Tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài:" TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG" pptx (Trang 31 - 62)

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu

4.Tổ chức công tác kế toán

4.1.Tổ chức bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán tại Công ty gồm có 7 người: 1 kế toán trưởng; 1 kế toán tổng hợp; 1 kế toán thanh toán công nợ; 1 kế toán vật tư, TSCĐ; 1 kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ; 1 kế toán thuế và 1 thủ quỹ.

- Ở đội xây dựng thì có tổ kế toán gồm 2 đến 3 người, có trách nhiệm theo dõi mọi thu - chi, chi phí phát sinh tại công trình và tập hợp toàn bộ các số liệu báo cáo, thanh toán - quyết toán với công ty

* Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

-Kế toán trưởng: tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty và điều hành bộ máy kế

toán toàn Công ty; chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về tình hình hoạt động tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc thường xuyên mọi hoạt động của bộ máy kế toán trong toàn Công ty. Kế toán trưởng trực tiếp ký báo cáo thống kê kế toán, các hợp đồng kinh tế và chứng từ tín dụng, thanh toán thu chi tiền mặt…Nếu không có chữ ký của kế toán trưởng thì không có giá trị pháp lý

-Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm với Giám đốc và kế toán trưởng về việc tổng

hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính với cơ quan cấp trên, kiểm tra đôn đốc việc thu thập số liệu của tất cả các kế toán viên, theo dõi cụ thể từng phần việc để vào sổ Cái, lên bảng Cân đối kế toán và các báo biểu kế toán.Kế toán tổng hợp còn phụ trách về các loại vốn quỹ của đơn vị, xác định kết quả lỗ lãi, các khoản thanh toán với ngân

Kế Toán Thanh Toán Công Nợ Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Vật Tư TSCĐ Kế Toán Tiền Lương Thủ Quỹ

Kế toán đội xây dựng

Kế Toán Thuế SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY

Quan hệ trực tuyến.

Ghi chú:

-Kế toán Tiền Lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng

lao động, kết quả lao động để tính tiền lương, tính bảo hiểm và phân bổ tiền lương, bảo hiểm cho các đối tượng sản xuất, lập báo cáo tiền lương.

-Kế toán thuế: theo dõi các hoá đơn chứng từ có liên quan đến việc tính thuế, liệt

kê hoá đơn thông thường và hoá đơn có thuế GTGT, tính ra thuế cần nộp.

-Thủ quỹ: thực thi việc thu chi tại công ty, bảo quản tiền mặt, ghi chép vào sổ quỹ

theo quy định hằng ngày và cuối tháng đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán thanh toán - công nợ.

-Tổ kế toán các đội xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kế toán

phát sinh tại công trường, tập hợp chứng từ về thanh - quyết toán với công ty theo định kỳ.

4.2. Quy trình lưu chuyển chứng từ tại công ty cổ phần Vinaconex 25

4.2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Vinaconex 25

*Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)

* Hàng tồn kho

- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền - Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

* Chế độ kế toán áp dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Hiện tại công ty đang áp dụng chương trình kế toán máy Bravo 6.0 với hình thức ghi sổ là Chứng từ - Ghi sổ

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” + Ghi theo trình tự thời gian trên chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

- Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

- Chứng từ ghi sổ được đánh hiệu liên tục trong từng tháng hoặc trong cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi gi sổ kế toán.

* Trình tự ghi sổ

+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ thẻ chi tiết có liên quan.

+ Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ chi tiết, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân Đối Số Phát Sinh.

+ Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân Đối Số Phát Sinh bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân Đối Số Phát Sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng Tổng Hợp Chi Tiết

* Sơ đồ hình thức ghi sổ áp dụng tại công ty cổ phần Vinaconex 25

Sổ theo dõi chi tiết tài khoản Bảng tổng hợp

chi tiết Sổ Quỹ

Ghi chú:

Sơ đồ hình thức kế toán ở công ty

Chứng từ - Ghi sổ

Sổ Cái Chứng từ gốc

Bảng cân đối số phát sinh

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần Vinaconex 25

In các báo cáo nhanh

SAI

ĐÚNG

Kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ trước khi nhập

Chứng từ gốc

Kích hoạt các mục nhập liệu tương ứng để thực hiện công

việc nhập liệu

Ki m traể

Lọc, xử lý dữ liệu

Tạo bản lưu dự phòng In sổ sách báo cáo kế toán Kiểm tra, khoá sổ và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển sang kỳ sau Kiểm tra

Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về các mặt sau đây.

