(Theo Gustave Le Bon)
hơn nếu bắt đầu cho người đọc biết một ý niệm tổng quát về những hiện tượng tương hệ với linh hồn tập thể, trình bày một vài hiện tượng ý nghĩa nhất và đặc biệt nhất để dùng làm khởi điểm cho những cơng việc tìm tịi về sau. Hai mục tiêu ấy có thể thực hiện một cách tốt đẹp nhất bằng cách dựa vào một cuốn sách danh tiếng của Gustave Le Bon: Tâm lý đám đông (Psychologie des foules).
Thực trạng như thế nào? Sau khi đã xem xét và phân tích những xu hướng, khuynh hướng, bản năng, nguyên nhân và ý hướng của con người, từ hành vi đến thái độ đối với mọi người, tâm lý học gia bỗng thấy xuất hiện một vấn đề cần phải giải đáp khẩn thiết. Tâm lý học sẽ phải giải thích sự kiện lạ lùng sau đây: tâm lý học tưởng rằng đã hiểu được con người, thì đây, trong một vài điều kiện nào đó con người cảm ứng, suy nghĩ và hành động khác hẳn với sự dự đốn của nhà tâm lý học, đó là lúc họ nhập vào đám đơng và tính cách một "trường hợp tâm lý đám đơng". Vậy thì đám đơng là gì? Tự đâu mà đám đơng có mãnh lực ảnh hưởng quyết định đến đời sống tâm thần của cá nhân? Đám đông làm biến đổi tâm thần của cá nhân là biến đổi những gì?
Khoa tâm lý tập thể đứng về phương diện lý thuyết có nhiệm vụ trả lời ba câu hỏi trên đây. Muốn trả lời được trơi chảy thì phải bắt đầu bằng câu hỏi thứ ba. Sự quan sát những biến cải mà đám đông tạo ra cho phản ứng cá nhân chính là những tài liệu dùng để nghiên cứu tâm lý tập thể. Thế nhưng, sự giải thích nào cũng phải bắt đầu bằng sự miêu tả cái gì mình muốn giải thích.
Vậy thì tơi xin nhường lời cho ơng Gustave Le Bon. Ơng nói: "Đám đơng có một nét tâm lý đáng chú ý nhất sau đây: mặc dù những người trong đám đông là người thế nào, cách sống của họ, cơng việc làm của họ, tính tình hay trí tuệ của họ, giống nhau hay khác nhau, nhưng chỉ vì họ hội họp lại thành đám đơng là tự nhiên họ có một thứ linh hồn tập thể. Linh hồn ấy làm cho họ phản ứng, suy nghĩ và hành động khác hẳn lúc họ đứng một mình riêng biệt. Một vài ý tưởng, một vài tình cảm chỉ xuất hiện và biến thành hành động khi nào người ta tụ họp thành đám đông. Đám đông với nét tâm lý đặc biệt của nó là một thực thể lâm thời, có những đơn tố dị biệt nhau, nhưng nhất thời gắn liền lại với nhau, khơng khác gì những tế bào của một con vật sinh sống, tuy mỗi tế bào có một đặc tính nào đó nhưng khi phối hợp lại với nhau chúng làm xuất hiện những đặc tính khác hẳn".
Chúng ta hãy tạm ngừng lại để bình luận. Chúng tơi nhận thấy: mọi người trong một đám đơng đã kết hợp thành một đơn vị thì hẳn là phải có cái gì ràng buộc người nọ với người kia, rất có thể rằng cái gì ràng buộc đó chính là nét đặc biệt của đám đơng. Ơng Le Bon không luận đến điểm ấy, ông bàn sang những sự biến đổi xảy ra cho cá nhân dự vào đám đông và miêu tả một cách rất phù hợp với những nguyên tắc nền tảng về quan niệm tiềm thức của chúng tôi.
