Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trải qua hơn 6 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, Công ty CP PMJ đã tìm được cho mình những đối tác xuất khẩu. Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty CP PMJ Việt Nam giai đoạn từ 2017-2019:
Bảng 3.4.2. Bảng kim ngạch xuất khẩu Công ty CP PMJ (2017-2019)
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Năm 2017 2018 2019
Kim ngạch xuất khẩu 45.47 49,12 51,98
(Nguồn: Phịng Xuất nhập khẩu Cơng ty cung cấp)
Dựa vào bảng số liệu trên phía cơng ty cung cấp, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng gia tăng, cụ thể năm 2018 tăng 8,02% ứng với 3,65 tỷ đồng so với năm 2017 và năm 2019 tăng 5,82% ứng với 2,86 tỷ đồng so với 2018. Điều này cho thấy tình trạng xuất khẩu của cơng ty có sự gia tăng, phát triển, là một tín hiệu đáng mừng cho cơng ty CP PMJ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2019, sự gia tăng này khơng nhiều bằng từ năm 2017 đến 2018, có thể thấy được sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty đang có dấu hiệu đi xuống. Cơng ty cần có thêm những giải pháp, quyết định kịp thời triển khai để hoạt động xuất khẩu được cải thiện phát triển tốt hơn.
3.4.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Bảng 3.4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty CP PMJ (2017 – 2019)
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Thị trường
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị (Tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Trung Quốc 17.56 38,61 18,67 38 19,36 37,24 Nhật Bản 11,23 24,69 12,58 25,61 13,22 25,43 Châu Phi 9,14 20,1 10.72 21,82 11,01 21,18 Anh 2.72 5,98 3,74 7,61 4,12 7,92 Khác 5,65 12,42 3,41 6,94 4,27 8,21 Tổng 45,47 100 49,12 100 51,98 100
(Nguồn: Phịng XNK cơng ty cung cấp)
Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu quen thuộc, đứng đầu và chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây. Đây là thị trường gần gũi về địa lý, có mối quan hệ làm ăn lâu dài và tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của cơng ty.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu theo các thị trường qua các năm không quá biến động. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu theo các năm 2017-2019 lần lượt là 17,56 tỷ VNĐ - 18,67 tỷ VNĐ - 19,36 tỷ VNĐ; tương ứng với tỉ trọng 38,61%- 38%- 37,24% . Có thể thấy tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phụ gia nguyên liệu nhựa sang Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm từ 2017 đến 2019, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các thị trường khác ngày càng tăng lên dần (Châu Phi). Ngồi Trung Quốc, cơng ty cịn xuất khẩu sang Châu Phi, Anh và cũng đạt được nhiều thành công nhất định.
3.4.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 3.4.4. Bảng kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng chủ yếu của Công ty PMJ giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
STT Mặt hàng 2017 2018 2019
1 Hạt TAICAL 18,34 18,97 19,53
2 Hạt nhựa màu 14,58 16,65 17,39
3 Phụ gia hỗ trợ gia công 3,66 4,37 4,85
4 Các loại phụ gia khác 8,89 9,13 10,21
(Nguồn: Phịng XNK Cơng ty cung cấp)
Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu trên cũng có sự biến động. Ta có thể thấy, Hạt TAICAL được lựa chọn xuất khẩu nhiều nhất trong các loại phụ gia của công ty, tuy nhiên theo bảng trên, mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu lại tăng không nhiều theo từng năm. Cụ thể năm 2018 so với năm 2017 tăng 3,43%, năm 2019 so với năm 2018 tăng 2,95%, thay vào đó các mặt hàng như hạt nhựa màu, các loại phụ gia khác lại có dấu hiệu tăng trưởng cao hơn. Bên cạnh đó, hạt nhựa màu đứng thứ 2 cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng dần theo các năm.
3.4.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường Trung Quốc của Công ty
- Giải pháp nghiên cứu, mở rộng thị trường của công ty ở Trung Quốc
Khách hàng của công ty ở thị trường Trung Quốc chủ yếu là những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty. Công ty luôn cố gắng đáp ứng tốt nhất u cầu của đối tác do đó, những cơng ty đã có quan hệ làm ăn với cơng ty thường sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Đây được xem như một thế mạnh của cơng ty vì giữ uy tín và tạo được hình ảnh đẹp trong ấn tượng của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, thị phần của công ty ở thị trường này chưa phải là lớn. Do các yếu tố cạnh tranh cả trong và ngoài nước về giá cả và chất lượng. Với các doanh nghiệp Trung Quốc, họ thường coi trọng giá cả hơn so với các yếu tố khác. Chính vì vậy, tuy giá đã được niêm yết trên thị trường, xong Công ty CP PMJ vẫn phải đối mặt với những cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước cùng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có lợi thế về giá hơn cả.
