi chép vào sổ quỹ

theo quy định hằng ngày và cuối tháng đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán thanh toán

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài:" TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG" pptx (Trang 27 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w