Bản năng quần cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tâm học sigmund freud (Trang 62 - 65)

Ảo tưởng giải thích sự bí mật của đám đơng bằng cơng thức nói ở chương trên chẳng bao lâu đã tiêu tan. Chúng tôi phải trở lại với thực tại gay go là xét cho cùng thì chúng tơi quy sự bí mật đám đơng vào bí mật thơi miên, mà sự thơi miên thì xét ra cịn biết bao cạnh khía tối tăm. Đến đây bỗng xuất hiện một vấn đề khác, chính vấn đề khác đó lại chỉ cho biết một lối đi nữa.

Chúng ta phải nói rằng hẳn là những mối liên lạc đặc biệt của một đám đông cũng đủ để cắt nghĩa được tại sao con người thiếu độc lập và sáng kiến, tại sao phản ứng của họ đồng nhất với phản ứng của những người khác trong đám đông, tại sao cá nhân thối lui xuống chỉ cịn một đơn vị của đám đông. Nhưng đám đông, kể cả tồn thể, cũng cịn nhiều đặc điểm nữa: hoạt động trí tuệ hạ thấp, tình cảm tăng cao độ, khơng thể nén lịng, khơng tự chế được, trong những phát hiện tình cảm người ta có khuynh hướng vượt giới hạn và phát ra hành động. Những đặc điểm ấy cũng như đặc điểm khác tương tự đã được Le Bon mô tả rất tinh tường, hẳn là những đặc điểm ấy là dấu hiệu thoái lui hoạt động tâm thần về một giai đoạn thô sơ thuở trước, chúng ta không lạ gì vì đã nhận thấy ở đứa trẻ thơ và người

mọi rợ. Sự thoái lui ấy là đặc điểm của đám đơng thường, cịn như những đám đơng đã có trình độ tổ chức khá thì những nét tính tình thối lui, theo chỗ chúng tôi biết, giảm bớt đi rất nhiều.

Đây là một trạng thái mà tình cảm cá nhân và trí tuệ của mỗi người đều yếu ớt, khơng thể tự mình xác định lấy được nếu khơng dựa vào những biểu lộ tình cảm và trí tuệ của những người khác. Chúng ta nên nhớ rằng bình thường thì trong xã hội lồi người thiếu gì hiện tượng trong đó người ta chỉ ùa theo người khác chứ ít khi có sáng kiến, có can đảm riêng của mình, cịn bị chi phối nhiều bởi linh hồn tập thể tạo ra vì chủng tộc, thành kiến giai cấp, dư luận công chúng, v.v. Ảnh hưởng của sự ám thị đã tối tăm thì lại thêm tối tăm, nếu chúng ta cho rằng ảnh hưởng ấy không những chỉ tác động từ người cầm đầu đến người trong đám đơng, mà cịn tác động qua lại giữa mọi người với nhau, thì chúng ta phải tự trách mình chỉ xét đến liên lạc giữa người cầm đầu với người trong đám đông mà không xét đến một yếu tố khác, sự hỗ tương ám thị.

Đã tự xét mình một cách khiêm tốn như thế, chúng tơi sẵn sàng nghe theo một tiếng nói khác muốn giải thích bằng những nguyên tắc đơn giản hơn. Tơi xin mượn lời giải thích của ơng W. Trotter viết về bản năng quần cư, chỉ tiếc rằng tác giả khơng thốt khỏi ác cảm gây nên vì cuộc Đại chiến [4] .

Ông Trotter căn cứ vào bản năng quần cư (gregariousness) để giải thích những hiện tượng tâm thần đặc biệt của đám đông, bản năng ấy là thiên bẩm đối với người cũng như đối với giống vật. Đứng về phương diện sinh vật học thì tính họp đàn chỉ là một nét vẻ và một hậu quả của tình trạng lồi vật đa bào thượng đẳng, về phương diện lý thuyết libido thì đó là một biểu lộ mới của khuynh hướng libido, những sinh vật có cơ thể y hệt nhau có khuynh hướng họp lại với nhau thành những đơn vị rộng lớn thêm mãi [5] . Cá nhân cảm thấy mình cịn thiếu thốn khi họ chỉ có một mình. Sự lo sợ của con nít là một biểu lộ của bản năng quần cư. Chống đối lại đoàn cũng tương đương với lìa khỏi đồn và bởi vậy cho nên người ta lo ngại mà tránh. Nhưng một đồn vẫn khước từ cái gì mới mẻ, khơng quen. Bản năng quần cư là một bản năng nguyên thủy không thể tỉa tách ra được nữa (Which cannot be split up). Theo Trotter thì những bản năng sau đây là bản năng nguyên thủy: bản năng bảo tồn, bản năng dinh dưỡng, bản năng dục tính và bản năng quần cư. Bản năng quần cư thường hay đối lập với những bản năng khác. Cảm tưởng tội lỗi và ý thức bổn phận là hai đặc điểm của một con vật sống họp đàn. Trotter cũng quy về bản năng quần cư những sức mạnh đàn áp mà nhà phân tâm học khám phá ra, nhân đó mà có sự chống cự của con bệnh trong lúc ơng thầy trị bệnh cho họ. Tiếng nói có tầm quan trọng vì nhờ nó mà những cá nhân trong một đoàn hiểu được nhau, phần lớn cá nhân trong một đồn căn cứ vào tiếng nói để đồng nhất hóa mình với cá nhân khác.