"Người ta dễ nhận thấy cá nhân tham dự vào đám đông khác hẳn với cá nhân đơn độc, nhưng tìm ra ngun nhân sự khác biệt ấy khơng phải là dễ. Muốn nhận thấy, trước hết chúng ta phải nhớ rõ sự nhận xét của khoa học tâm lý tân kỳ ngày nay: những hiện tượng tiềm thức đóng vai trị quan trọng bậc nhất không những trong đời sống cơ thể mà cả trong hoạt động trí tuệ. Sinh hoạt tâm thần có ý thức chỉ chiếm một phần rất nhỏ bên cạnh sinh hoạt tiềm thức. Người phân tích tế nhị nhất, người quan sát thấu đáo nhất cũng chỉ khám phá ra một phần nhỏ những nguyên nhân tiềm thức điều động cử chỉ hành động của con người. Những hành động có ý thức của chúng ta tùy thuộc một nền tảng phi ý thức cấu tạo bởi phần lớn những ảnh hưởng truyền thống. Nền tảng phi ý thức đó chứa đựng hằng hà sa số những di tích tổ tiên tạo thành linh hồn giống nòi. Đằng sau những nguyên nhân mà chúng ta thú nhận cịn có những ngun nhân bí hiểm mà chúng ta khơng biết. Phần lớn những hành động hàng ngày của chúng ta là hậu quả của những nguyên nhân kín đáo ở ngồi tầm ý thức của chúng ta". [1]
Ông Le Bon cho rằng trong một đám đông những sở đắc cá nhân đều tiêu tan và cá tính của mỗi người cũng lánh mặt đi. Gia tài tiềm thức của giống nòi chiếm lấy hàng đầu, cái dị biệt tan vào trong cái tương đồng. Chúng tôi cho rằng thượng tầng cơ cấu tâm thần được nhân sự phát triển khác nhau của từng người, tượng tầng cơ cấu ấy bị phá hủy, để lộ cái gốc tiềm thức đồng đều người nào cũng như người nào.
Chính vì thế mà người của đám đơng chỉ là người trung bình. Nhưng ơng Le Bon thấy người của đám đơng cịn có những đặc điểm mới mà trước kia họ khơng có, và ơng tìm cách cắt nghĩa sự xuất hiện những đặc tính mới đó bằng ba yếu tố khác nhau.
"Nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đơng. Ngun nhân thứ nhất là cá nhân dự vào đám đơng, chỉ vì cậy có nhiều người mà thấy mình có sức mạnh vơ địch để thả lỏng cho bản năng muốn gì thì muốn, nếu một mình chắc là họ sẽ nén lịng dục đi. Họ cịn nghe theo bản năng vì đám đơng vơ danh và vơ trách nhiệm, ý thức trách nhiệm đã biến mất hoàn toàn" [2] . Quan điểm của chúng tôi không cần chú trọng nhiều đến sự xuất hiện những nét tính tình mới. Chúng tơi chỉ cần nói rằng con người của đám đơng bị đặt vào những điều kiện làm cho họ không dẹp trừ những khuynh hướng tiềm thức. Những nét tính tình có vẻ mới của họ chính là những phát hiện của cái tiềm thức chứa chấp mầm mống của tất cả cái gì là xấu xa trong linh hồn người ta; trong những trường hợp như thế tiếng nói của lương tâm im bặt hay ý thức trách nhiệm khơng cịn, điều đó khơng có gì là khó hiểu. Đã từ lâu, chúng tơi nói rằng sự thắc mắc về xã hội nhân quân tạo ra cái nhân của ý thức luân lý. [3]
"Nguyên nhân thứ hai là tính cách hay lây của tâm lý đám đơng làm cho những nét tính tình đặc biệt dễ bề xuất hiện và tác động theo chiều hướng nào đó. Sự truyền nhiễm đó là một hiện tượng rất dễ nhận thấy nhưng chưa được giải thích, chúng tơi xếp vào loại những hiện tượng thuộc loại thôi miên sẽ nghiên cứu sau đây. Trong một đám đơng, tình cảm nào, hành động nào cũng hay lây, và hay lây đến độ cá nhân hy sinh dễ dàng quyền lợi của mình cho quyền lợi tập thể. Đó là xu hướng trái với bản chất của con người, và con người chỉ có thể làm được khi họ tham dự vào một đám đông. [4]
"Một nguyên nhân thứ ba, quan trọng hơn, làm cho con người đám đơng có những nét tính tình đặc biệt nhiều khi mâu thuẫn hẳn với họ khi họ sống cơ độc một mình. Tơi muốn nói đến khả năng ám thị, sự truyền nhiễm nói trên kia chỉ là hậu quả của hiện tượng ám thị. Muốn hiểu hiện tượng ấy chúng ta phải nhớ rõ một vài khám phá tân kỳ của sinh lý học. Chúng ta biết rằng sự thơi miên có thể đưa một người vào trạng thái quên hẳn ý thức nhân tính, họ vâng theo mọi cách sai bảo của ông thầy thơi miên và làm những việc trái hẳn với tính tình và thói quen của họ. Hầu như sự quan sát cặn kẽ hơn cho biết rằng cá nhân chìm vào một đám đơng hiếu động, chẳng bao lâu sự hăng say của đám đơng sẽ ngấm vào họ, và cịn nhiều lý do khác nữa, họ bị lôi cuốn vào một trạng thái đặc biệt rất gần với trạng thái mê hoặc hay thôi miên chẳng khác nào bị thơi miên thật. Đời sống tâm trí của người bị thơi miên đã tê liệt hẳn, họ trở thành nô lệ mọi hoạt động tiềm thức do ông thầy thôi miên điều khiển theo ý muốn của ơng thầy. Nhân tính ý thức đã bị tiêu hủy ý chí và sự phân biệt phải trái cũng bị tiêu hủy theo. Tình cảm và ý tưởng bị hướng về một chiều định đoạt bởi ông thầy thôi miên.