Cơng ty rất chú trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu để làm vật liệu, phụ gia nhựa. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn hàng đầy đủ cho công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu được thuận lợi và giá cả hợp lý, cơng ty thường tiến hành thu mua sau đó xử lí qua rồi bảo quản trong kho, khi có đơn hàng, chỉ cần xuất kho và chế tạo theo yêu cầu về kích thước của nhà nhập khẩu.
Để đáp ứng được mặt hàng chất lượng như thị trường Trung Quốc yêu cầu, Công ty cũng đã đầu tư trang thiết bị, máy móc kĩ thuật hiện đại và tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất những mặt hàng tốt nhất như: máy nghiền siêu mịn, các loại máy nghiền thủy lực, máy tráng phủ.
- Giải pháp xúc tiến và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Trung Quốc
Giao tiếp xúc tiến bán hàng trong kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động rất quan trọng. Công ty cũng chú trọng vào việc thực hiện công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại để quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của công ty tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên vì chưa có văn phịng đại diện tại Trung Quốc nên việc tiếp cận thị trường này cịn chưa thuận lợi.
Bên cạnh đó, cơng ty cịn tham gia các hoạt động xã hội để đưa tên tuổi của công ty được biết đến rộng rãi cũng như một hình thức nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Hàng năm, công ty tổ chức cho nhân viên tham gia vào các hoạt động từ thiện: đến từ hiện tại các làng trẻ mồ côi và người già neo đơn, làm hoạt động từ thiện ở khu vực xung quanh cơ sở sản xuất của công ty…
3.5. Đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng phụ gia nhựa sang thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần PMJ
3.5.1. Những thành công đạt được
- Về chất lượng sản phẩm: Công ty sản xuất ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, đáp ứng được tất cả những yêu cầu của khách hàng đặt ra. Sản phẩm của công ty thường đảm bảo đúng yêu cầu trong hợp đồng, Do đó, khách hàng đã có quan hệ đối tác với công ty thường trở thành khách hàng trung thành của công ty.
- Về công tác xúc tiến thương mại: Giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới là phương châm của công ty
- Về đào tạo nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân viên của Công ty Cổ phần PMJ ln nhiệt tình, hăng hái, chăm chỉ, có trách nhiệm và dày dạn kinh nghiệm, có thể
ứng biến và xử lý tình huống nhanh chóng. Ban Giám đốc Cơng ty thường xun đi đến nhà xưởng dưới Hưng Yên, cùng với các đại diện phòng ban, để trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, rút kinh nghiệm, nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho người lao động khi thực hiện công việc của mình.
- Về nguồn vốn: Cơng ty đã có mối quan hệ lâu dài với các ngân hàng từ khi còn là Ban xuất khẩu của Tổng công ty. Tiếp bước trên nền tảng cũ, mối quan hệ làm ăn của công ty với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho công ty dễ dàng khi huy động vốn cho hoạt động xuất khẩu.
- Về cơng tác sản xuất : Cơng ty có nhà xưởng trang thiết bị kĩ thuật đầy đủ, sở hữu dây chuyền đồng bộ, tồn bộ dây chuyền máy móc thiết bị của Công ty đều dựa trên công nghệ của các nhà sản xuất máy hàng đầu trên thế giới. Ngồi ra, cơng ty có sử dụng cơng nghệ sản xuất tự động hóa và công nghệ thông tin, có thể sản xuất nhiều phương pháp như: ép, thổi, tạo màng, dệt, kéo sợi…. công cụ hỗ trợ làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, cảnh báo nhanh các rủi ro có thể gặp phải, giảm chi phí, giảm hao hụt nguyên vật liệu, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.
3.5.2. Những hạn chế
Mặc dù đã cố gắng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng công ty vẫn khơng tránh khỏi có những vướng mắc, những tồn tại. Những tồn tại của công ty được thể hiện dưới những điểm sau:
- Chất lượng sản phẩm của công ty chưa được nâng cao rõ.
- Cơng tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng chưa đạt hiệu quả. - Hoạt động marketing xuất khẩu ở thị trường này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Website của cơng ty cịn khá sơ sài, mang tính giới thiệu chung chung, gây khó khăn cho q trình đối tác tìm hiểu và liên hệ mua hàng.
- Công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm , hình ảnh của cơng ty chưa được đẩy mạnh. Thương hiệu của cơng ty ít được biết đến trên thị trường quốc tế.
- Hạn chế trong việc đáp ứng các lô hàng lớn, một số đơn hàng lớn cơng ty cịn chưa đáp ứng về thời gian xuất hàng, các vướng mặc trong quá trình sản xuất chưa được giải quyết tốt. Năng suất lao động tại các xưởng còn hạn chế.