Le Bon cũng nhấn mạnh đặc biệt đến những đám đông tụ họp chốc lát. Mc Dougall nhấn mạnh đến đồn thể ổn cố, cịn Trotter tập trung sự nhận định vào những đoàn thể phổ quát nhất của lồi người và ơng cố gắng tìm ra những căn bản tâm lý. Nhân những nhận xét của ông, Boris Sidis đã quy bản năng quần cư vào hiện tượng ám thị, cũng may mà làm như vậy cũng là thừa; đó là cách giải thích theo một mẫu lạ hoắc, khiếm khuyết, theo tơi thì đảo ngược lại mà nói rằng ám thị là một sản phẩm của bản năng quần cư có lẽ cịn xi tai hơn.

Nhưng vì nhiều lẽ người ta có thể nói rằng sự giải thích của Trotter dành một chỗ quả ít ỏi cho vai trò của người cầm đầu trong đám đơng, cịn như chúng tơi lại muốn cho rằng không thể thiếu được bản chất của đám đông, nếu không kể đến người cầm đầu. Nói chung thì bản năng quần cư khơng để chỗ cho người cầm đầu, người cầm đầu chỉ xuất hiện trong đám đơng một cách ngẫu nhiên; ngồi ra người ta cịn khơng hiểu tại sao bản năng ấy lại tạo cho con người nhu cầu có một ơng trời, trong đoàn người

ấy thiếu một thầy pháp. Vả chăng, người ta có thể lấy bằng tâm lý để bắt bẻ quan niệm của Trotter, người ta có thể minh thị, ít ra một cách đại khái, rằng bản năng quần cư không phải là không tỉa tách ra làm nhiều phần được, nó khơng có tính cách ngun thủy tương đương với bản năng bảo tồn và bản năng dục tính.

Dĩ nhiên, khơng dễ gì mà theo dõi sự phát sinh cá thể của bản năng quần cư. Trotter cho rằng sự sợ hãi của đứa trẻ đứng một mình là bản năng quần cư bộc lộ, nhưng thiết tưởng chúng ta có thể giải thích ổn thỏa hơn bằng cách khác. Sự sợ hãi ấy là sự biểu lộ một thị dục khơng được thỏa mãn, đứa trẻ muốn có mẹ, sau này nó muốn gần những người quen thộc, sự ước muốn ấy nó khơng hiểu nguyên nhân và bản chất và nó chỉ biết biến thành lo sợ [6] . Nó khơng thỏa mãn nếu chỉ thấy khơng có bất cứ người nào trong "đồn", trái lại sự lo sợ của nó tăng thêm khi thấy người lạ. Vả chăng, trong một thời gian khá lâu, đứa trẻ khơng hề có bản năng quần cư hay ý thức tập thể. Bản năng ấy và ý thức ấy chỉ thành hình dần dần, đó là hậu quả của mối liên lạc cha con, mẹ con và của sự phản ứng trước tính ghen tỵ đối với em nó mới ra đời. Đứa trẻ sẽ chẳng ngần ngại gì mà gạt bỏ em nó để tước đoạt quyền của em; nhưng cha mẹ yêu các con đồng đều, vả chăng nó cũng khơng giữ mãi được thái độ ác cảm ấy mà khơng tai hại cho nó, bởi vậy các con đều đồng nhất hóa lẫn với nhau, rồi thành hình một ý thức cộng đồng, sau này trường học làm phát triển thêm ý thức cộng đồng ấy. Từ sự phản ứng ấy thốt thai một sự địi hỏi đầu tiên là sự công bằng, ai cũng cần được đãi ngộ như người khác. Chúng ta biết rằng ở nhà trường nhu cầu cơng bình của trẻ em mạnh mẽ đến mức nào. Vì mình khơng thể là kẻ được mến u và ưu đãi hơn ai thì bất nhược đừng ai được biệt đãi nữa, ai cũng được đãi ngộ như ai. Thiệt là khó tin rằng sự ghen tị lại có thể biến thành liên đới đối với những trẻ em cùng ngồi trên ghế nhà trường nếu người ta khơng thấy có những trường hợp tương tự đã xảy ra vào dịp khác. Một đám phụ nữ thích thơ mộng cùng mê một chàng ca sĩ hay nhạc sĩ hợp thời xúm xít lại quanh chàng này khi tan buổi trình diễn. Hẳn là cơ nào cũng có lý lẽ để ghen với những cơ khác, nhưng vì các cơ đơng q khơng ai có thể đoạt lấy chàng trai một mình, tất cả đều chịu bỏ vậy, đáng lẽ cào đầu bứt tóc nhau, họ đành chỉ hoan hơ thần tượng sng và chia nhau một mớ tóc của thần tượng lấy khước cũng cho là mãn nguyện rồi. Mới đầu là tình địch, sau họ đồng nhất hóa với nhau, thơng cảm nhau trong mối tình chung với một đối tượng duy nhất. Khi một tình trạng cảm động có thể kết liễu bằng nhiều cách (phần nhiều như thế) giải pháp hay dù là giải pháp nào có thể đem lại chút thỏa mãn, được dùng đến vì trên thực tế khơng dung hịa được với sự thực hiện mục tiêu.

