Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc điều trị nội trú tại khoa Dịch kính - Võng mạc, Bệnh viện Mắt TW.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh được chẩn đoán bong võng mạc nằm điều trị tại khoa Dịch kính - Võng mạc và được phẫu thuật bong võng mạc.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt, sẵn sàng tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh kèm các tổn thương khác của mắt gây cản trở tới thăm khám và điều trị.
Người bệnh suy tim, tâm phế mãn, mắc bệnh tâm thần. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021.
Địa điểm nghiên cứu:
Tại khoa Dịch kính - Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương. 2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang 2.4. Cỡ Mẫu và chọn mẫu
Chọn toàn bộ người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc đang điều trị tại khoa Dịch kính - Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 12/2020 đến tháng 03/2021.
Trong 4 tháng đã lựa chọn được 84 người bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.
2.5. Cơng cụ, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá
2.5.1. Xây dựng bộ câu hỏi thu thập số liệu
Căn cứ để xây dựng bộ câu hỏi (phụ lục 1) đó là:
Tài liệu “Nghiên cứu điều trị 292 trường hợp bong võng mạc” Nội san nhãn khoa 2002 và “Quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật” được Bộ Y Tế phê duyệt và ban hành năm 2003.
Bộ câu hỏi được xây dựng gồm có 48 câu và chia thành 8 phần đó là thơng tin chung của người bệnh, kiến thức của người bệnh về tuân thủ điều trị bệnh bong võng mạc, thông tin khác liên quan đến việc thực hiện sự tuân thủ điều trị.
Phần I: Thông tin chung của người bệnh gồm 5 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 5 bao gồm địa chỉ, dân tộc,trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Phần II: Tiền sử của người bệnh bong võng mạc gồm 6 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 6 bao gồm các thông tin các tiền sử bệnh lý đi kèm với bong võng mac như cận thị, chấn thương mắt, bong dịch kính sau, phẫu thuật mắt khác như thay thể thuỷ tinh, phẫu thuật bong võng mạc trước đây và số lần phẫu thuật.
Phần III: Chẩn đoán gồm 7 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 7 bao gồm những thông tin về thị lực khi người bệnh vào viện, nhãn áp khi vào viện, thời điểm xuất hiện và phát hiện triệu chứng bong võng mạc, chẩn đoán bị bong võng mạc, vị trí vết rách, phương pháp phẫu thuật.
Phần IV: Tình trạng mắt sau phẫu thuật gồm 9 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 9 bao gồm thông tin số ngày sau phẫu thuật tại thời điểm lấy phiếu điều tra, tình trạng mắt, tình trạng vết mổ, tình trạng bán phần trước và tình trạng võng mạc sau phẫu thuật.
Phần V: Tuân thủ điều trị gồm 8 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 8 bao gồm thông tin về sự phối hợp tuân thủ y lệnh của bác sĩ điều trị về tư thế nằm, tư
thế đầu, chế độ sử dụng thuốc tra và uống, chế độ ăn, sinh hoạt và chế độ chăm sóc vệ sinh mắt sau phẫu thuật.
Phần VI: Kiến thức của người bệnh gồm 4 câu, từ câu 1 đến câu 4 gồm các thông tin về sự hiểu biết của người bệnh về các dấu hiệu của bệnh bong võng mạc.
Phần VII: Chăm sóc của điều dưỡng gồm 5 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 5 gồm thơng tin về sự chăm sóc của điều dưỡng.
Phần VIII: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc gồm 4 câu, từ câu 1 đến câu 4 gồm các yếu tố ảnh hưởng đến người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc như: thị lực, nhãn áp, tư thế nằm sau phẫu thuật….