"Đại để trạng thái người của đám đông là người vậy. Họ không ý thức được việc làm của họ nữa. Họ cũng như người bị thôi miên, một vài năng lực bị tiêu hủy trong khi một vài năng lực khác có thể bị phấn khích đến tột độ. Ảnh hưởng thơi miên có thể thúc đẩy họ hùng hổ đâm đầu làm một vài việc. Đám đơng cịn hùng hổ lao mình vào mạnh hơn trường hợp người bị thơi miên, vì mọi người đều hăng
say như nhau, họ hỗ tương ám thị nhau thành thử làm bội tăng mức độ ám thị" [5] . "…Như vậy, những điểm đặc biệt về tâm tính người của đám đơng là: ý thức nhân tính tiêu tan, tiềm thức bộc lộ mãnh liệt, tình cảm và ý nghĩ theo sự ám thị và sự truyền cảm mà hướng về một chiều, những ý tưởng bị ám thị có khuynh hướng biến ngay thành hành động. Họ như hóa ra người khác, họ chỉ cịn là một người máy, ý chí khơng cịn đủ sức để hướng dẫn họ nữa" [6] .
Chúng ta trích dẫn hết đoạn này để chứng minh rằng khơng những ơng Le Bon so sánh tình trạng người của đám đơng với tình trạng người bị thơi miên, mà luận điệu của ơng cịn như đồng nhất hóa thực sự hai trạng thái. Chúng tơi khơng có ý khơi lên một cuộc tranh luận, nhưng chúng tôi muốn bàn đến hai lý do cuối cùng làm biến đổi tâm tính người của đám đơng, đó là sự truyền cảm và sự ám thị bội tăng, hai yếu tố ấy hẳn là không nên để cùng ở một mức độ, bởi vì sự truyền cảm lại chính là một hình thức phát lộ của sự ám thị. Hình như ơng Le Bon không phân biệt rõ rệt những hậu quả gây ra bởi hai nguyên nhân ấy. Có lẽ chúng tơi suy diễn tư tưởng của ông đúng hơn như sau: sự truyền cảm (contagion) là kết quả tác động hỗ tương của mọi người trong đám đơng; cịn như hiện tượng ám thị (suggestion) mà ơng đồng nhất hóa với ảnh hưởng thơi miên (hypnose) thì lại có một ngun do khác. Nguyên do nào? Chúng tôi nhận thấy một khuyết điểm trọng đại khi ơng khơng đả động gì đến vai trị của người chủ động lơi cuối quần chúng đồng nhất hóa với mình, cũng như vai trị của ơng thầy thơi miên đối với người bị thôi miên vậy. Tuy ơng để trong bóng tối vai trị chủ động tạo ảnh hưởng ấy nhưng ông đã phân biệt được sự ám thị với sự truyền cảm, người nọ truyền qua người kia và người kia truyền trở lại người nọ làm tăng cường sức ám thị khởi thủy.
Sau đây còn là điểm quan trọng khác, đặc biệt của người tham dự vào đám đơng: "Chỉ vì họ là người của đám đơng mà họ tụt xuống một vài nấc thang văn minh. Ở nhà một mình có lẽ họ là người thức giả, nhưng khi là thành phần của một đám đơng, họ chỉ cịn là một người hành động theo bản năng, nghĩa là mọi rợ. Họ có cái bồng bột, cái bạo lực hung hãn của người bàn cổ, và họ cũng hứng khởi, cũng nổi máu anh hùng như người bàn cổ" [7] . Đoạn sau tác giả nhấn mạnh đặc biệt đến sự giảm thiểu trí thơng minh của người bị sáp nhập vào đám đông [8] .
Bây giờ chúng ta hãy khoan nói đến cá nhân để xem xét linh hồn tập thể như ông Le Bon đã phác họa. Trong sự mơ tả của ơng, khơng có nét nào là phân tâm học khơng tìm ra nguồn gốc và xếp loại cho đúng. Vả chăng ông Le Bon cũng chỉ cho chúng tôi một hướng đi, ông làm nổi bật những nét tương đồng giữa linh hồn đám đông và sinh hoạt tâm thần của người bàn cổ và con nít [9] .