3.5.3. Nguyên nhân tồn tại
- Do cơng ty cịn đang trong q trình mở rộng quy mơ nên việc đáp ứng chưa kịp một số đơn hàng lớn là điều khó tránh khỏi.
- Thiếu vốn là vấn đề mà cơng ty ln ln gặp phải, nó làm hạn chế việc đầu tư của công ty cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm,
hình ảnh của cơng ty cũng như việc đầu tư cho công nghệ, nhân lực để đáp ứng các đơn hàng lớn gặp khó khăn.
- Cơng ty chưa có phịng Marketing, chưa có đội ngũ lao động chuyên sâu về mảng marketing và am hiểu thị trường Trung Quốc, điều này sẽ khiến việc quảng bá sản phẩm, xúc tiến bán hàng sẽ khó khăn hơn. Cơng ty chưa thực sự nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động marketing xuất khẩu, do đó, chưa chú trọng vào hoạt động này.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG PHỤ GIA NHỰA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN PMJ
4.1. Định hướng phát triển xuất khẩu của Công ty Cổ phần PMJ trong thời gian tới
- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động - Tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật
- Tăng cường phối hợp quản lý giữa các phòng ban với nhau để tránh những rủi ro khơng đáng có trong q trình sản xuất sản phẩm.
- Đầu tư nâng cấp các dây chuyền cơng nghệ hiện có và nhập thêm dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển công nghệ thông tin ứng dụng vào hoạt động kinh doanh
- Duy trì mối quan hệ kinh doanh với các đối tác lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Phi, Anh,…cũng như các nhà cung ứng, để đảm bảo tốt hoạt động cung ứng sản phẩm kịp thời cho tất cả các đơn hàng
- Khơng ngừng tìm kiếm những đối tác mới, các thị trường mới
- Đưa các cán bộ quản lý cơng ty tham gia các khóa đào tạo về thị trường, về các nghiệp vụ chun mơn, đáp ứng tình hình mới.
4.1.1. Định hướng phát triển của ngành phụ gia nhựa
Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay ngành Nhựa gần 4.000 doanh nghiệp, phần lớn trong số đó là DN tư nhân (chiếm 99,8% tổng số DN tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam). Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng ngày càng phổ biến; đặc biệt, trong một số lĩnh vực nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống như xây dựng, điện - điện tử…
Không chỉ khẳng định ở thị trường trong nước, các sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ… Đặc biệt, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước châu Á khác (thuế trung bình từ 8 - 30%). Do đó, đây sẽ là điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp nhựa Việt Nam tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
- Về sản phẩm
•Cần đa dạng hoá mặt hàng là chiến lược phát triển mặt hàng của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Công ty xác định phải đổi mới mặt hàng, đa dạng hố tính năng để làm phong phú cơ cấu mặt hàng của công ty nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của người nhập khẩu, tạo cho họ nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi mua sản phẩm của cơng ty.
•Về chất lượng sản phẩm, cơng ty xác định cung cấp dịng sản phẩm trung cấp trở lên để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Chiến lược cạnh tranh mà công ty hướng tới áp dụng là chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm trên cơ sở tương quan với giá cả.
- Về đầu tư và phát triển sản xuất
•Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật mà thị trường Trung Quốc yêu cầu để tránh những trường hợp rủi ro cơng ty có thể phải chịu thiệt hại, đền bù tổn thất.
•Cơng ty cần thực hiện chủ trương đẩy mạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho công ty, tăng khả năng kiểm soát thị trường cũng như là để xây dựng thương hiệu của mình ở thị trường Trung Quốc. Việc tăng cường xuất khẩu trực tiếp sẽ làm giảm bớt khâu trung gian, giúp hàng hố nhanh chóng đến được tay người tiêu dùng với giá sát với giá gốc. Mặt khác, tăng cường xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp công ty tiến gần hơn đến việc xác lập kênh phân phối của chính mình và có thể sử dụng hệ thống này để quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu này sẽ nhanh chóng giúp cơng ty đạt được chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu.
- Về mơi trường
•Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với các chiến lược phát triển ngành nguyên liệu nhựa và các quy định pháp luật về mơi trường.
•Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới cơng nghệ trong ngành ngun liệu, phụ gia nhựa theo hướng thân thiện với mơi trường.
•Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.
Thị trường Trung Quốc là thị trường chủ yếu và trọng điểm xuất khẩu của cơng ty, vì vậy phía cơng ty
- Để đạt được chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu mục tiêu, công ty sẽ chủ trương đẩy mạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho cơng ty, tăng khả năng kiểm sốt thị trường cũng như là để xây dựng thương hiệu