2.5.2. Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá
Tuân thủ điều trị bệnh bong võng mạc: Gồm 8 câu hỏi từ câu 5.1 đến câu 5.8 gồm tuân thủ về tư thế nằm của người bệnh, chế độ uống thuốc, tra thuốc, chế độ ăn, chế độ ngủ, vệ sinh mắt. Trong đó, mỗi một người bệnh sẽ có một tư thế nằm sau phẫu thuật. Tuân thủ tư thế nằm đúng có tầm quan trọng trong việc phịng biến chứng sau phẫu thuật bong võng mạc. Tư thế của người bệnh sau phẫu thuật phân theo 3 mức độ:
Tuân thủ tư thế tốt: Khi người bệnh tuân thủ tư thế điều trị 4-6 lần/ngày. Tuân thủ tư thế kém: Khi người bệnh tuân thủ thư thế điều trị 2-4 lần/ngày. Không tuân thủ tư thế: Khi người bệnh tuân thủ tư thế điều trị <2 lần/ngày. Kiến thức về bệnh bong võng mạc: Gồm 4 câu, từ câu 6.1 đến câu 6.4. Câu 6.2, câu 6.3 nhiều lựa chọn. Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời 0 điểm. Tổng điểm tối đa 10 điểm. Sau đó, phân loại 2 mức độ kiến thức đạt và kiến thức chưa đạt. Người bệnh có kiến thức đạt khi đạt ≥ 50% tổng số điểm. Kiến thức chưa đạt khi người bệnh đạt < 50% tổng số điểm.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu viên kết hợp cùng 03 điều dưỡng trưởng nhóm có năng lực tại khoa Dịch kính - Võng mạc để phỏng vấn người bệnh và thu thập số liệu.
Số liệu sẽ được thu thập trực tiếp dựa trên bộ công cụ được thiết kế sẵn với các nội dung đo lường kiến thức, tuân thủ điều trị bệnh bong võng mạc của người bệnh
Nhóm nghiên cứu tập huấn thống nhất với điều tra viên về nội dung triển khai nghiên cứu
Địa điểm thu thập số liệu: tại phòng bệnh nhân khu nhà B, khoa Dịch kính - Võng mạc.
Thời điểm: sau khi người bệnh phẫu thuật ngày thứ 2. Các bước thu thập số liệu
Bước 1: Lập danh sách và lựa chọn người bệnh đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.
Bước 2: Điều tra viên tiếp cận người bệnh, giải thích cho người bệnh về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, đồng thời cam kết với người bệnh tồn bộ thơng tin mà người bệnh cung cấp trong phiếu điều tra chỉ phục vụ cho nghiên cứu và được giữ kín. Người bệnh có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể ngừng tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào. Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì điều tra viên cho người bệnh ký vào phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 20 phút/ người bệnh.
Bước 4: Rà sốt đảm bảo mọi thơng tin trong phiếu điều tra khơng bị bỏ sót.
2.7. Các biến số nghiên cứu
STT Biến số Định nghĩa Phân loại
Phương pháp thu thập, kỹ
thuật thu thập thơng
tin I Nhóm thơng tin chung về người bệnh
1 Nơi ở Là nơi người bệnh đang sinh sống
Nhị phân
Phỏng vấn
2 Giới tính
Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới
Nhị phân
Quan sát
3 Tuổi
Thời gian đã qua kể từ khi sinh đến thời điểm hiện tại (năm) Rời rạc Phỏng vấn 4 Trình độ học vấn Là lớp/hệ học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh đã theo học
Thứ tự
Phỏng vấn
5 Nghề nghiệp
Là công việc đang làm hoặc mang lại thu nhập chủ yếu cho bản thân người bệnh
Định danh
Phỏng vấn
II Kiến thức của người bệnh về tuân thủ điều trị bệnh bong võng mạc
6
Kiến thức về bệnh bong võng
mạc có điều trị khỏi
Là kiến thức của người bệnh về việc điều trị bệnh bong võng mạc: tầm quan trọng, dấu hiệu, các yếu tố nguy cơ của bệnh bong võng mạc
Nhị phân
STT Biến số Định nghĩa Phân loại Phương pháp thu thập, kỹ thuật thu thập thông tin III Thực hành của người bệnh về tuân thủ điều trị bệnh BVM 7 Tuân thủ điều
trị bong võng mạc
Là việc thực hiện sự tuân thủ tư thế nằm, tuân thủ thuốc, ăn uống, hạn chế kích thích, vệ sinh mắt đúng theo yêu cầu của bác sĩ sau phẫu thuật bong võng mạc
Thứ tự Phỏng vấn
IV Chăm sóc của nhân viên y tế
8 Chăm sóc của nhân viên y tế
Là những hành động của nhân viên y tế nhằm hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh giúp người bệnh sớm khoẻ lại.