Tất cả những tâm trạng khác sau này người ta nhận thấy hiệu năng trong đời sống xã hội thí dụ như sự đồng lịng, tinh thần đồn thể, v.v. đều do sự ghen tị mà ra. Không ai được hơn ai, tất cả phải làm như thế và cùng có như thế. Sự cơng bình xã hội có nghĩa là người ta nhường nhịn cái gì đó để mọi người đều nhường nhịn cái đó, khơng được địi hỏi. Chính sự địi hỏi cơng bình ấy là nguồn gốc của ý thức xã hội và ý thức bổn phận. Phân tâm học cho ta biết một sự bất ngờ nữa rằng sự đòi hỏi ấy là nguồn gốc của cái gọi là "sợ truyền bịnh cho người khác" của những người mắc bệnh giang mai; họ lo sợ và họ phải cố gắng chống lại ý muốn tiềm thức đổ bệnh cho người khác, họ lý luận rằng: tại sao một mình họ mắc bệnh và khơng được hưởng trong khi những người lành mạnh được tự do hưởng những khoái lạc ấy?

Câu chuyện lý thú về một vụ xử kiện của Salomon cũng có nghĩa như thế: vì con của một người đàn bà này chết thì những người đàn bà khác khơng được có con sống. Vua biết người nào có con chết cũng vì đã căn cứ vào ý muốn tiềm thức đó.

Như vậy, ý thức xã hội đặt nền móng trên sự ghen ghét nguyên thủy, sự ghen ghét nguyên thủy biến thành sự thương mến tích cực, nhưng thực ra đó chỉ là sự đồng nhất hóa. Vì chúng tơi theo dõi sự biến

chuyển ấy từ lúc khởi thủy cho nên chúng tôi nhận thấy hình như sự biến chuyển diễn ra dưới ảnh hưởng của tình thương mến chung đối với một người ở ngồi nhóm người ấy. Sự phân tích của chúng tơi khơng được đầy đủ, nhưng cũng đủ để cho chúng tơi làm nổi bật sự địi hỏi cơng bình triệt để. Bàn về hai đám đông quy ước là tôn giáo và quân đội, chúng ta đã thấy đặc điểm chính là mọi người đều được một người cầm đầu thương yêu như nhau.

Nhưng chúng ta khơng nên qn rằng sự địi hỏi cơng bình chỉ là sự địi hỏi của những phần tử đám đông chứ không áp dụng với người cầm đầu. Mọi người đều ngang nhau nhưng chúa chịm thì phải hơn, phải thống trị tất cả bọn. Nhiều người ngang nhau, có thể đồng nhất hóa với nhau, và một người ở trên hết: đó là tình trạng của mọi đám đơng có sinh khí. Bởi vậy cho nên chúng tơi xin mạn phép sửa đổi quan niệm của Trotter: người là con vật sống thành đàn, nghĩa là một phần tử của một đồn có chúa chịm cầm đầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tâm học sigmund freud (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)