Đám đông bồng bột bất định và dễ nổi nóng. Mọi người hầu như chỉ để cho tiềm thức dẫn dắt mình
[10] . Đám đơng nghe theo những khích động có thể, tùy theo trường hợp, cao cả hay độc ác, hào hùng hay hèn nhát, nhưng bao giờ cũng có tính cách khẩn thiết khiến cho họ dẹp bỏ cả sự ích lợi bảo tồn [11] . Đám đơng khơng có dụng tâm gì cả. Mặc dù người ta tha thiết muốn cái gì người ta cũng khơng tha thiết lâu, người ta khơng thể có ý chí kiên trì được. Người ta muốn cái gì thì muốn thỏa mãn ngay chứ khơng thể chờ đợi được. Họ có cảm tưởng là họ có quyền thế tuyệt đối; đối với người đã sáp nhập vào đám đơng thì khơng có khái niệm "khơng thể được" [12] .
Đám đông dễ bị ảnh hưởng và dễ tin lạ thường, người ta khơng có óc phê bình, người ta khơng cho cái gì là viển vơng. Người ta suy tưởng bằng hình ảnh, hình ảnh nọ gợi lên hình ảnh kia bằng cách liên tưởng, khơng khác nào những trạng thái mà người ta thả hồn theo tưởng tượng, loại bỏ lý trí để phán đốn xem có phù hợp với thực tại hay khơng. Tình cảm của đám đơng bao giờ cũng giản dị và bị phấn khích mạnh. Bởi vậy cho nên đám đơng khơng biết đến ngờ vực, đến bất trắc [13] .
"Đám đơng tiến ngay đến chỗ cực đoan. Điều gì mới nghi ngờ sẽ trở thành hiển nhiên ngay lập tức. Một chút ác cảm mới nhen nhúm bùng ra ngay thành sự căm thù hung bạo" [14] .
Đám đông bị đẩy đến đủ mọi cực đoan và chỉ bị ảnh hưởng bởi những khích động bị phóng đại. Ai muốn tác động đến quần chúng chẳng cần phải có lý lẽ đúng: họ chỉ cần đưa ra những hình ảnh thật lịe loẹt, họ chỉ cần phóng đại và nhắc đi nhắc lại mãi một chuyện. "Điều gì đám đơng đã cho là đúng hay sai thì họ khơng cịn nghi ngờ gì nữa, vả chăng họ biết rõ là họ có sức mạnh, bởi vậy cho nên họ hách dịch và không tha thứ cho ai trái ý họ… Đám đông tôn trọng sức mạnh và ít khi cảm kích vì việc thiện, việc thiện dễ bị coi là sự nhu nhược mềm yếu. Cái họ đòi hỏi ở người anh hùng của họ là sức mạnh và có thể là uy vũ. Họ muốn người cầm đầu thống trị họ, dẫn dắt họ, làm cho họ phải sợ… Đám đơng có bản năng bảo thủ, họ cũng như các dân tộc cổ sơ khư khư giữ rịt thói tục, họ ghê sợ một cách vơ tâm những cái gì mới lạ có thể thay đổi điều kiện sống của họ".
Nếu chúng ta muốn có một ý niệm đúng về đạo đức của đám đơng thì chúng ta phải kể đến sự kiện sau đây: những người đã sáp nhập vào đám đơng thì khơng cịn biết kiêng nể gì nữa, trong khi những bản năng dữ tợn, tàn bạo, phá hoại, vết tích của thời kỳ ăn lơng ở lỗ và vẫn ngủ yên dưới đáy lòng, nay bỗng bùng lên và đòi hỏi thỏa mãn. Nhưng dưới ảnh hưởng của sự ám thị, đám đơng cũng có thể nhẫn nại chịu đưng, vị tha, tận tụy với một lý tưởng. Lợi lộc cá nhân có lẽ gần như nguyên nhân duy nhất thúc đẩy con người hành động khi con người đứng đơn độc, nhưng ít khi lợi lộc đó quyết định hành động của đám đơng. Người ta có thể nói đến một vấn đề đám đơng giáo hóa con người [15] . Trình độ thơng minh của đám đơng bao giờ cũng ở dưới trình độ của cá nhân, cịn như phương diện đạo đức của đám đơng thì có thể vượt mức đạo đức của cá nhân mà cũng có thể tụt xuống thấp hơn nhiều.