Danh mục Phỏng vấn
V Thông tin khác liên quan đến việc thực hiện tuân thủ điều trị
9 Yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc Là những yếu tố gia đình hoặc tiền sử bệnh mắt của người bệnh nên ảnh hưởng rất nhiều đến sự tuân thủ của người bệnh
Định danh Phỏng vấn
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập số liệu được kiểm tra và làm sạch; sau đó, được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 4.0 và phân tích bằng phần mềm Stata 14.0
Sử dụng thuật toán thống kê: Mean, mode, median để tính giá trị trung bình.
Sử dụng thuật toán thống kê: Tần số, tỷ lệ % và Chi-square để xác định mối liên quan giữa 2 biến định tính.
Mức độ tin cậy trong nghiên cứu này là 95%. 2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (QĐ số: 348/GCN-HĐĐĐ) và được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương trước khi tiến hành nghiên cứu.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu tự nguyện đồng ý tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.
Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thơng tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.
Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, khơng dùng vào mục đích nào khác.
2.10. Hạn chế của nghiên cứu Thời gian nghiên cứu ngắn. Thời gian nghiên cứu ngắn. Số lượng cỡ mẫu nhỏ.
2.11. Sai số và cách khắc phục sai số
2.11.1. Sai số
Do đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên gặp những sai số sau: Sai số do công cụ đo lường.
Sai số do điều tra viên giải thích chưa rõ câu hỏi hoặc do người bệnh chưa hiểu rõ nội dung câu hỏi.
2.11.2. Biện pháp khắc phục
Đối với bộ công cụ:
Bộ câu hỏi khi xây dựng dùng từ ngữ dễ hiểu, rõ ràng để đối tượng nghiên cứu dễ trả lời.
Khi phỏng vấn cần giải thích rõ ràng những câu hỏi mà đối tượng nghiên cứu chưa hiểu rõ.
Khảo sát thử (30 đối tượng) để kiểm tra tính phù hợp và hiệu chỉnh lại bộ câu hỏi.
Đối với sai số do nghiên cứu viên và do người bệnh:
Tập huấn kỹ phương pháp điều tra cho những người cùng tham gia để thống nhất cách điều tra.
Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu.
Hướng dẫn cho đối tượng cách trả lời bộ câu hỏi một cách rõ ràng trước khi tiến hành điền vào bộ câu hỏi.
Đối với sai số do quá trình nhập liệu: Làm sạch số liệu bị thiếu hoặc những số
liệu không hợp lý trước khi nhập liệu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 84 người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc đang điều trị tại khoa Dịch kính - Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021, nhóm nghiên cứu thu được kết quả sau:
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi Nội dung Nội dung Tổng số Tỉ lệ (%) Tuổi trung bình Nhóm tuổi Min: 12 Max: 87 TB= 50,79± 16,971 < 18 5 5,96 18 - 40 18 21,43 41 - 60 32 38,10 > 60 29 34,52 Tổng số 84 100
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh ở độ tuổi từ 41-60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 38,10%. Độ tuổi dưới 18 chiếm tỉ lệ thấp nhất 5,96%. Tỉ lệ người bệnh trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ 34,52%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,79. Độ tuổi nhỏ nhất tham gia nghiên cứu là 12, lớn tuổi nhất là 87.
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Nam giới có tỉ lệ cao hơn chiếm 63,10% . Nữ giới chiếm 36,90% .
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn Nội dung Tổng số Tỉ lệ (%) Nội dung Tổng số Tỉ lệ (%) Đại học 12 14,29 Cấp III 28 33,33 Cấp I-II 44 52,38 Mù chữ 0 0,00 Tổng số 84 100
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn cấp I - II chiếm tỉ lệ cao 52,38%. Trình độ học vấn cấp III chiếm tỉ lệ 33,33%. Trình độ đại học chiếm tỉ lệ thấp nhất 14,29%. Khơng có đối tượng nào trong nghiên cứu này không biết chữ.