1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex 25 trong vài năm gần đây

Bảng 1

( Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh - Phòng Tài chính - Kế Hoạch)

Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, giá nguyên vật liệu trong nước liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tiến độ thi công dự án. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Vinaconex 25 vẫn tăng trong những năm qua. Công ty là một trong số rất ít các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động thực sự có hiệu quả, cổ tức chia cho cổ đông luôn ổn định ở mức cao.

Hoạt động kinh doanh chính của Vinaconex 25 tập trung chủ yếu vào thi công xây dựng công trình. Cụ thể, năm 2009, tổng doanh thu của công ty đạt 313 tỷ đồng, tăng thêm so với năm 2008 là 62 tỷ đồng (ứng với mức tăng 25%), trong đó doanh thu lĩnh vực xây lắp chiếm đến 287 tỷ đồng (chiếm 92% doanh thu). Đến năm 2010, tổng doanh thu lên đến gần 420 tỷ đồng, tăng 107 tỷ đồng so với năm 2008 (ứng tỷ lệ tăng

Nhìn biểu đồ trên ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng của giá vốn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, điều đó có nghĩa chi phí sử dụng của doanh nghiệp bỏ ra rất cao, có thể là do những năm này được nhận định là năm gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, do đó giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu, năng lượng đầu vào tăng lên đáng kể.

Trong năm 2008, doanh thu của doanh nghiệp tăng (3,96%) nhưng giá vốn của doanh nghiệp lại giảm (0,78%), tuy số lượng giảm không đáng kể nhưng cũng cho thấy trong năm này công ty đã có một lợi thế về nguyên vật liệu đầu vào.

Năm 2009, mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu chỉ là 25%, mà tốc độ tăng của giá vốn là 33% làm cho lợi nhuận gộp của Vinaconex 25 lại giảm 8 tỷ tương ứng mức giảm 21%. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã giảm được chi phí lãi vay phải trả (36%), chi phí bán hàng (78%), và chi phí khác (24%), nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng so với 2008 (4%). Mức tăng không đáng kể, nhưng cũng thể hiện sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty.

Đến năm 2010, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán bằng tốc độ tăng doanh thu thuần (34%), nên lợi nhuận gộp tăng 36% so với năm 2009.

Xây lắp là lĩnh vực mũi nhọn của Vinaconex, do đó giá vốn và doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 tăng chủ yếu là trong hoạt động xây lắp, cụ thể giá vốn (xây lắp) tăng đến gần 95,93 tỷ đồng (ứng với mức tăng 36%), trong khi đó doanh thu (xây lắp) cũng tăng một lượng 100 tỷ đồng (tương ứng 35%)

Hoạt động kinh doanh BĐS bắt đầu nóng lên trong năm 2010 đã giúp cho tình hình kinh doanh của Vinaconex 25 có những biến chuyển khá rõ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 13,8 tỷ đồng so với 9,9 tỷ đồng đạt được vào năm 2009 đã tăng 40%. Lợi nhuận sau thuế đạt 11,4 tỷ đồng tăng trưởng khoảng 38% so với cùng kỳ 2009.

Sự tăng trưởng ổn định cả về doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong các năm qua đạt được là do Uy tín, thương hiệu Vinaconex nói chung và Vinaconex 25 nói riêng ngày càng được khẳng định tại địa bàn miền trung và Tây Nguyên. Vinaconex 25 đã được Tổng công ty cổ phần Vinaconex tin tưởng giao nhận thầu một số dự án, công trình có giá trị lớn tại khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng...đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 10-15% .

Trên đây chỉ là những nét khái quát về công ty cổ phần Vinaconex 25. Để tìm hiểu tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty trong thời gian qua cần phải có những phân tích đánh giá cụ thể hơn.

