ông chẳng cần biết!”.
- Thái độ kiên quyết từ chối cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài
một nẻo”, sống nhờ thân xác của người
khác cho thấy tâm hồn trong sạch, ngay thẳng, tự trọng của Hồn Trương Ba.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
*Mục tiêu/ Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Liên hệ, vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn
+ Nâng cao ý thức gìn giữ phẩm chất, lối sống lành mạnh, tốt đẹp - Phương pháp/ Kĩ thuật: Thực hành/ Vấn đáp
*Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt + Sau khi học xong bài này, theo
anh/chị, con người ta cần phải sống như thế nào?
+ Suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp: Cuộc sống của con người thật
quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi cịn quý giá hơn. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài
hòa giữa tâm hồn và thể xác.
HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ DẶN DÒ *Mục tiêu/ Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học *Mục tiêu/ Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Ghi nhớ bài học
+ Chuẩn bị cho bài học tiết sau - Phương pháp/ Kĩ thuật: Thực hành
*Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy Dặn dò: Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS làm sơ đồ tư duy
IV. KẾT QUẢ
1. Phiếu khảo sát học sinh sau khi học bài (Thực hiện với lớp 12C, 12E)
PHIẾU KHẢO SÁT
Bài 1: Sau khi học bài này, em thích thú điều gì nhất?
Bài 2 (Bài tập trong phần Luyện tập của Thiết kế dạy học): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ơng Đế Thích ạ, tơi khơng thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì khơng ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi muốn được là tơi tồn vẹn.
Đế Thích: Thế ơng ngỡ tất cả mọi người đều được là mình tồn vẹn ư? Ngay cả tơi đây. Ở bên ngồi, tơi đâu có được sống theo những điều tơi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hồng nữa, chính người lắm khi cũng phải khn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ơng đã tan rữa trong bùn đất, cịn chút hình thù gì của ơng đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tơi sống, nhưng sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.149)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới
thiệu vài nét về thể loại đó.
Câu 3. Thái độ của Hồn Trương Ba trước vấn đề “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” được thể hiện như thế nào? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Hồn Trương Ba.
Bài 3: Sau khi học xong bài này, em thấy “chìa khóa” giúp em khám phá
thể loại kịch là gì?
2. Kết quả thực nghiệm
Sau khi phát phiếu khảo sát và chấm bài cho học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Với Bài tập 1: Đa số học sinh thấy thích thú với việc được tham gia trực tiếp, chủ động vào hoạt động với các tình huống giáo viên tạo ra trên lớp: đọc diễn cảm theo vai, diễn kịch, tham gia trò chơi, tham gia hoạt động “cơng đoạn”…, từ đó, các em tự mình rút ra kiến thức của bài học cũng như thấy tự tin hơn trước đám đơng, thích thú khi khám phá ra một phần năng lực trong con người mình.
* Với Bài tập 2: Đa số học sinh giới thiệu được những nét cơ bản nhất trong đặc trưng thể loại kịch: mâu thuẫn, hành động, ngơn ngữ… Từ đó, các em vận dụng để làm Câu hỏi 3 trong Bài tập 2 rất tốt. Cụ thể:
STT LỚP SĨ SỐ ĐIỂM GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU 1 12C 28 7 12 9 0 2 12E 41 19 21 1 0 * Với Bài tập 3:
Đa số học sinh nắm được “chìa khóa” để khám phá tác phẩm nói chung, kịch nói riêng chính là đặc trưng thể loại.
Như vậy qua thực nghiệm, ta thấy tác dụng rõ rệt của viêc dạy học theo đặc trưng thể loại mà chúng tôi đề ra và áp dụng vào bài dạy. Nhìn một cách tồn diện, học sinh hứng thú với bài học, chủ động trong việc tự tìm hiểu kiến thức, biết vận dụng kiến thức đã học vào việc khám phá những tác phẩm khác củng thể loại.
3. Kết luận rút ra từ kết quả thực nghiệm
đều, ở cả từng cá nhân học sinh và từng lớp học. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học thực nghiệm đã thu được kết quả cao và tương đối đồng bộ.
Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, dạy học theo đặc trưng thể loại, phát triển năng lực học sinh là một hướng đổi mới hiệu quả, thực sự tích cực hóa q trình học tập và rèn luyện được những kĩ năng “chìa khóa” cần thiết cho các em, để từ đó, học sinh có thể tự tin tìm hiểu tác phẩm cùng thể loại, hứng thú hơn khi chủ động, sáng tạo và tự mình phát hiện ra khả năng của mình. Chính vì vậy, dạy học theo hướng này cần được triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ hơn đến tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, điều đó địi hỏi cần có sự cố gắng, nỗ lực và đầu tư về thời gian và công sức của cả giáo viên cũng như học sinh. Có như vậy, chất lượng dạy học Ngữ văn nói riêng và dạy học các mơn khoa học khác trong nhà trường phổ thông mới thực sự được đổi mới và nâng cao.
Do thực nghiệm chưa được triển khai trên diện rộng, thời gian thực nghiệm cịn eo hẹp, khó có thể khẳng định được chắc chắn về tính khách quan của kết quả thực nghiệm. Mặc dù vậy, những kết quả thực nghiệm trên đây đã cho thấy những giả thuyết đặt ra trong đề tài của chúng tôi bước đầu đã đi đúng hướng. Qua đây, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nội dung kiến thức mà một phần quan trọng còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, vấn đề quỹ thời gian ln là vấn đề nan giải nhất, cần có sự phân định quỹ thời gian thích hợp để có thể tiến hành dạy học tác phẩm theo cách đổi mới có hiệu quả.