Bảng 3.3. Đặc điểm về khu vực sinh sống
Khu vực sống Tổng số Tỉ lệ (%)
Thành thị 34 40,47
Nông thôn 50 59,53
Nhận xét: Người bệnh sống ở khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn (59,53%) so với tỉ lệ người bệnh sống ở khu vực thành thị (40,47%).
Bảng 3.4. Đặc điểm về nghề nghiệp
Nội dung Tổng số Tỉ lệ (%)
Cán bộ 17 20,23
Học sinh - sinh viên 12 14,29
Tự do 22 26,20
Nội trợ 5 5,95
Làm ruộng 28 33,33
Tổng số 84 100
Nhận xét: Nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỉ lệ cao nhất 33,33%. Người bệnh làm nghề tự do chiếm tỉ lệ 26,20%. Người bệnh là cán bộ, chiếm tỉ lệ 20,23%. Nhóm người bệnh là học sinh - sinh viên chiếm tỉ lệ 14,29%. Tỉ lệ thấp nhất trong số đối tượng nghiên cứu là nội trợ, chiếm tỉ lệ 5,95%.
3.2. Các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
3.2.1.Tình trạng thị lực và nhãn áp của người bệnh khi vào viện: Bảng 3.5. Tình trạng thị lực của người bệnh khi vào viện
Thị lực Số lượng NB Mắt bị bong võng mạc Tỉ lệ ( %) Sáng tối (ST) (+) 2 2,38 Bóng bàn tay (BBT) 17 20,24 Đếm ngón tay (ĐNT) < 3m 45 53,57 Đếm ngón tay (ĐNT) 3m - < 20/200 5 5,95 20/200 - < 20/ 100 7 8,33 20/100 – ≤ 20/50 8 9,52 > 20/50 0 0,00 Tổng số 84 100
Nhận xét: Thị lực của các mắt nghiên cứu đã giảm trầm trọng, có đến 76,19% số mắt bị mù từ sáng tối (ST) (+) đến đếm ngón tay (ĐNT) < 3m.
Bảng 3.6. Tình trạng nhãn áp của người bệnh khi vào viện
Nhãn áp Mắt bị bong võng mạc Số lượng NB Tỉ lệ (%) Thấp (≤ 16 mmHg ) 16 19,05 Bình thường (16-24 mmHg ) 67 79,76 Cao ( ≥ 24mmHg ) 1 1,19 Tổng số 84 100
Nhận xét: Số mắt có nhãn áp bình thường chiếm tỉ lệ cao là 79,76%. Số mắt có nhãn áp thấp và mắt mềm (không đo được nhãn áp) chiếm tỉ lệ 19,05%. Người bệnh có nhãn áp cao chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,19%.
3.2.2. Tình trạng bong võng mạc :
Bảng 3.7. Nguyên nhân bong võng mạc
Nội dung Số mắt Tỉ lệ (%)
Bong võng mạc có rách 73 86,90
Cận thị 21 25,00
Chấn thương 14 16,67
Nhận xét: Chủ yếu người bệnh bị bong võng mạc nguyên phát có rách, chiếm tỉ lệ 86,90%. Bong võng mạc do cận thị chiếm tỉ lệ 25,00% và do chấn thương chiếm 16,67%.
Bảng 3.8. Thời gian phát hiện bong võng mạc
Thời gian Số NB ( n ) Tỉ lệ (%)
≤ 1 tuần 71 84,50
1 tuần - ≤ 1 tháng 13 15,60
Tổng số 84 100
Nhận xét: Phần lớn người bệnh đều phát hiện sớm bong võng mạc dưới 1 tuần (84,50%), người bệnh từ 1 tuần đến dưới 1 tháng chiếm tỉ lệ 15,60%.
Bảng 3.9. Vị trí vết rách
Nội dung Mắt bị bong võng mạc
Số lượng NB Tỉ lệ (%)
Mũi trên 20 23,81
Thái dương trên 25 29,76
Thái dương dưới 14 16,67
Hậu cực 25 29,76
Tổng số 84 100
Nhận xét: Vị trí hay gặp vết rách là vùng thái dương trên và hậu cực, chiếm tỉ lệ tương ứng đều là 29,76%. Tỉ lệ vết rách vùng mũi trên là 23,81%. Vùng thái dương dưới ít gặp hơn chiếm tỉ lệ 16,67%.