2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần Vinaconex 25

Bảng 2

( Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán - Phòng Tài chính - Kế Hoạch)

2.1. Cơ cấu tăng trưởng tài sản

Biểu đồ số 2

Vinaconex 25 là một công ty có sự tăng trưởng bền vững về tài sản trong nhiều năm qua. Từ mức tổng tài sản 221,16 tỷ đồng năm 2008 lên gần 256,99 tỷ đồng năm 2009 (ứng với mức tăng 16,23%), đáng chú ý hơn nữa là vào năm 2010 con số tổng tài sản lên tới 411,45 tỷ đồng (mức tăng tương ứng 60,1%).

Qua số liệu ở bảng 2 ta có thể thấy rằng :

- Sự tăng lên về tổng tài sản trong những năm qua chủ yếu là do tài sản lưu động của công ty đã tăng lên đáng kể, 190,7 tỷ năm 2008 lên đến 358,6 tỷ năm 2010 (tương ứng mức tăng 65,04%)

- TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng tài sản của công ty (13% tổng tài sản), chủ yếu là tài sản cố định phục vụ cho hoạt động quản lý công ty. Các TSCĐ phục vụ cho hoạt động xây lắp đa số là thuê ngoài (thuê hoạt động và thuê theo khối

Biểu đồ số 3

Nhìn một cách tổng quát, nguồn vốn chủ sở hữu 3 năm qua có xu hướng tăng từ 54,7 tỷ năm 2008 lên đến 77 tỷ năm 2010, nhưng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn qua các năm lại có xu hướng giảm (24,77% xuống còn 18,72%), điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối thấp, có thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn phụ thuộc vào các chủ nợ.

Xem xét khoản nợ phải trả của Vinaconex 25 ta có thể thấy: khoản mục này tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể là: năm 2009 là 200 tỷ tăng 34 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng là 20.51% so với năm 2008 và đến năm 2010 tăng 134 tỷ tương ứng tỉ lệ tăng 66,83% so với năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3

Nợ phải trả tăng mạnh chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 34 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 20,28%) vào năm 2009, và đến năm 2010 thì khoản mục này tăng đến 128,5 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 64,71%). Nguyên nhân làm cho khoản mục nợ ngắn hạn tăng là do:

- Các khoản phải trả cho người bán tăng 17,5 tỷ, với tỷ lệ tăng 48,17% vào năm 2009, và tăng 30,8 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng 57,19% vào năm 2010. Nguyên nhân do uy tín của công ty ngày càng được khẳng định nên số công trình doanh nghiệp nhận thi công càng lớn.

- Người mua trả tiền trước tăng 26,6 tỷ tương ứng mức tăng 103,03% vào năm 2009, và đến 2010 thì con số này tăng 92,3 tỷ đồng (tương ứng 182,39%). Trong bối cảnh hiện nay, nguồn vốn của các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, nên bất cứ một công trình nào muốn thi công thì khách hàng cũng phải ứng trước cho công ty 30% giá

Bảng 4

( Nguồn: Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính- Phòng Tài chính - Kế Hoạch)

Có thể nói trong nợ của doanh nghiệp, thì khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không nhỏ, đây là khoản doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán. Mà chủ yếu là các khoản vay từ ngân hàng. Tuy nhiên khoản mục này trong 3 năm có xu hướng giảm, chủ yếu là giảm từ khoản vay ngắn hạn (từ 73,1 tỷ năm 2008 xuống 54,3 tỷ năm 2010). Nguyên nhân là do đến năm 2009, cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, nên có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư, giảm bớt khoản vay của doanh nghiệp.

Biểu đồ số 4

Năm 2008 tỷ trọng nợ phải trả/tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chiếm 75% thấp hơn so với trung bình nhóm Vinaconex 81%, đây là một lợi thế của công ty. Tuy nhiên trong năm 2009 tỷ số này tăng 78%, và đến 2010 thì tỷ số này bằng với các doanh nghiệp trong nhóm Vinaconex 81%. Tuy khoản vay và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có giảm nhưng khoản vay nợ dài hạn của doanh nghiệp tăng lên đáng kể từ 1,18 tỷ năm 2008 lên đến 7,44 tỷ năm 2010 làm cho hệ số này tăng lên đáng kể khi mà trung bình nhóm Vinaconex lại có xu hướng giảm.

3.Thực trạng tài sản lưu động tại công ty cổ phần Vinaconex 25 3.1. Tình hình phân bổ tài sản lưu động của công ty.

Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả là việc làm

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài:" TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG" pptx (Trang 31 - 62)